I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
2. Kĩ năng:
- Đo được thể tích vật rắn không thấm nước
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Bình tràn, bình chia độ, vật rắn không thấm nước
2. Học sinh:
- Vật rắn không thấm nước, bát to, cốc, bảng 4.1
Ngày soạn: 9/9/2012 Ngày giảng: 12/9/2012 Tiết 3: đo thể tích vật rắn không thấm nước I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước 2. Kĩ năng: - Đo được thể tích vật rắn không thấm nước 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Bình tràn, bình chia độ, vật rắn không thấm nước 2. Học sinh: - Vật rắn không thấm nước, bát to, cốc, bảng 4.1 III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định: (1') 2. Kiểm tra: (4') Câu hỏi: làm bài 3.5 trong SBT ? Đáp án: Bài 3.5: a, ĐCNN: 0,1 cm3 b, ĐCNN: 0,5 cm3 3. Bài mới: hoạt động của gv & hs nội dung * Hoạt động 1: Đặt vấn đề - GV: Đưa ra tình huống như trong SGK. - HS: Lắng nghe và đọc tình huống trong SGK. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. GV: Hướng dẫn Hs quan sát hình vẽ 4.2 và cho Hs trả lời câu hỏi C1 trong Sgk để tìm hiểu về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi dùng bình chia độ. HS: Trả lời câu C1. GV: Hướng dẫn Hs quan sát hình vẽ 4.3và cho Hs trả lời câu hỏi C2 trong Sgk để tìm hiểu về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi dùng bình chia độ. HS: Trả lời câu C2. GV: Hướng dẫn Hs thảo luận theo nhóm và hoàn thành kết luận trong câu C3. HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành C3 trong Sgk. GV: Chốt lại kiến thức. GV: Phát dụng cụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn Hs tiến hành đo thể tích của vật rắn không thám nước đã chuẩn bị. HS: làm TN và thực hành Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này. II. cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. 1. Dùng bình chia độ C1: thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước dâng lên so với ban đầu bao nhiêu thì đó là thể tích của hòn đá. 2. Dùng bình tràn. C2: thả hòn đá vào bình tràn, nước dâng lên sẽ tràn sang bình chứa. Đem lượng nước này đổ vào bình chia độ ta thu được thể tích của hòn đá. * Rút ra kết luận: C3: a, . thả chìm dâng lên .. b, . thả tràn ra . 3. Thực hành. a, chuẩn bị. - Bình chia độ, bình tràn, bình chứa, ca đong - Vật rắn không thấm nước - kẻ bảng 4.1 b, Ước lượng thể tích của vật (cm3) và ghi vào bảng c, đo thể tích của vật. Vật cần đo thể tích Dụng cụ đo Thể tích ước lượng (l) Thể tích đo được (cm3) GHĐ ĐCNN .. .. .. .. 4. Luyện tập củng cố: - GV: Yêu cầu Hs hoàn thành các câu C8, C9, C10, C11, C12 trong SGK - HS: Cá nhân HS hoàn thành theo hyêu cầu của GV. - C4: lưu ý là phải đổ đầy nước vào bình tràn trước khi thả vật và khi đổ nước từ bát sang bình chia độ thì không để nước rơi ra ngoài hay còn ở trong bát. - C5: Cho Hs về nhà tự làm - C6: Cho Hs về nhà tự làm - Gv yêu cầu HS hệ lthống kiến thức bài học. - Hs hệ thống kiến thức bài học. - Gv hệ thống kiến thức bài học. 5. hướng dẫn học tập ở nhà:(3') - Gv đánh giá kết quả học tập của học sinh - Gv hướng dẫn Hs tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. - Gv đánh giá, nhận xét chung và xếp loại giờ học. - Gv hướng dẫn Hs học tập ở nhà: - VN học bài và làm bài tập từ 4.1 đến 4.4 trong SBT. - Đọc và nghiên cứu trước bài 5: "Khối lượng. Đo khối lượng"
Tài liệu đính kèm: