Tiết 63, Bài 60: Động vật quý hiếm

-> ĐV quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu .đồng thời nó phải là động vật trong 10 năm lại đây đang có số lượng giảm sút.

-> Dựa vào mức độ đe doạ sự tuyệt chủng của loài, người ta phân thành 4 cấp độ sau:

+ Số lượng cá thể giảm 80% - Rất nguy cấp ( CR)

+ Số lượng cá thể giảm 50% - Nguy cấp ( EN)

+ Số lượng cá thể giảm 20% - sẽ nguy cấp ( VU)

+ Được nuôi hoặc bảo tồn – ít nguy cấp ( LR)

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 63, Bài 60: Động vật quý hiếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 Baøi 60 ÑOÄNG VAÄT QUYÙ HIEÁM 
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học ? Ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học ? -> 1 hs nhận xét -> Gv nhận xét, cho điểm.
- GV chiếu hình ảnh các con : Sao la, voi, gấu trúc, hổ Siberi, tê giác một sừng => Đây là những động vật quý hiếm. Vậy những ĐV như thế nào gọi là ĐV quý hiếm, chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ chúng => để hiểu rõ điều này chúng ta sẽ học tiết 63 – bài 60 - Động vật quý hiếm 
2. Bài mới: I. THEÁ NAØO LAØ ÑOÄNG VAÄT QUYÙ HIEÁM
- GV gọi 1 hs đọc thông tin mục I ở sgk
- GV phân tích : ĐV quý hiếm là những ĐV có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, xuất khẩu... và là những ĐV sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây có số lượng giảm sút.
? Thế nào là động vật quý hiếm
? Dựa vào mức độ đe doạ sự tuyệt chủng, người ta chia động vật quý hiếm thành những cấp độ nào
- 1 HS đọc thông tin
- Nghe giảng
-> ĐV quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu.đồng thời nó phải là động vật trong 10 năm lại đây đang có số lượng giảm sút.
-> Dựa vào mức độ đe doạ sự tuyệt chủng của loài, người ta phân thành 4 cấp độ sau:
+ Số lượng cá thể giảm 80% - Rất nguy cấp ( CR)
+ Số lượng cá thể giảm 50% - Nguy cấp ( EN)
+ Số lượng cá thể giảm 20% - sẽ nguy cấp ( VU)
+ Được nuôi hoặc bảo tồn – ít nguy cấp ( LR)
GV chiều slai về các từ tiếng anh
II. VÍ DỤ MINH HOẠ CÁC CẤP ĐỘ TUYỆT CHỦNG CỦA ĐV QUÝ HIẾM Ở VNAM
GV chiếu hình 10 loài động vật ở SGK giới thiệu
Sách đỏ VN là sách liệt kê các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ những loài quý hiếm ở Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên xúât bản là năm 1992, lúc đó phần động vật  với 365 loài nằm trong danh mục, năm 2004 có 407 loài động vật. Phiên bản mới nhất hiện nay là năm 2007, được công bố vào ngày 26 / 6 / 2008, theo số liệu này hiện nay Việt Nam có 418 loài động vật đang bị đe dọa, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể và có 9 loài coi như tuyệt chủng.
- GV chiếu hình 60 SGK, phân tích từng loài
1. Ốc xà cừ : Thuộc lớp chân bụng, ngành ruột khoang, thuộc cấp độ rất nguy cấp ; là loài có giá trị cao nhất trong các loài xà cừ, được dùng trong kĩ nghệ khảm tranh, khảm đồ gỗ. Được khai thác nhiều ở đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, một ngày 1 người lao động có thể bắt được 30-40kg trừ chi phí thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Những năm gần đây do khai thác quá mức => rất nguy cấp
2. Hươu xạ : Cấp độ rất nguy cấp ; Thuộc họ Hươu nhưng nhỏ hơn nhiều, không có sừng, con đực có tuyến xạ tiết hương thơm, thực chất để thu hút con cái ; xạ hương được dùng để SX nước hoa và chế biến dược phẩm thuốc tuần hoàn não, động mạch vành, ức chế tế bào ung thư. Giá cả đắt 45,000 USD/kg và lại phải giết khoảng 30 con hươu đực mới lấy được 1 kg xạ hương) => Rất nguy cấp. ( 1 con thu 30 triệu)
3. Tôm hùm đá : Lớp giáp xác, ngành chân khớp, số lượng cá thể giảm 50% - nguy cấp ; có giá trị thực phẩm chứa nhiều đạm, có giá trị xuất khẩu, con trưởng thành khoảng 0,5 – 1 kg , giá từ 350- 1triệu/kg ; ban ngày trú trong rặng đá, san hô, hoạt động về đêm là chính, ở nước ta có nhiều ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận
4. Rùa núi vàng : lớp bò sát, Hiện nay số lượng ngoài tự nhiên giảm sút > 50% do săn bắt quá mức => Nguy cấp. Giá trị: Thực phẩm, dược liệu và thẩm mỹ. Thịt rùa ngon, mai và yếm nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Chúng còn được nuôi ở Thảo cầm viên; thích sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, về mùa khô có tập tính trú khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn; sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu là thực vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên. Có ở Cao Bằng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.... 
5. Cà cuống : Thuộc bộ cánh nửa - lớp Sâu bọ, sống ở ruộng nước, do khai thác và sử dụng thuốc trừ sâu hoá học => sẽ nguy cấp ; có giá trị thực phẩm đặc sản, tinh dầu cà cuống chỉ có ở con đực được dùng làm gia vị pha chế nước mắm 
6. Cá ngựa gai : Họ cá ngựa, bộ cá chìa vôi - lớp cá. Có ở Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. một đôi cá ngựa giá khoảng 300.000 đồng. Tình trạng: Đang bị khai thác triệt để, cường độ khai thác ngày càng cao, sự huỷ hoại nơi cư trú do khai thác rong tảo, đánh cá bằng chất nổ và chất độc là những nguyên nhân làm cạn kiệt Cá ngựa trong vùng biển Việt Nam => sẽ nguy cấp. Có giá trị dược liệu cao, dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể, hen suyễn và xuất khẩu. 
7. Khỉ vàng : Bộ linh trưởng - Lớp thú, Có giá trị dược liệu, cao khỉ để bồi bổ sức khoẻ, sử dụng trong sản xuất vacxin chống bệnh bại liệt trẻ em, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học. Hiện nay đã được Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (Bộ Y tế) tổ chức nhân nuôi tại Quảng Ninh với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vacxin. Cần có biện pháp bảo vệ tốt trong thiên nhiên để giữ nguồn gen quý.
8. Gà lôi trắng : Họ trĩ - bộ gà - Lớp Chim, là động vật đặc hữu của Việt Nam => ít nguy cấp, có giá trị thẩm mĩ, làm chim cảnh, hiện đang được nuôi nhiều ở các vườn quốc gia. 
9. Sóc đỏ : Họ sóc, bộ gặm nhấm, ăn tạp, được nuôi nhiều ở các vườn quốc gia, thảo cầm viên => ít nguy cấp. có giá trị thẩm mĩ 
10. Khướu đầu đen : ít nguy cấp ; là động vật đặc hữu chỉ có ở VN, có nhiều ở Gia Lai, Lâm đồng, được nuôi nhiều ở Vườn quốc gia Cát Tiên , có giá trị thẩm mĩ, chim cảnh.
- GV : về nhà các em hoàn thành bảng này ở vở bài tập hôm sau cô kiểm tra.
? Nguyên nhân dẫn đến các loài động vật có giá trị này ngày càng bị suy giảm
- Ô nhiễm môi trường, cháy rừng, săn bắn bừa bãi, buôn bán động vật trái phép...
? Vậy ta cần làm gì để bảo vệ chúng => sang mục III
 III. BAÛO VEÄ ÑOÄNG VAÄT QUYÙ HIEÁM
? Vì sao phaûi baûo veä ñoäng vaät quyù hieám
? Caàn coù nhöõng bieän phaùp gì ñeå baûo veä ñoäng vaät quyù hieám
- Gv yeâu caàu lieân heä baûn thaân phaûi laøm gì ñeå baûo veä ñoäng vaät quyù hieám
-> Vì chuùng coù nguy cô tuyeät chuûng.
-> + Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng.
+ Caám saên baét, buoân baùn traùi pheùp
+ Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.
4. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm.
5. Dặn dò: - Hoïc baøi traû lôøi caâu hoûi. Ñoïc muïc “Em coù bieát?”
- Rừng QG VŨ Quang: 94 loài thú, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư... 1 số loài đặc biệt quý hiếm: Sao la, voọc vá chân nâu, voọc ngũ sắc...
- GV chiếu hình Hươu sao hỏi HS đây có phải là động vật quý hiếm không? => Cho HS trả lời; GV chốt lại không phải và đây là động vật có giá trị ở địa phương => về nhà nghiên cứu tìm hiểu để tiết sau chúng ta sẽ....

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 60. Động vật quý hiếm.doc