Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Lê Thị Bích Vân

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết thêm được thêm một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

- Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.

- Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát

- Phân biệt được một số trường hợp lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống

- Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và giảm ma sát có hại

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát và lắp thí nghiệm

3.Thái độ:

- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, diễn giải, vấn đáp,.

- Kỹ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp 1 phút, khăn trải bàn,.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1273Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Lê Thị Bích Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2014
TiÕt 6 
Bài 6: LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Biết thêm được thêm một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát. 
- Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
- Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát
- Phân biệt được một số trường hợp lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống
- Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và giảm ma sát có hại
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát và lắp thí nghiệm
3.Thái độ: 
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, diễn giải, vấn đáp,...
- Kỹ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp 1 phút, khăn trải bàn,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, GA, dụng cụ thí nghiệm cho 4 nhóm: lực kế, miếng gỗ(có 1 mặt nhẵn, 1 mặt nhám), một quả cân, tranh vòng bi
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, tìm hiểu về các loại lực ma sát, lợi ích, tác hại của lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Hùng (8A); Phượng (8B); Kiên (8C)
Hai lực cân bằng có đặc điểm gì? Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng xảy ra hiện tượng gì? - Làm bài tập 5.6, 5.7, 5.8 SBT
 	2. Bài mới : 
Yêu cầu hs so sánh sự khác nhau giữa trục bánh xe bò ngày xưa với trục xe đạp và trục bánh ô tô vì có sự xuất hiện của ổ bi, đã làm giảm lực cản lên các chuyển động. Lực này xuất hiện khi các vật trượt lên nhau, đó là lực gì?
HĐ 1: Tìm hiểu về lực ma sát:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK cho biết lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại và yêu cầu học sinh lấy ví dụ
- HS: HĐ cá nhân và nhận xét câu trả lời của bạn
-GV: Đọc SGK cho biết lực ma sát lăn xuất hiện khi nào, lấy vd
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời
- GV: Kết luận lại yêu cầu HS ghi vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3
- HS: HĐ cá nhân, thống nhất đáp án
- GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 cho biết ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? 
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Kết luận lại và yêu cầu HS trả lời C4, C5
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Thống nhất và đưa ra đáp án đúng.
I. Khi nào có lực ma sát
1. Lực ma sát trượt 
* Lực ma sát trượt sinh ra khi có một vật này trượt trên bề mặt của vât khác
- C1. VD: Khi bóp phanh má phanh trượt trên vành xe sinh ra ma sát trượt
 2. Lực ma sát lăn
* Lực ma sát lăn xuất hiện khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác
- C2: Bánh xe lăn trên mặt đường sinh ra lực ma sát lăn
- C3: Trường hợp a có lực ma sát lăn, trường hợp b có lực ma sát trượt. cường độ lực của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực của ma sát lăn 
3. Lực ma sát nghỉ
* Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt khi vật bị lực khác tác dụng lên .
- C4: H6.2 mặc dù có lực kéo td lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên, chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có lực cản. Lực này đặt lên vật và cb với lực kéo giữ cho vật đứng yên
- C5: Trong cuộc sống nhờ lực ma sá nghỉ mà người ta có thể đi lại trên đường
* Đặc trưng của lực ma sát là cản trở chuyển động.
HĐ 2: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 6.3 và trả lời C6
- HS hoạt động nhóm, thống nhất đáp án và trả lời 
- GV nêu tác hại của lực ms và cách khắc phục 
- HS: Ghi vở 
- GV yêu cầu HS trả lời C7
- HS hoạt động nhóm 
- GV: Chốt lại và nhấn mạnh ma sát có lợi cũng có khi có hại chúng ta phải biết khắc phục tác hại của lực ma sát và làm tăng lợi ích của nó lên
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu bài
- HS: Để khắc phục tác hại của lực ma sát người ta thay trục bánh xe bằng trục quay có ổ bi .
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
1. Lực ma sát có thể có hại:	
 - C6: Lực ma sát trượt giữa xích xe đạp với dĩa làm mòn bánh răng, nên cần phải tra dầu để tránh mòn xích.
+ Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động của bánh xe. Cách khắc phục: thay trục quay bằng ổ bi khi đó lực ma sát sẽ giảm đi khoảng 20, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi
+ Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi đẩy,muốn giảm lực ms thì dùng bánh xe để thay lực ms trượt bằng lực ms lăn.
2. Lực ma sát có thể có ích:
- C7: Bảng trơn nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng được.=> tăng thêm độ nhám của bảng để tăng thêm ms giữa bảng và phấn.
+ Không có ms giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc xẽ quay lỏng dần khi bị rung. Nó không còn có td ép chặt các mặt cần ép. => tăng độ nhám giữa đai ốc và vít.
 + Khi đánh diêm nếu ko có lực ms đầu que diêm sẽ trượt trên mặt sườn của hộp diêm, ko phát ra lửa. => tăng mặt nhá của đầu que diêm để tăng ms giữa que diêm với mặt sườn.
+ Khi phanh gấp nếu không có lực ma sát thì xe không dừng lại.=> tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh của mặt lốp.
* Trong cuộc sống lực ma sát có thể có ích, có thể có hại cần làm tăng lực ma sát khi nó có lợi và giảm lực ma sát khi nó có hại
HĐ 3: Vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV: Yêu cầu HS trả lời C8, C9 SGK
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất đáp án
- HS: Ghi vào vở
III. Vận dụng
- C8: a: lực ma sát nghỉ nhỏ, có lợi. b: lực ma sát trượt , có lợi .c: Lực ma sát có hại.d : lực ms có lợi.
- C9:Ổ bi có tác dụng giảm ma sát bằng cách thay thế lực ma sát trượt thành lực ma sát lăn của các viên bi . Nhờ sử dụng ổ bi lên đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành động lực học ......
3. Củng cố:
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết 
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại và yêu cầu hs ghi vở
- GV: HS làm bài tập SBT 6.1, 6.2
4. Hướng dẫn HS học bài nhà:
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- GV: HS về nhà làm bài tập 6.3, 6.4 6.5, SBT
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết: Về nhà ôn lại nội dung từ bài 1 đến bài 6 , học thuộc lý thuyết, xem lại các bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Lực ma sát - Lê Thị Bích Vân - Trường THCS Nguyễn Du.doc