Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Thị Hương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

2. Kĩ năng:

- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tự giác, có ý thức xây dựng bài, có hứng thú học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: 1 máng nghiêng có độ nghiêng thay đổi, 1 đồng hồ bấm giây, 1 xe lăn.

2. Học sinh: nghiên cứu trước nội dung SGK.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Ngày soạn: 25/08/2014
Tiết: 03
Ngày dạy: 03/09/2014
BÀI 3
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
2. Kĩ năng: 
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
 3. Thái độ:
 	- Nghiêm túc, tự giác, có ý thức xây dựng bài, có hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 1 máng nghiêng có độ nghiêng thay đổi, 1 đồng hồ bấm giây, 1 xe lăn.
2. Học sinh: nghiên cứu trước nội dung SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học
8A1:..
8A2:..
8A3:..
8A4:..
8A5:..
8A6:..
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu khái niệm về vận tốc, vận tốc cho biết điều gì ? Viết công thức tính vận tốc 
3. Tiến trình:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều
- Cho HS nghiên cứu SGK
 ? Chuyển động đều và chuyển động không đều có đặc điểm gì khác nhau.
- Cho HS lấy ví dụ cho từng loại 
- GV làm thí nghiệm như hình 3.1. Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường chuyển động sau 3 giây liên tiếp. 
- Y/C HS làm C1
- GV nhận xét và kết luận 
- Cho HS làm C2
- HS nghiên cứu SGK
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển khôngđộng đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian
- 2 HS lấy ví dụ 
- HS chú ý quan sat thí nghiêm để trả lời câu hỏi.
- C1: Chuyển động đều trên đoạn DF. Chuyển động không đều trên đoạn AD
- C2: Chuyển động của đầu cánh quạt đang chạy ổn định là chuyển động đều. Chuyển động còn lại là chuyển động không đều 
I - Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển khôngđộng đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
C1: 
- Chuyển động đều trên đoạn DF
- Chuyển động không đều trên đoạn AD
C2:
- Chuyển động của đầu cánh quạt đang chạy ổn định là chuyển động đều.
- Chuyển động còn lại là chuyển động không đều.
Hoạt động 2: Xác định công thức tính vận tốc trung bình
- GV giới thiệu và chỉ rõ công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
? Y/c HS thực hiện câu C3.
-HS ghi nhớ
- C3: 
Từ A đến D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần.
II – Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
 S1 + S2 + S3 + .
Vtb =
 t1 + t2 + t3 + .
Chú ý: Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.
Hoạt động 3: Vận dụng
? Y/c HS thực hiện câu câu C4
? Hướng dẫn HS thảo luận nhóm hoàn thanh các câu C5, C6.
C4: chuyển động của ô tô là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
HS tiến hành thảo luận nhóm 
C5: 
Vận tốc của xe trên quãng đường dốc là: 4m/s
Vận tốc của xe trên quãng đường bằng là: 2,5m/s
Vận tốc của xe trên cả hai quãng đường là: 3,3m/s
C6: 
- Quãng đường đoàn tàu đi được là:
S = V. t 
S = 150 km / h
III – Vận dụng 
C4: Khi nói ô tô chạy từ HN đến HP với vận tốc 50 km /h là nói vận tốc trung bình.
C 5: 
- Vận tốc của xe trên quãng đường dốc là:
- Vận tốc của xe trên quãng đường bằng là
- Vận tốc của xe trên cả hai quãng đường là
Vtb = 3,3 m/s
C6: 
- Quãng đường đoàn tàu đi được là:
S = V. t 
S = 150 km / h
IV. CỦNG CỐ:
? So sánh chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu cong thức tính vận tốc trung bình.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Dặn HS học bài cũ và làm bài tập trong SBT. Yêu cầu HS xem lại kiến thức về lực ở lớp 6
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc