Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Văn Thủy

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.

 Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.

 Xác định được vận tốc trung bình bằng thí nghiệm

2. Kỹ năng:

Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều.

3. Thái độ:

Chú ý, biết quan sát, phán đoán trong công việc. Có tính hợp tác.

Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập.

II. Câu hỏi quan trọng:

 + Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?

+ Độ lớn của vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định như thế nào? công thức tính?

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .......
Ngày giảng: ........ Tiết 03
 ....
 ....
 ......................................................
:(
Bài 3
ChuyÓn ®éng ®Òu – chuyÓn ®éng kh«ng ®Òu.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.
 Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
 Xác định được vận tốc trung bình bằng thí nghiệm
2. Kỹ năng:
Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều.
3. Thái độ:
Chú ý, biết quan sát, phán đoán trong công việc. Có tính hợp tác. 
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập.
II. Câu hỏi quan trọng:
	+ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
+ Độ lớn của vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định như thế nào? công thức tính?
III. Đánh giá:
+Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài
+Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế
	+Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say.
IV. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
1 Máng nghiêng
1 bánh xe có trục quay
1 đồng hồ điện tử
1 bảng nhóm.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập.
Học bài được giao, đọc trước bài mới, máy tính bỏ túi. 
V. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 
Thời gian: 1 phút
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Kiểm tra sĩ số lớp
+Lớp trưởng báo cáo
 Sĩ số:
Lớp 8A:.......................................
Lớp 8B:.......................................
Lớp 8C:.......................................
Lớp 8D:.......................................
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
	+Mục đích: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của HS, lấy điểm KT thường xuyên
	+Thời gian: 4 phút
	+Phương pháp: Vấn đáp, làm việc cá nhân.
	+Phương tiện, tư liệu: SGK.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đặt câu hỏi kiểm tra.
+Nhận xét, hợp thức hoá các câu trả lời, các bài tập.
+H1: Giải bài tập 2.3. SBT-T5
+H2: -Độ lớn vận tốc cho biết gì ?Viết công thức tính vận tốc, giải thích các kí hiệu và đơn vị của các đại lượng trong công thức.?
-Một máy bay bay với vận tốc v= 800 km/h. Điều đó cho iết gì?
+Bài 2.3:
t = 10 - 8 = 2h , s = 100 km. v=? ( km/h) ( m/s) 
v = = 50 ( km/h)
Hoặc: v = 14 ( m/s)
+Độ lớn của vận tốc, công thức (sgk)
+Một giờ máy bay đi được quãng đường 800km.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới.
 +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài 
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đưa ra một số ví dụ được coi là chuyển động đều, chuyển động không đều
?)Vậy chuyển động đều và chuyển động không đều được định nghĩa như thế nào?
+Lớp: Theo dõi, lắng nghe
+Cá nhân: Suy nghĩ về câu hỏi cử GV
4. Hoạt động 4: Định nghĩa.
 +Mục đích: Hiểu được thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều.
 +Thời gian: 10 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, thảo luận nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, 1 máng nghiêng, 1 bánh xe có trục quay, 1 đồng hồ điện tử.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK
?)Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
+Giới thiệu định nghĩa khác của chuyển động đều: Trong những khoảng thời gian như nhau thì vật phải đi được nhuãng quãng đường bằng nhau
+Giới thiệu dụng cụ, nội dung TN. Biểu diễn TN cho HS quan sát
+Giới thiệu bảng kết quả TN: Bảng 3.1-SGK
+Yêu cầu HS trả lời câu C1 
+Tổ cức cho HS trả lời miệng câu C2
?)Lấy ví dụ về chuyển động đều, chuyển động 
không đều?
+Cá nhân: Đọc SGK
+Cá nhân: Nêu định nghĩa
+Lớp: Theo dõi, quan sát GV làm TN
+Lớp: Quan sát bảng kết quả TN
+Nhóm : Thảo luận, trả lời C1 và giải thích kết quả
 +Cá nhân: Trả lời miệng câu C2
+Cá nhân: Lấy ví dụ
I- Định Nghĩa:
 (SGK - T11)
*)Thí nghiệm: 
 (SGK)
+Dụng cụ:
+Mục đích:
+Nội dung:
C1:
+ Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của trục bánh xe không đều.
+ Trên quãng đường DE, EF chuyển động đều.
C2:
a: Chuyển động đều.
b, c, d: Chuyển động không đều
5. Hoạt động 5: Vận tốc TB của chuyển động không đều.
 +Mục đích: Nắm được cách xác định và công thức tính vận tốc trung bình.
 +Thời gian: 13 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, làm việc cá nhân.
+Phương tiện, tư liệu: SGK 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?)Tính trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét trên các đoạn đường AB, BC, CD? 
+Giới thiệu: Vận tốc trung bình của xe lăn trên mỗi đoạn.
?)Vậy vận tốc trung bình trên cả đoạn AD =?
?)Vậy để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường chuyển động nào đó, ta làm như thế nào?
+Yêu cầu HS giải C3:
?)Nhận xét gì về cách tính của một bạn: 
 = 0,049 (m/s)?
*Lưu ý:
-Vận tốc trung bình trên các đoạn đường chuyển động không đều thường khác nhau.
-Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường.
->Ta có:
vtb(AB) =0,017 m/s.
vtb(BC) =0,05 m/s.
vtb(CD) =0,08 m/s.
+Theo dõi, lắng nghe
->vtb(AD)==0,05(m/s)
-> Cá nhân: Viết công thức tính vtb
+Cá nhân: Giải C3
->Cách tính của bạn là trung bình cộng các vận tốc chứ không phải vận tốc trung bình 
+Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ
II- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
+Công thức tính: 
 s: Quãng đường đi
 được
 t: Thời gian đi hết 
 quãng đường
C3: 
->Từ A đến D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần đều.
6. Hoạt động 6: Vận dụng.
 +Mục đích: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập.
 +Thời gian: 10 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động nhóm.
 +Phương tiện, tư liệu: SGK.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS giải C4
+Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải C5, C6
+Tổ chức cho HS thảo luận
+Kết luận chung, chốt lời giải và phương pháp giải bài
+Cá nhân: Giải C4
+Cá nhân khác: Nhận xét
+Nhóm: Thảo luận giải C5, C6
 Nhóm 1, 2: Giải C5
 Nhóm 3, 4: Giải C6
->Báo cáo kết quả trên bảng nhóm.
+Lớp: Thảo luận nhận xét
+Lắng nghe, ghi nhớ
III- Vận dụng:
C4: 
+Chuyển động của Ôtô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. 
+v = 50km/h là vận tốc trung bình của xe.
C5:
 Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là:
 Vận tốc của xe trên đoạn đường ngang:
 Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường:
C6: Quãng đường tàu đi được: 
s = v.t
s = 30.5= 150(km)
7. Hoạt động 7: Củng cố
 +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
 +Thời gian: 3 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp	
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?)Qua bài học, cần khắc sâu kiến thức nào?
+Tổng quát hoá nội dung bài học. 
 Nhấn mạnh: Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
+Chốt lại kiến thức chính của bài
* Ghi nhớ:
 (SGK- T13) 
8. Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
 +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*)Hướng dẫn HS học ở nhà:
+Học bài trong vở ghi và SGK
+Bài tập: 3.1 -> 3.4.SBT
+Xem lại khái niệm lực ở lớp 6*)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau:
+Xem trước bài “Biểu diễn lực”
+Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ.
VI. Tài liệu tham khảo:
	SGK, SBT, SGV Vật Lí 8
VII. Rút kinh nghiệm:
+Nội dung: .....
 +Phương pháp:.........
+Phương tiện: ......
+Tổ chức: ....
+Kết quả: ..... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Nguyễn Văn Thủy - Trường THCS Hạ Long.doc