Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng và nặng nề, đây là vấn đề bức xúc, là vấn nạn của toàn cầu và nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Ở nước ta bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, vì vậy theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”(1) nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của mọi người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
chung. - Thứ tư: Học sinh sẽ tìm hiểu và phát hiện ra nguyên nhân, cùng phân tích để đề ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. - Thứ năm: Bằng chính những hành động cụ thể của mình, các em sẽ góp phần vào công cuộc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả của bài thực hành: “Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương” - môn Sinh học 9 như sau: Phân chia lại nhóm học sinh cho phù hợp, chọn trong nhóm ít nhất có 2-3 học sinh gia đình có điện thoại chụp được ảnh hoặc máy ảnh. Yêu cầu học sinh chuẩn bị chụp ảnh và sưu tầm các hình ảnh có liên quan đến môi trường ở địa phương ngay khi học sang phần “ Sinh vật và môi trường” bằng điện thoại hoặc máy ảnh mini của gia đình. Trước bài thực hành một – hai tuần tôi hướng dẫn nội dung chuẩn bị cho bài 56-57 cho học sinh: + Phân công cụ thể công việc từng nhóm tiến hành điều tra như hướng dẫn. + Yêu cầu các nhóm làm đĩa CD về nội dung bài thực hành khoảng 5- 7 phút. + Kết hợp hình ảnh về môi trường với các bài hát về môi trường. + Yêu cầu đây là bài thực hành về địa phương nên lấy ảnh của địa phương qua điều tra. Dạy thực nghiệm. Hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phải gắn liền với hành động cụ thể: + Giữ vệ sinh môi trường và tham gia bảo vệ môi trường tại lớp học, trường học, gia đình, thôn xóm, nơi công cộng... + Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. + Hạn chế sử dụng túi nilon, tái sử dụng túi nilon như: Ưu tiên sử dụng túi vải, túi nilon đã qua sử dụng có thể giặt phơi khô rồi tiếp tục dùng lại... + Tận dụng các chai lọ đã dùng để đựng đồ, làm lọ hoa ... + Làm đồ vật mới từ những vật dụng đã bỏ đi như: làm đồ lưu niệm từ vỏ lon bia, từ vỏ trứng, làm lọ hoa từ vỏ bim bim-vỏ bánh kẹo- vỏ mì tôm, vỏ xốp bọc hoa quả,vỏ xốp đựng đồ ăn chín, chai lọ nhựa dùng để làm lọ hoa, làm đồ chơi... + Làm các biển tuyên truyền và tham gia tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường ... Kết hợp với Tổng phụ trách, bí thư Đoàn, giáo viên chủ nhiệm để : + Kịp thời kiểm tra, uốn nắn các em khi hoạt động vệ sinh môi trường. + Đồng thời tuyên dương, khuyến khích, động viên những học sinh tham gia tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường. + Tổ chức các buổi ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia vệ sinh môi trường ở nghĩa trang liệt sĩ, các khu di tích lịch sử theo định kì. Chú ý: Giáo viên nên: + Yêu cầu học sinh điều tra theo nhóm vào ngày nghỉ, ghi lại kết quả và chụp hình. + Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí, yêu cầu nhóm trưởng phân công đôn đốc các bạn trong nhóm. + Gợi mở các em lồng các bài hát có nội dung về bảo vệ môi trường vào đĩa CD có có tác dụng tốt , gây ấn tượng mạnh hơn. Giáo viên không nên: + Không nên chia nhiều nhóm học sinh quá sẽ mất nhiều thời gian thảo luận và rút ra kết luận chung, mặt khác sẽ tốn kém cho các em. + Không nên để học sinh các nhóm đều làm chung các mảng môi trường ở địa phương vì sẽ mất thời gian để tìm hiểu, các đĩa CD của các nhóm có nhiều hình ảnh lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán, giảm hứng thú. Cụ thể theo kinh nghiệm tôi đã thực nghiệm trong hai năm học 2011-2012; năm học 2012-2013, tôi rút ra tiến hành các bước như sau: *Chuẩn bị: - Ngay từ khi học sang phần II: Sinh vật và môi trường, giáo viên nên yêu cầu học sinh sưu tầm, tích lũy các hình ảnh hoặc đoạn video ngắn về môi trường ở địa phương (Các em có thể sử dụng điện thoại hoặc máy ảnh của phụ huynh). - Giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số hình ảnh (Đây là những hình ảnh có thể học sinh biết nhưng không thể chụp được ở thời điểm thầy cô giao bài, ví dụ mùa thu hoạch lúa chẳng hạn) - Trước thời gian đến bài thực hành một đến hai tuần, tuỳ thuộc vào lớp học và tình hình cụ thể giáo viên sẽ phân công các em tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương cụ thể, chuyên sâu ( Ví dụ: Cho các nhóm tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước,đất, không khí, hoặc chia Nhóm 1: Làng nghề - Nông nghiệp - Chăn nuôi. Nhóm 2: Sinh hoạt - Giao thông – sông hồ...), bằng cách vừa tìm hiểu thông tin, vừa chụp ảnh – ghi hình. - Sau đó hoàn thành đĩa CD về nội dung bài thực hành theo sự sắp xếp hợp lí để thực hiện đúng mục tiêu của bài học với thời lượng 5-7 phút. * Thực nghiệm: Tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 9a, còn lớp 9b là lớp đối chứng Tiết 59 . THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích,so sánh, khái quát, phát triển tư duy logic. - Có kĩ năng thảo luận nhóm, vận dụng tốt các kĩ năng tin học. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, trật tự, nhiệt tình khi tham gia hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, giáo dục học sinh có hành động cụ thể đối với công tác chống ô nhiễm môi trường. B. CHUẨN BỊ - GV : Giáo án, máy tính, phông chiếu, máy chiếu. - HS: Giấy bút, chuẩn bị sẵn mẫu bài thực hành ra giấy. Mỗi nhóm: Đĩa CD, kẻ sẵn bảng 56.1; 56.2; 56.3 ra giấy khổ lớn, bút dạ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức: 9a: Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài thực hành tiến hành trong 2 tiết: -Tiết 1: Các nhóm lần lượt trình chiếu đĩa CD của nhóm mình về tình hình điều tra môi trường ở địa phương và những thông điệp của nhóm. Các nhóm thảo luận bảng 56.1; 56.2; 56.3 -Tiết 2: Các nhóm trưởng trình chiếu sản phẩm của nhóm mình cùng với kết luận chung(Bảng 56.1-3) của cả nhóm về tình hình môi trường ở địa phương. Thảo luận cả lớp về những vấn đề môi trường chung của địa phương, xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp, kết luận chung. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu của bài thực hành Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành. - HS hiểu rõ mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. I. Mục tiêu: SGK/170 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành bài thực hành Hoạt động của GV và HS Nội dung - Trước khi các nhóm chiếu đĩa CD giáo viên yêu cầu: - HS chú ý nghe hướng dẫn lại nội dung các bảng có trong bài thực hành. - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 - Yêu cầu HS: + Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh . + Con người có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường. + Điền VD minh hoạ. - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 + Tác nhân gây ô nhiễm: rác, túi nilon, phân động vật, ... + Mức độ: ít, nhiều, rất ô nhiễm + Nguyên nhân gây ô nhiễm: rác chưa xử lí, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp ra môi trường... + Đề xuất biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân? - HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ cách làm nội dung các bảng 56.1 và 56.2. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách điều tra về tác động của con người tới môi trường: 4 bước như SGK - Nội dung bảng 56.3: Xác định thành phần của hệ sinh thái đang có " xu hướng biến đổi các thành phần trong tương lai có thể theo hướng tốt hay xấu " Hoạt động của con người gồm biến đổi tốt hay xấu cho hệ sinh thái. - HS hiểu rõ nội dung bảng 56.3. II. Nội dung: 1. Hướng dẫn hoàn thành các bảng điều tra 56.1; 56.2; 56.3 Hoạt động 2: Tiến hành báo cáo về tình hình điều tra môi trường ở địa phương- Thảo luậnnhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS cử đại diện của nhóm lên lần lượt trình chiếu đĩa CD của nhóm mình về tình hình điều tra môi trường ở địa phương và những thông điệp của nhóm. - Cả lớp cùng quan sát . - HS các nhóm thảo luận thực hiện các bảng theo yêu cầu của bài, ghi vào bảng giấy cỡ to đã chuẩn bị. Chú ý: HS tự chọn khu vực điều tra theo yêu cầu của giáo viên và ghi hình lại. Nghiên cứu kĩ các bước tiến hành điều tra, đã tiến hành trước,hoàn thiện đĩa CD. 2. Báo cáo về tình hình điều tra môi trường ở địa phương . 3.Thảo luận: 4.Nhận xét – đánh giá: - GV nhận xét đánh giá giờ học. 5.Hướng dẫn về nhà: - Các nhóm tiếp tục nghiên cứu và thống nhất ý kiến thảo luận ghi các ý chính vào báo cáo đã chuẩn bị. - Hoàn thiện mẫu báo cáo để giờ sau trình bày trước lớp. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐĨA CD DO HỌC SINH CUNG CẤP * Ô nhiễm trong sinh hoạt: Đun than Vứt rác bừa bãi Khói thuốc Cống rãnh mất vệ sinh Đổ rác không đúng nơi quy định Vứt xác động vật ra đường * Ô nhiễm trong giao thông: Khói, bụi, các khí thải độc hại thải ra từ các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, công nông * Ô nhiễm sông hồ Con kênh trông như một cái rãnh Các chất thải, thải trực tiếp xuống hồ trong mùa khô. ( Dãy Kiôt bán hàng ở chợ Cút) (Nước đen, bốc mùi do ô nhiễm) Rác lênh đênh ở trên sông Tiết 60 . THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (Tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích,so sánh, khái quát, phát triển tư duy logic. - Có kĩ năng thảo luận nhóm, vận dụng tốt các kĩ năng tin học. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, trật tự, nhiệt tình khi thảo luận trên lớp. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường, có những hành động cụ thể nhằm góp phần bảo vệ môi trường. B. CHUẨN BỊ - GV : Giáo án, máy tính, phông chiếu, máy chiếu. - HS: - Giấy bút, đĩa CD, bản báo cáo thu hoạch cá nhân, bảng 56.1-3 đã hoàn thiện của nhóm. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức. 9a: Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu: Các nhóm báo cáo kết quả điều tra. -HS : +Cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm đã điều tra được vào khổ giấy to, kết hợp phân tích các hình ảnh thu thập được qua trình chiếu . +Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục của nhóm. +Trình bày ý tưởng của nhóm nhằm bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường tốt hơn. - HS : Cả lớp cùng nghe báo cáo - Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận bảng 56.1-3 đã hoàn thiện của nhóm (Treo kết quả trên bảng ) - Kết hợp với phân tích nội dung đã điều tra ( Máy chiếu). Hoạt động 2: Cả lớp thảo luận – Viết thu hoạch Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu: + Các nhóm thảo luận chung trên lớp. + Rút ra các kết luận chung về tình hình môi trường ở địa phương. + Thống nhất nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - GV nhận xét đánh giá – nhận xét đặt biệt nhấn mạnh về mức độ ô nhiễm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - HS thảo luận trên lớp và rút ra kết luận chung. - GV tổng hợp và thống nhất ý kiến của cả lớp. Có thể bổ sung những nội dung mà học sinh chưa phát hiện, hoặc chưa đề cập đến. - HS : Vừa thảo luận, vừa viết bản báo cáo thu hoạch cá nhân theo mẫu SGK trang 172 trên cơ sở các nhóm đã trình bày và thống nhất trên lớp. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Ví dụ : -Tình hình môi trường ở địa phương xã Thành Công một số nơi đã và đang bị ô nhiễm. -Nguyên nhân : +Đa phần do ý thức của một số bộ phận người dân còn kém. +Kinh tế chưa có nên hạn chế trong việc xử lí rác thác sinh hoạt. +Các hộ sản xuất thủ công mỹ nghệ gây ô nhiễm do tiếng ồn của máy,nước thải, mùi do sơn đồ gỗ hoặc sản xuất chăn nuôi còn nhỏ lẻ, hoạt động trong phạm vi gia đình nên không có xử lí các chất thải hoặc sản phẩm dư thừa gây ô nhiễm môi trường + -Một số biện pháp khắc phục : + Nâng cao ý thức của mỗi người bằng nhiều hình thức : Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, bằng các khẩu hiệu treo ở những nơi công cộng, dễ nhìn, dễ thấy. +Quy định giữ vệ sinh chung, đặc biệt ở những nơi công cộng. +Quy định đổ rác đúng nơi quy định, có người thu gom rác và đổ tập trung một nơi để xử lí. +Mỗi tuần nên có một buổi tổng vệ sinh làng xóm-mỗi gia đình một người tham gia lao động. + Các hộ chăn nuôi cần xử lí các chất thải như : ủ phân bằng vi sinh, xây hầm Bioga, xử lí nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường +Bà con nông dân nên xử lí sản phẩm thừa trong nông nghiệp như : Rơm tươi, cây nghệ, cây khoai tây, cây đỗ các loại bằng cách ủ vi sinh để tạo nguồn phân hữu cơ. Không nên phơi rồi đốt, đặc biệt đốt khi chưa khô vừa gây ô nhiễm môi trường mà lượng tro thu được không lợi bằng ủ tạo phân bón. +Xã cần xử phạt các hộ gây ô nhiễm môi trường, nêu tên trên loa để làm gương, không công nhận gia đình văn hoá + 4. Viết bài thu hoạch : Học sinh hoàn thành bản thu hoạch cá nhân. 4. Kiểm tra - đánh giá - Thu bài thực hành. - GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. - Khen, động viên cả lớp. Biểu dương nhóm làm tốt, nhắc nhở hướng dẫn một số thiếu sót của các nhóm. 5. Hướng dẫn về nhà - Đọc và nghiên cứu trước bài mới: “ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, liên hệ thực tế cuộc sống, sưu tầm các tranh ảnh và các thông tin liên quan đến bài học. - Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, tái sử dụng các đồ dùng đã bỏ dưới nhiều hình thức... MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐĨA CD DO HỌC SINH CUNG CẤP (Tiếp) * Ô nhiễm do sản xuất làng nghề : Nước rửa, mùi sơn, bụi, tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường * Ô nhiễm do nông nghiệp : Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan. Vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, gần nguồn nước. Đốt rơm rạ Vứt rơm rạ xuống máng * Ô nhiễm do chăn nuôi : Các sản phẩm thải từ chăn nuôi thải trực tiếp ra ngoài môi trường Phạm vi áp dụng: Với điều kiện hiện nay điện thoại di động ( Hoặc máy ảnh) có thể chụp ảnh, quay phim bây giờ khá phổ biến với nhiều gia đình. Chính vì vậy việc yêu cầu các em chụp hình hoặc quay phim về môi trường xung quanh bây giờ không còn là vấn đề khó. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm này có thể linh động áp dụng được khá rộng ở nhiều bài đặc biệt là các bài có giáo dục môi trường trong các môn như: Trong môn sinh học: + Bài 3,14,30,34,37- 43,46,47,48,53 – Sinh học 6. + Bài 2,27,29,44,59,64,65,66 – Sinh học 7. + Bài 22,33,50– Sinh 8. + Bài 21-25,27,29,30,45,46,50-57,60-62 – Sinh 9. Trong môn hóa học : + Bài 25,28,31,36 – Hóa học 8. + Bài 2,11,21,28 – Hóa học 9. Trong môn vật lí : + Bài 26,27 –Vật lí 6. + Bài 1,3,5,7,29 – Vật lí 7. + Bài 6,16 – Vật lí 8. + Bài 19,48,49,56 – Vật lí 9. Trong môn công nghệ : + Bài 2,8,11,12 – Công nghệ 6 + Bài 2,3,6,7,13,19,37,44 – Công nghệ 7. Trong môn giáo dục công dân : + Bài 1,3,10 – Giáo dục công dân 6. + Bài 14,15 – Giáo dục công dân 7. + Bài 3,7 – Giáo dục công dân 8. + Bài 9,18 – Giáo dục công dân 9. Trong môn ngữ văn: + Bài 1,2,3,4,5 ( Tập 1) – 7,8,16 ( Tập 2) Ngữ văn 6. + Bài 7,8 ( Tập 2) – Ngữ văn 7. + Bài 3,4,5 ( Tập 1) – 8 ( Tập 2) Ngữ văn 8. + Bài 13,15( Tập 2) – Ngữ văn 9. Trong môn địa lí: + Bài 17,23,26 – Địa lí 6. + Bài 9,10, – Địa lí 7. + Bài 31,33,36 – Địa lí 8. + Bài 4,7,8,43 – Địa lí 9. Hiệu quả: Học sinh được tự mình tham gia vào xây dựng một phần bài học nên học sinh rất hứng thú, thích tìm hiểu và ham học môn học. Học sinh tự mình sưu tầm các tài liệu có liên quan sẽ làm bài học trở nên phong phú và sinh động hơn do nội dung tư liệu nhiều và phong phú, có những hình ảnh mà giáo viên không có. Để có những hình ảnh và tư liệu gắn liền với bài học mà học sinh muốn sưu tầm thì đòi hỏi các em phải tự đọc và nghiên cứu bài trước dưới sự định hướng của giáo viên, điều này rất tốt cho việc tiếp thu kiến thức của các em trên lớp, càng khắc sâu thêm kiến thức và nuôi dưỡng niềm tin về khoa học trong các em. Giáo viên và học sinh có nhiều kênh hình để khai thác bài học, xây dựng hoặc củng cố kiến thức. Giờ học không còn khô khan, tẻ nhạt mà rất thu hút học sinh, và những hình ảnh đó sẽ có các tác động mạnh mẽ tới các em và khắc sâu hơn nữa kiến thức của bài học. Từ đó sẽ có tác động tốt đến nhận thức cũng như hành động của các em trong việc bảo vệ môi trường. Kết quả thực hiện: Để đánh giá khách quan hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 9 của trường THCS Thành Công . * Cụ thể trong năm học 2011-2012 tôi dạy thực nghiệm ở lớp 9A và lớp đối chứng 9B. Lớp Số học sinh nam Số học sinh nữ Tổng số Ghi chú 9A 18 14 32 Lớp thực nghiệm 9B 16 15 31 Lớp đối chứng * Năm 2012- 2013 tôi dạy thực nghiệm ở lớp 9A và lớp đối chứng 9B Lớp Số học sinh nam Số học sinh nữ Tổng số Ghi chú 9A 20 13 33 Lớp thực nghiệm 9B 12 18 30 Lớp đối chứng Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều có sự tương đồng nhất định cả về số lượng và khả năng học tập của học sinh. Sau giờ học tôi đã cho học sinh cả hai lớp kiểm tra 15 phút như sau: ĐỀ BÀI Câu 1(5 điểm): Môi trường ở địa phương em có bị ô nhiễm không? Nếu có hãy nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở địa phương? Hãy kể một số biện pháp để khắc phục sự ô nhiễm môi trường đó? Câu 2(5 điểm): Em có cảm tưởng gì sau khi học xong bài thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường địa phương nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung? ĐÁP ÁN Đáp án Thang điểm Câu 1. - Môi trường ở địa phương em có bị ô nhiễm - Nguyên nhân: + Do ý thức chưa cao của người dân. + Không có nơi tập kết và tiêu huỷ rác đúng quy định, xa khu dân cư. Nên đổ, vứt rác tự do, bừa bãi gây mất vệ sinh. + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng, vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi. + Trong chăn nuôi, sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ ở nhiều gia đình chất thải, khí thải, bụi gỗ, nước thải không được xử lí thải trực tiếp ra ngoài môi trường. + Khói thuốc, khói đốt rác, đốt than, khói do các phương tiện sử dụng xăng dầu thải ra, bụi... + Đốt rơm sau mỗi vụ gặt, đặc biệt là rơm phơi chưa khô. .... - Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương: + Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi người dân. + Thực hiện tốt việc đổ rác đúng nơi quy định. Địa phương cùng nhân dân tiến hành xây nơi tiêu huỷ rác theo đúng quy định. + Thực hiện đúng và an toàn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt,chăn nuôi, sản xuất. + Tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng sạch. + Ứng dụng kĩ thuật khoa học tiên tiến vào sản xuất như xây hầm bioga trong chăn nuôi, tiến hành ủ rơm bằng chế phẩm sinh học Biomix-RR để hạn chế khói gây ô nhiễm không khí đem lại nguồn phân hữu cơ lớn... 1đ 2đ 2đ Câu 2. - Sau khi học xong bài thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương em nhận thấy tình trạng ô nhiễm ở địa phương em nói riêng và cả ở nhiều nơi khác đã và đang diễn ra khiến chúng ta ai cũng thấy đáng sợ, bởi ô nhiễm môi trường sẽ gây ra rất nhiều bất như các bệnh tật ngày càng gia tăng, khí hậu thất thường...gây nguy hiểm lợi cho con người và các sinh vật khác trên trái đất. - Để góp phần bảo vệ môi trường địa phương nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung em sẽ: + Chăm chỉ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa thường xuyên, vệ sinh trường lớp, ngõ xóm và những nơi công cộng theo lịch, đổ rác đúng nơi quy định. + Trồng và chăm sóc cây xanh. Không phá hoại cây xanh. + Tái sử dụng các vật dụng khi có thể, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. + Tuyên truyền để những người trong gia đình và những người xung quanh cùng thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. + Thực hiện nghiêm túc theo luật bảo vệ môi trường... ( Nếu học sinh trả lời khác nhưng có ý đúng vẫn cho điểm.) 2đ 3đ KẾT QUẢ THỐNG KÊ ĐIỂM - Năm học 2011 - 2012: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ghi chú 9A 0 0 0 0 2 6,25% 3 9,38% 6 18.75% 10 31,25% 7 21,87% 4 12,5% Lớp thực nghiệm 9B 0 0 0 1 3,2% 5 16,1% 8 25,8% 8 25,8% 7 22,6% 2 6,5% 0 Lớp đối chứng - Năm học 2012 - 2013: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ghi chú 9A 0 0 0 0 0 2 6,1% 4 12,1% 12 36,3% 9 27,3% 6 18,2% Lớp thực nghiệm 9B 0 0 0 0 3 10% 6 20% 10 33,4% 7 23,3% 3 10% 1 3,3% Lớp đối chứng Kết quả cho thấy ở lớp thực nghiệm: - Học sinh đạt được mục tiêu bài học. - Học sinh tỏ ra hứng thú hơn hẳn với môn học. - Học sinh có ý thức hơn, tập trung và tự giác hơn trong quá trình tự điều tra, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên trong bài thực hành. - Đặc biệt là sự khắc sâu, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ô nhiễm môi trường thôi thúc học sinh không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Cụ thể kết quả lớp 9A năm học 2011-2012: - Học sinh đã làm được và phân tích khá tốt về kết quả điều tra, hoàn thành tốt bài thu hoạch hơn so với các bạn lớp 9B. - Sau khi học xong bài thực hành này, nhận thức của học sinh cả hai lớp đều có tiến bộ nhưng ở lớp 9A sâu sắc hơn, các em đã có những hành động cụ thể thường xuyên tham gia vào việc vệ sinh môi trường như đăng kí tham gia dọn cỏ ở nghĩa trang liệt sĩ, quét dọn một số di tích lịch sử của địa phương, tiếp tục duy trì tốt vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây ở trường... - Tuy nhiên năm đầu tiên dạy thực nghiệm giáo viên chưa quán triệt học sinh chỉ lấy ảnh quan sát được ở địa phương nên các em có lấy thêm một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên mạng Internet, trong đĩa CD đôi chỗ chữ còn nhầm và một số ảnh quay ngang nên chưa đẹp mắt. Cụ thể kết quả lớp 9A năm học 2012-2013: - Các em điều tra kĩ và phân tích tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra một số giải pháp hữu ích để có thể làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Làm tốt bài thu hoạch và bài kiểm tra thử của giáo viên sau tác động hơn so với lớp 9B. - Học sinh lớp 9A có ý thức, nghiêm túc hơn 9B trong việc tiếp tục duy trì khá tốt các hoạt động như +Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử. +Vệ sinh và giữ gìn tốt môi trường xanh sạch đẹp của trường lớp. - Ngoài ra dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên thì học sinh lớp 9A đã: +Làm các khẩu hiệu về vệ sinh môi trường để tuyên truyền ở những nơi công cộng. +Làm các sản phẩm từ các nguyên vật liệu phế thải như giấy để làm túi dùng thay túi đựng bằng nilon, tái sử dụng
Tài liệu đính kèm: