Tiết 29, Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp theo) - Đào Duy Xuân

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS nắm được sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

- HS biết đươc nhiệt độ đông đặc của một chất bằng nhiệt độ nóng chảy của nó.

- HS biết trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

2. Kĩ năng:

 - Hs nắm được cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.

 - HS căn cứ vào đường biểu diễn để trả lời được các cau hỏi nhận xét và kết luận.

 - HS biết vận dụng kiến thức để giải bài tập.

3. Thái độ:

 - HS nghiêm túc và tích cực học tập.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29, Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp theo) - Đào Duy Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 29, bài 24.
SỰ NểNG CHẢY VÀ SỰ ĐễNG ĐẶC ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- HS biết đươc nhiệt độ đông đặc của một chất bằng nhiệt độ nóng chảy của nó.
- HS biết trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
2. Kĩ năng: 
	- Hs nắm được cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.
	- HS căn cứ vào đường biểu diễn để trả lời được các cau hỏi nhận xét và kết luận.
	- HS biết vận dụng kiến thức để giải bài tập.
3. Thái độ: 
	- HS nghiêm túc và tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình vẽ phóng to Hình 24.1; 
	- Bảng kẻ ô vuông để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.
	- Phiếu học tập và đáp án ( câu C4 - bảng phụ )
2. Học sinh:
	- Học bài cũ.
	- xem trước bài mới từ nhà.
III. Hoạt động dạy- học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu độ ? 
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không ? 
2/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.
- GV đặt vấn đề như phần dự đoán.
- Yc HS viết dự đoán của mình vào vở.
- Chuyển vấn đề: Bài học hôm nay giúp các em biết dự đoán của minh là đúng hay sai.
- HS lắng nghe.
- Viết dự đoán vào vở.
- Lắng nghe.
Tiết 29, bài 24.
SỰ NểNG CHẢY VÀ SỰ ĐễNG ĐẶC ( tiếp theo)
II. sự đông đặc:
1. Dự đoán:
Hoạt động 2: Phân tích kết quả thí nghiệm.
-Treo tranh vẽ H24.1 và giới thiệu nội dung của thí nghiệm.
- Treo bảng kẻ ô vuông và hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc.
- Làm mẫu cho HS: Xác định nhiệt độ tương ứng với phút thứ 0, 1, 2 và 3 và đánh dấu trên bảng kẻ ô vông.
- Mời 3 em HS lên bảng xác định và đánh dấu nốt các điểm còn lại theo thứ tự lần lượt.
- GV nối lại các điểm đã được đánh dấu và cho HS biết đó chính là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến trong quá trình đông đặc.
- YC HS quan sát đường biểu diễn để tra lời các câu hỏi C1-> C3.
-HS quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát giáo viên để biết cách làm.
- 3 em lên thực hiện, còn lại dưới lớp quan sát, nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
2. Phân tích kết quả thí nghiệm:
 a, Giới thiệu thí nghiệm:
b, Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc:
( bảng kẻ ô vuông )
c, Trả lời câu hỏi:
C1: 800C
C2: 
- Đường thẳng nằm nghiêng.
- Đường thẳng nằm ngang.
- Đường thẳng nằm nghiêng.
C3: 
- Nhiệt độ giảm.
- Nhiệt độ không đổi.
- Nhiệt độ giảm.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
-GV yêu cầu HS chia nhóm và hoàn thiện C4 ra nháp trong khoảng thời gian 3’.
- Hết thời gian 3’ GV cho các nhóm đổi phiếu học tập, sau đó treo đáp án và YC các nhóm nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét và biểu dương các nhóm làm tốt, khích lệ nhóm làm chưa đúng.
- GV kết luận đáp án này cũng chính là nội dung cơ bản của bài, YC 1 HS đọc lại cho cả lớp nghe.
- YC 2 HS cho biết dự đoán của minh đã ghi ở mục 1 đúng hay sai?
- HS bàn bạc để điền từ vào chỗ trống câu C4.
- Đối chiếu đáp án và nhận xét nhóm bạn.
- lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp.
- 2 HS phát biểu ý kiến.
3. Rút ra kết luận:
(Bảng phụ)
Hoạt động 4: Vận dụng.
- YC HS quan sát H25.1 rồi dựa vào bảng 25.2 để thực hiện YC câu C5
- YC HS suy nghĩ trả lời nhanh C6.
- YC HS trả lời C7
- Quan sát H25.1 và 25.2 để trả lời câu C5.
- Phát biểu
- Phát biểu
III, vận dụng:
C5: 
- H25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá.
- Mô tả: 
+ Từ phút 0 đến 1: Nước đá tăng nhiệt độ từ -40C -> 00C, khi đó nó ở thể rắn.
+ Từ phút 1 đến 4: Nước đá nóng chảy và giữ nguyên ở 00, lúc đó nó ở thể rắn và lỏng.
+ Từ phút 4 đến 7: Nước tiếp tục tăng nhiệt độ từ 00C đến 60C, lúc đó nó ở thể lỏng.
C6: Đồng nóng chảy trong lò nung và đồng đông đặc trong khuôn đúc.
C7: Vỡ nửụực ủaự noựng chaỷy vaứ ủoõng ủaởc ụỷ 00, nhieọt ủoọ naứy laứ xaực ủũnh khoõng ủoồi trong quaự trỡnh nửụực ủaự ủang tan.
3. Củng cố:
YC HS đọc lại phần “ghi nhớ” và phần “có thể em chưa biết”.
YC HS trả lời câu hỏi củng cố: Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? Nhiệt độ nòng chảy như thế nào so với nhiệt độ đông đặc? Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật có thay đổi không?
Liên hệ thực tế: Ta có thể ứng dụng sự nóng chảy hay đông đặc để đúc các vật theo ý muốn như: Đúc tượng, làm kem, làm đá
4. Dặn dò: 
 - YC HS về nhà làm bài tập 24-25.2 đến 24-25.4 SBT
 - YC HS về xem trước bài 26.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) - Đào Duy Xuân - Trường THCS Ngàm Đăng Vài.doc