Tiết 56, Bài 53: Môi trường sống và sự vận động - Di chuyển - Đinh Thị Sinh

i. mục tiêu

1. kiến thức:

- học sinh nắm được các hình thức di chuyển của động vật.

- thấy được sự phức tạp và phân hoá của sự di chuyển.

- ý nghĩa cuả sự phân hoá trong đời sống của động vật.

2. kĩ năng:

- rèn kĩ năng so sánh, quan sát, xem phim hình tìm kiến thức.

- kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ:

- giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và bảo về động vật.

ii. đồ dùng dạy và học

1.chuẩn bị của giáo viên: - phim – vidiôclíp về các tập tính di chuyển của động vật.

- hình ảnh 53.1, 53.2 sgk trang 172,173

- phiếu học tập khổ a3, a0, a4.

- bút dạ.

2.chuẩn bị của hs:

- kẻ bảng sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển ở động vật vào vở.

- nghiên cứu trước baì 53 theo nội dung sgk và đọc mục em có biết.

- xem trước sự tiến hoá các hệ tuần hoàn của các động vật đã học.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4742Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 56, Bài 53: Môi trường sống và sự vận động - Di chuyển - Đinh Thị Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16/3/2009
Ngày dạy: 19, 20/0/2009
Chương 7: Sự tiến hoá của động vật
Tiết 56: Bài 53:
 Môi trường sống và sự vận động – di chuyển .
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được các hình thức di chuyển của động vật.
- Thấy được sự phức tạp và phân hoá của sự di chuyển.
- ý nghĩa cuả sự phân hoá trong đời sống của động vật.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, xem phim hình tìm kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và bảo về động vật.
II. Đồ dùng dạy và học 
1.Chuẩn bị của giáo viên: - Phim – vidiôclíp về các tập tính di chuyển của động vật.
Hình ảnh 53.1, 53.2 SGK trang 172,173
Phiếu học tập khổ A3, A0, A4.
Bút dạ.
2.Chuẩn bị của HS:
- Kẻ bảng sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển ở động vật vào vở.
- Nghiên cứu trước baì 53 theo nội dung SGK và đọc mục em có biết.
- Xem trước sự tiến hoá các hệ tuần hoàn của các động vật đã học.
III. Phương pháp dạy và học
Hoạt động nhóm nhỏ
Xem phim ảnh, thông tin tìm kiếm kiến thức
IV. Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV đưa ra bốn hình ảnh động về cấu tạo hệ tuần hoàn của bốn lớp động vật đã học
Hỏi:- Các hệ tuần hoàn này được cấu tạo theo hướng như thế nào?
 -Theo em sự tiến hoá đó là gì?
3. Đặt vấn đề
 - Sự tiến hoá là quá trình lich sử tiến lên của động vật, quá trình này mang tính chất kế thừa . Các động vật này tiến hoá như thế nào ta nghiên cứu chương 7 .
Vậy nó tiến hoá về môi trường sống, sự vận động và di chuyển như thế nào , ta nghiên cứu bài học hôm nay.
4. Nội dung
Hoạt động 1: Các hình thức di chuyển của động vật
Mục tiêu: HS nắm được các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Chiếu một đoạn vidiô yêu cầu HS xem phim và nghiên cứu thông tin rồi ghi nhanh ra giấy nháp các nội dung sau:
Các động vật này di chuyển bằng các hình thức nào?
Các động vật này di chuyển để làm gì ? 
GV: Đưa ra câu hỏi tiếp theo.
H: Các hình thức di chuyển của động vật có giống nhau không?
H: Tại sao động vật lại có các hình thức di chuyển khác nhau như vậy? Lấy ví dụ chứng 
minh?
H: Hình thức dí chuyển khác nhau của các động vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV tổng hợp kiến thức
HS : Xem phim, trao đổi nhóm ghi nhanh ra nháp các nội dung quan sát được.
Yêu cầu:( HS có thể trả lời nhiều ý khác nhau)
- Một loài có thể có nhiều cách di chuyển.
- Các động vật này di chuyển để tìm thức ăn, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản, lẩn trốn kẻ thù...
- HS: Các hình thức di chuyển rất đa dạng và phong phú như: đi , chạy nhảy, bay , bơi, bò...
HS :suy nghĩ trả lời theo ý hiểu. GV nhận xét và kết luận.
HS: Phụ thuộc vào môi trường sống và tập tính của động vật.
Tiểu kết:
Các hình thức di chuyển của các động vật rất đa dạng và phong phú như: Đi , chạy , nhảy, bơi, bay, bò...
Hình thức di chuyển khác nhau của các động vật phụ thuộc vào môi trường sống và tập tính của động vật.
Bài tập: Chơi trò chơi “ thi đội nào nhanh dành điểm”
GV : Chiếu hình 53.1 SGK
luật chơi:
HS các nhóm quan sát hình thảo luận đưa ra các hình thức di chuyển của các động vật có trong hình.
Thời gian nghiên cứu trong 1’ , sau đó mỗi đội cử hai đại diện lên bảng ghi kết quả theo mẫu:
+ STT, Tên động vật , các cách di chuyển.
Chấm điểm thiếu một hình thức di chuyển trừ 0,5 điểm, sai trừ một điểm.
GV nói thêm về tập tính di chuyển của châu chấu ( nhẩy, bò, bơi là chủ yếu) nếu khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường tập tính bơi là khả năng chống đỡ khi xuống nước.
H: Qua đoạn băng sự vận động và di chuyển có vai trò gì trong đời sống của động vật?
HS: Các nhóm nghiên cứu thảo luận , lên ghi kết quả trong vòng một phút.
HS ngồi dưới theo dõi nhận xét kết quả và tự chấm điểm cho các nhóm.
- GV nhận xét 
- Tổng kết điểm , tuyên dương đội thắng.
Tiểu kết:
Vai trò: 
+ Giúp động vật tìm kiếm thức ăn
+ Tìm đối tượng sinh sản, lẩn trốn kẻ thù
 + Tìm môi trường sống thích hợp
ĐVĐ: Các hình thức di chuyển này của các động vật không xương sống đến động vật có xương sống tiến hoá như thế nào ta tìm hiểu hoạt động 2
Hoạt động2: Sự phức tạp hóa và sự phân hoá các cơ quan di chuyển ở động vật.
Mục tiêu: HS nắm được sự phân hoá ngày càng phức tạp của bộ phận di chuyển để phù hợp với cách di chuyển, môi trường sống, điều kiện sống khác nhau.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Phát phiếu học tập theo nội dung bảng SGK / 174, chiếu hình 53.2 lên màn hình
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: vẫn chia lớp làm hai nhóm, thi đội nào nhanh, luận chơi như ở HĐ1.
GV: Nhấn mạnh điểm khác :
các nhóm ghi vào nội dung bảng phụ, đội nào xong trước lên bảng dán.
GV đưa ra phiếu kiến thức chuẩn để học sinh đối chiếu:
HS: Nghiên cứu thông tin SGK , xem H 53.2 và thông tin chú thích dưới hình điền vào nội dung phiếu học tập ( sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển của động vật)
Yêu cầu: Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
HS ở dưới theo dõi phiếu kiến thức chuẩn nhận xét, bổ sung , chấm điểm.
Tiểu kết:
- Bảng : Sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển ở động vật
Đặc điểm cơ quan di chuyển
 Tên động vật
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bán , sống cố định
Hải quỳ, san hô
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
Thuỷ tức
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản( mấu lồi cơ và tơ cơ)
 Rươi
Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt
 Rết
Cơ quan di chuyển được phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
 Tôm sống
2 đôi chân bò, một đôi chân nhảy
Châu chấu
Vây bơi với các tia bơi
 Cá chép cá trích
Chi 5 ngón và màng bơi
ếch, cá sấu
 Cánh được cấu tạo bằng long vũ
Chim bồ câu, hải âu
Cánh được cấu tạo bằng màng da
 Dơi
Bàn tay, bàn chân cầm nắm
 Vượn
H: Qua bảng đã hoàn thành , em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo cơ quan di chuyển của một số động vật?
(San hô với rươi, cá chép với vượn, tôm sông với dơi.)
H: Qua đó em rút ra nhận xét gì về sự phức tạp hoá và chuyên hoá cơ quan di chuyển của các động vật ở chỗ nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với động vật.
GV nhấn mạnh :
Từ chỗ:
chưa có cơ quan di chuyển ở động vật sống bám vào một nơi(hải quỳ, san hô)
Di chuyển bàng hình thức rất đơn giản, kém hiệu quả, di chuyển chậm kiểu sâu đo (thuỷ tức)
Đến: 
Có cơ quan di chuyển còn rất đơn giản: mối lồi cơ , tơ cơ( rươi)
Phân hoá thành chi phân đốt( rết)
Cuối cùng bọ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng rất khác nhau thích nghi với nhiều hình thức di chuyển trên các môi trường khác nhau.
HS dựa vào bảng trả đáp án trả lời.
HS: Trả lời theo ý hiểu
Yêu cầu nêu được về ý nghĩa: Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống khác nhau.
HS: lắng nghe ghi nhớ kiến thức.
Tiểu kết:
Nội dung bảng vừa hoàn thành
ý nghĩa: Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển , sự hoàn thiện cơ quan vận động giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống , môi trường sống khác nhau.
V. Củng cố
H: Qua bài học hôm nay ta cần nắm những gì, biết được những điều gì? 
BT1:Chọn một đáp án đúng nhất: 
Cách di chuyển ( đi, bay, bơi) là của loài động vật nào? 
a. Chim b. Dơi c. Vịt trời
 2. Nhóm động vâtj nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định?
 a. Hải quỳ, đỉa, giun b. Thuỷ tức, lươn, rắn c, San hô, hải quỳ
 3. Nhóm động vật nào có bọ phận di chuyển phân hoá thành chi 5 ngón để cầm nắm?
 a. Gâú, chó, mèo b. Khỉ, sóc, dơi c. Vượn, khỉ, tinh tinh
Đáp án: 1, 2 ,3: c
BT2: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật. Cho ví dụ.
ĐA: - Sự phức tạp hoá hệ vận động, di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển hơn( Vịt trời, châu chấu)
ở từng cơ quan vận động , các động tác đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài( bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo chèo)
VI. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài và trả lời câu hỏi còn lại trong SGK
Đọc mục em có biết /175
Kẻ bảng trang 176 vào vở và nghiên cứu trước bài 54: Tiến hoá về tổ chức cơ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 53. Môi trường sống và sự vận động, di chuyển - Đinh Thị Sinh - Trường THCS Vinh Quang - Tiên Lã.doc