i. mục tiêu: giúp học sinh đạt được:
- nêu được các đặc điểm chung của lngành chân khớp
- giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp
- nêu được vai trò của lớp sâu bọ.
- rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ mẫu vật.
- rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- giáo dục ý thức bảo vệ đvcó lợi
ii. phương tiện dạy học:
- bảng phụ có nội dung bảng 1, 2, 3/sgk
- tranh hoặc phim trong h 29.1-29.6/sgk
- bảng học nhóm.
Tiết 30 - Bài 29: đặc điểm chung & vai trò của ngành chân khớp I. Mục tiêu: Giúp học sinh đạt được: - Nêu được các đặc điểm chung của lngành chân khớp - Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp - Nêu được vai trò của lớp sâu bọ. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ mẫu vật. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ ĐVcó lợi II. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ có nội dung bảng 1, 2, 3/SGK - Tranh hoặc phim trong H 29.1-29.6/SGK - Bảng học nhóm. III. Tiến trình bàI học: A. Kiểm tra bàI cũ: Không b. Giới thiệu bàI mới: Ngành chân khớp rất đa dạng, nhưng chúng đều có những đặc điểm chung nhất của ngành. Chúng ta cùng timd hiểu sự đa dạng và những đặc điểm chung đó qua bài học 29. c. Các hoạt động dạy học: 1. Đặc điểm chung ngành chân khớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu: Quan sát H29.1- 29.6 / SGK Thảo luận nhóm Trả lời câu hỏi lệnh v/SGK, GV nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm - HS: Quan sát H29.1- 29.6 / SGK Thảo luận nhóm HS: Các nhóm trình bày ý kiến - GV thống nhất đáp án, chốt kiến thức: Đặc điẻm chung ngành chân khớp: phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay thế vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với thể. Vỏ kitin vừa che chởbên ngoài vừa làmchỗ bám cho cơ, do đó được coi như là bộ xương ngoài. - HS: nghe giảng tự sửa sai tự ghi chép 2. Sự đa dạng của ngành chân khớp a. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu: HS nhớ lại kiến thức đã học Hoàn thành nội dung bảng 1/SGK - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV - GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 số HS - HS: Một số HS trình bày ý kiến - GV thống nhất đáp án và chốt kiến thức: - HS: theo dõi, tự sửa sai, tự ghi chép Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống Tên đại diện Môi trường sống Các phần cơ thể Râu Số đôi chân ngực Cánh Nước Nơi ẩm Cạn Số lượng Không có Không có Có Giáp xác (Tôm sông) x 2 2 đôi 5 đôi x Hình nhện (nhện) x 2 x 4 đôi x Sâu bọ (chấu chấu) x 3 1 đôi 3 đôi x b. Đa dạng về tập tính. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu: HS nhớ lại kiến thức đã học Hoàn thành nội dung bảng 2/SGK - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV HS: Một số HS trình bày ý kiến - GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 số HS - - GV thống nhất đáp án và chốt kiến thức. - HS: theo dõi Tự sửa sai ,tự ghi chép Đa dạng về tập tính Các tập tính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu Kiến Ong mật Tự vệ, tấn công x x x x x Dự trữ thức ăn x x x Dệt lưới bắt mồi x Cộng sinh để tồn tại x Sống thành xã hội x x Chăn nuôi động vật khác x Đực, cái nhận nhau qua tín hiệu x Chăm sóc thế hệ sau x x x 3. Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu: HS đọc thông tin SGK và nhớ lại kiến thức các bài học trước Hoàn thành bảng 3/SGK - HS: HS đọc thông tin SGK Hoàn thành bảng 3/SGK Một số HS trả lời - GV thống nhất đáp án và chốt kiến thức: - HS: theo dõi, tự ghi chép Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp Lớp ĐV Tên đại diện có ở địa phương Có lợi Có hại Lớp Giáp xác Tôm càng xanh Tôm sú Cua đồng ..... Thực phẩm Xuất khẩu Thực phẩm Lớp Hình Nhện Nhện chăng lưới Nhện đỏ Cái ghẻ Ve bò ... Bắt sâu bọ có hại Hại cây trồng Gây bênh cho người Gây bênh cho ĐV Lớp Sâu bọ Châu chấu Bướm Ong mật Kiến Ve sầu... Thụ phấn cho cây Thụ phấn cho cây Bắt sâu bọ có hại Hại cây trồng Hút nhựa cây d. Củng cố và hoàn thiện. - Đọc ghi nhớ - Trả lời câu hỏi cuối bài Dặn dò về nhà - Học thuộc bài - Trả lời câu hỏi cuối bài vào vở bài tập - Chuẩn bị trước bài học 31 - Chuẩn bị mẫu vật: cá chép
Tài liệu đính kèm: