Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều

 - Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian

 - Vận dụng để tính được vận tố trung bình trên một đoạn đường

 - Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời được những câu hỏi trong bài

2. Kĩ năng:

- Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được qui luật của chuyển động đều và không đều.

3. Thái độ:

 - Tập trung, nghim tc, hợp tc khi thực hnh thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

 - Mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm : máng nghiêng , bánh xe Măcxoen, đồng hồ có kim giây (hay đồng hồ điện tử)

 - Tranh vẽ bảng 3.1

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngy soạn : 29/08/2010
Tuần 3 - Tiết 3 
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều
 - Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian
 - Vận dụng để tính được vận tố trung bình trên một đoạn đường
 - Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời được những câu hỏi trong bài
2. Kĩ năng: 
- Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được qui luật của chuyển động đều và không đều.
3. Thái độ:
 - Tập trung, nghim tc, hợp tc khi thực hnh thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
 - Mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm : máng nghiêng , bánh xe Măcxoen, đồng hồ có kim giây (hay đồng hồ điện tử) 
 - Tranh vẽ bảng 3.1
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Vận tốc là gì? Nêu công thức và đơn vị của vận tốc?
- Làm sao để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm?
- Làm bài tập 2.3 – SBT
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- Một chiếc ôtô đi từ A đến B, vận tốc của ôtô thay đổi như thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A đến khi dừng ở B?
- Vậy khi nói ôtô có vận tốc v = 36 km/h là vận tốc lúc nào?
- Như vậy chuyển động của vật có thể có vận tốc khác nhau, Căn cứ vào vận tốc người ta chia ra hai loại chuyển động: chuyển động đều và chuyển động không đều. Đó là nội dung chúng ta tìm hiểu trong tiết học này.
- HS suy nghĩ nêu được 3 giai đoạn:
+ Ở A: vận tốc nhanh dần
+ Từ A đến B: đi đều
+ Ở B: dừng lại, vận tốc giảm.
- HS đoán: vận tốc lúc giữa A và B.
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều.
-Yêu cầu HS đọc C1 và quan sát H 3.1 – SGK/11
-Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm và đặc biệt tập cho các em biết xác định quãng đường liên tiếp mà trục bánh xe lăn được trong những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp.
+ Thả cho bánh xe lăn từ trên đỉnh máng nghiêng xuống. Hãy dự đoán xem chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng và máng ngang có gì khác nhau?
- Cho HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả đo các quãng đường đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau.
- Căn cứ vào kết quả, yêu cầu HS tính vận tốc của bánh xe trên các quãng đường liên tiếp AB -> DE.
- Để xác định vận tốc ta sử dụng công thức nào? Đo những đại lượng nào?
- Trên máng nghiêng, vận tốc của bánh xe có đặc điểm gì? Và trên máng ngang?
- GV: Trong thí nghiệm trên, ta thấy có hai loại chuyển động: trên máng nghieng có vận tốc tăng dần( thay đổi),trên máng ngang chuyển động có vận tốc gần như không đổi.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1.
- GV thông báo khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Yêu cầu HS đọc SGK và chép vở
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời C2.
I. Định nghĩa:
- HS hoạt động theo nhóm. Làm thí nghiệm theo hình 3.1 SGK : Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp trên máng nghiêng AB và máng ngang DF
- HS điền vào bảng 3.1
- HS tính vận tốc sau khi làm thí nghiệm xong.
- HS: Sử dụng công thức v = 
- HS: Trên máng nghiêng: vận tốc tăng dần.
Trên máng ngang: vận tốc gần như bằng nhau.
- C1 : Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 3 s, trục lăn được các quãng đường AB, BC, CD không bằng nhau và tăng dần, còn trên đoạn DE, EF là chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3 giây trục lăn được những quãng đường bằng nhau.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- C2: a.chuyển động đều
+ b,c,d là chuyển động không đều
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- Trong thí nghiệm trên, ta thấy đoạn AD vận tốc xe tăng dần: chuyển động là biến đổi. Vậy trên Ab,BC,CD là chuyển động đều hay không đều? Vận tốc mà ta đo được là vận tốc của chuyển động nào?
- GV: đối với vận tốc không đều giá trị vận tốc liên tục thay đổi. Để xác định chuyển động nhanh hay chậm ta chỉ tính trung bình. Trung bình trong mỗi giây vật đi được một quãng đường là bao nhiêu gọi là vận tốc trung bình.
- Vậy tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường theo công thức nào?
- Yêu cầu HS thực hiện câu C3.
- Như vậy trong một chuyển động không đổi, vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau có giá trịbằng nhau không?
- GV: Mỗi khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường nào.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- HS: - Đoạn AB,BC,CD: chuyển động không đều, vận tốc vẫn tăng.
- HS: không phải là vận tốc của chuyển động đều cũng không phải là vận tốc của chuyển động không đều.
- HS: v = 
- HS làm câu C3: Trục bánh xe chuyển động nhanh dần.
- HS: có giá trị khác nhau.
Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng.
* Củng cố:
- Sự khác nhau giữa chuyển động đều và chuyển động không đều là gì?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc các câu C4, C5, C6, C7.
- GV gợi ý, hướng dẫn cho HS, yêu cầu cá nhân giải bài.
- GV giới thiệu công thức tính :
Lưu ý : Không tính Vtb bằng cách tính trung bình cộng vận tốc trên từng đoạn đường.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện C4, C5, C6.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện bài làm của HS.
- Cho HS về nhà làm câu C7.
III. Vận dụng:
- Đọc các câu vận dụng.
- Cá nhân HS giải bài.
- C4: Chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
- C5: 4m/s - 2,5m/s – 3,3 m/s.
- C6: s = 150 km.
- C7
Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi.
- Làm bài tập 3.1 – 3.7 SBT.
- Chuẩn bị bài 4.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm : 
..
................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc