Tiết 39, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Kĩ năng

 - Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng ngộ độc thức ăn.

3.Thái độ: Giáo dục HS ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .

4. Tích hợp BVMT và TKNL:

- Sử dụng thực phẩm an toàn.

- Có thái độ phê phán và ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn thực phẩm.

 

docx 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4534Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 39, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 – Tiết: 39	 Ngày soạn: 01/01/2015
	Ngày dạy: 13/01/2015
Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Kĩ năng
 - Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng ngộ độc thức ăn.
3.Thái độ: Giáo dục HS ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
4. Tích hợp BVMT và TKNL: 
- Sử dụng thực phẩm an toàn.
- Có thái độ phê phán và ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Ÿ Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên, tài liệu liên quan.
 Ÿ Đồ dùng: Tranh trong SGK, tranh ảnh có liên quan.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung trong SGK. 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1: Hãy nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau?
- Thay thế thức ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo ngon miệng. (4đ)
- Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi. (5đ)
- VD: 100g thịt = 100g cá » 2 quả trứng. (1đ)
- Vở ghi sạch đẹp (1đ)
Câu 2: Nếu ăn thiếu hoặc thừa chất đạm cơ thể người sẽ như thế nào?
Thiếu chất đạm trầm trọng:
Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển chậm hoặc ngừng phát triển, cơ bắp yếu, bụng phình todễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trí tuệ kém phát triển. (6đ)
Thừa chất đạm:
Gây bệnh béo phì , huyết áp , bệnh tim mạch... (3đ)
- Vở ghi sạch đẹp (1đ)
2. Bài mới: 
Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Hệ tiêu hoá sẽ làm việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên vấn đề này lại phụ thuộc vào yếu tố quan trọng đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Do nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế nên nhiều ca bị ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, gây tốn kém tiền bạc chạy chữa, có khi cướp đi cả tính mạng con người. Chúng ta có thể ngăn chặn được những điều đó nếu biết cách quan tâm, theo dõi kiểm soát, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: TÌM HIỂU NHIỄM TRÙNG, NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM
- GV: Vệ sinh thực phẩm là gì?
+ HS: Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn.
? Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
- HS trả lời theo sgk.
Thế nào là sự nhiễm trùng thực phẩm?
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. 
- Một số loại vi khuẩn thường gặp gây ngộ độc thức ăn: Salmonella, E. Coli
Ÿ Thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: Thịt, đặc biệt thịt tái, sống, sữa, trứng, trai, sò, hến nấu chưa chín
Ÿ Các loại thực phẩm thịt động vật, rau sống, hải sản đông lạnh để lâu ngày. dễ có loại vi khuẩn E. Coli xâm nhập. Các món ăn được nấu nướng tại nhà hay ở quán ăn nếu chế biến không hợp vệ sinh hoặc chế biến xong mà bảo quản không đúng cách gặp điều kiện thuận lợi (ruồi, nhặng, gián), nhất là mùa nắng nóng sẽ gây ngộ độc do nhiễm khuẩn.
Thế nào là sự nhiễm độc thực phẩm?
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
w Một số loại rau củ quả có thể chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật: rau cải, dưa leo, đậu cô-ve, bắp cải, táo, dâu
w Một số chất phụ gia gây hại: phẩm màu, đường hóa học, muối diêm, hàn the
Phẩm màu ẩn chứa trong một số thực phẩm cho trẻ em như thạch, nước trái cây, đồ ăn nhanh, kẹo bánh
Đường hóa học: trong nước uống sôđa và sản phẩm đóng gói.
Muối diêm là chất có tác dụng làm cho các loại xúc xích, lạp xưởng, nem có màu đỏ.
Hàn the có nhiều trong giò chả, mì sợi... để tao độ dai cho sản phẩm.
- GV: à kết luận và cho HS ghi vở
- GV: Cho HS hoạt động nhóm:
? Hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích vì sao?
+ HS: Trình bày.
GV: Nhận xét bổ sung: Thịt gia cầm, gia súc, thịt thuỷ hải sản (sau khi giết mổ không được bảo quản đúng kĩ thuật bị vi khuẩn có hại xâm nhập, phá huỷThực phẩm dễ bị nhiễm độc do tàn dư thuốc trừ sâu còn sót lại, chất phụ gia)
? Nếu sử dụng thực phẩm nhiễm trùng nhiễm độc sẽ có tác hại gì?
- Sử dụng thức ăn nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ bị ngộ độc và rối lọan tiêu hóa.
I. Vệ sinh thực phẩm:
1. Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
- Sử dụng thức ăn nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ bị ngộ độc và rối loạn tiêu hóa. 
Hoạt động 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐỐI VỚI VI KHUẨN:
- GV: Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi khuẩn.
+ HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu tác dụng nhiệt độ đối với vi khuẩn 
+ HS: Đại diện nhóm trả lời
- GV: Tổng hợp các ý kiến 
+ HS: Theo dõi và ghi vào vở.
- GV: Qua đây chúng ta thấy ăn chín uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, cho nên khi nấu thực phẩm phải nấu chín; thực phẩm chỉ nên ăn trong ngày, không nên để quá lâu.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
- Ở 100 oC à 115 oC: Vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Ở 50 oC à 80 oC: Vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết hoàn toàn.
- Ở 0oC à 37 oC: Vi khuẩn sinh nở mau.
- Âm 10 oC à âm 20 oC: vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết.
3. Tổng kết: Đặt câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Câu 2: Ở nhiệt độ bao nhiêu thì vi khuẩn bị tiêu diệt?
Đáp án câu 1:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
Đáp án câu 2:
- Ở 100 oC à 115 oC: Vi khuẩn bị tiêu diệt.
4. Dặn dò: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học thuộc bài.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Xem trước phần còn lại của bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm và trả lời các câu hỏi sau:
Khi mua sắm thực phẩm và cần chú ý điều gì?
Nguyên nhân nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Cách phòng chống ngộ độc thức ăn?
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm.docx