Bài 22: Dẫn nhiệt - Phạm Văn Chiến

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

 - Hiểu được dẫn nhiệt là gì?

 - So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

 - Tìm được ví dụ về sự dẫn nhiệt.

 2. Kỹ năng

 Biết làm và quan sát thí nghiệm.

 3. Thái độ

 Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

 1.Chuẩn bị của giáo viên

 Dụng cụ thí nghiệm hình 22.1, 22.2, 22.3, và 22.4

 2.Chuẩn bị của học sinh

 - Học bài cũ: Nhiệt năng

 - Chuẩn bị bài mới

III. Các bước lên lớp.

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì?

 TL: - Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

 - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

 - Các cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?

 TL: Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng

 - Thực hiện công

 VD: Cọ xát vật vào tay

 - Truyền nhiệt

 VD: Bỏ vật vào nước nóng ( lạnh ).

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 22: Dẫn nhiệt - Phạm Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Phạm Văn Chiến
Lớp: KTCN – Lý K32
Bài 22: DẪN NHIỆT
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức
 - Hiểu được dẫn nhiệt là gì?
 - So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
 - Tìm được ví dụ về sự dẫn nhiệt.
	2. Kỹ năng
	Biết làm và quan sát thí nghiệm.
	3. Thái độ
	Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
	1.Chuẩn bị của giáo viên
	Dụng cụ thí nghiệm hình 22.1, 22.2, 22.3, và 22.4
	2.Chuẩn bị của học sinh
	- Học bài cũ: Nhiệt năng
	- Chuẩn bị bài mới
III. Các bước lên lớp.
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì?
	TL: - Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.	
	- Các cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?
	 TL: Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng
	 - Thực hiện công
	 VD: Cọ xát vật vào tay
	 - Truyền nhiệt
	 VD: Bỏ vật vào nước nóng ( lạnh ).
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A. Hoạt động 1: Nêu vấn đề
 Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật và từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài hôm nay.
B. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
- Em hãy nêu dụng cụ thí nghiệm.
- Các bước tiến hành thí nghiệm?
- Thực hiện thí nghiệm như hình 22.1
- C1: Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
- C2: Cho biết thứ tự các đinh rơi xuống như thế nào?
- C3: Dựa vào thứ tự rơi của đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.
- Sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm gọi là sự dẫn nhiệt.
C. Hoạt động 3: Tính dẫn nhiệt của các chất
- Nêu dụng cụ của thí nghiệm 1
- Các bước tiến hành thí nghiệm? 
- Tiến hành thí nghiệm 1 (Sự dẫn nhiệt của chất rắn)
- C4: Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
- C5: So sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Rút ra kết luận?
- Nêu dụng cụ của thí nghiệm 2
- Các bước tiến hành thí nghiệm?
- C6: Nước ở phần trên ống nghiệm sôi, miếng sáp ở đáy ống nghiệm có chảy ra không? Nhận xét về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
- Nêu dụng cụ của thí nghiệm 3
- Các bước tiến hành thí nghiệm?
- C7: Đáy ống nghiệm nóng thì miếng sáp có bị nóng chảy không? Nhận xét về tính dẫn nhiệt của chất khí?
D. Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu học sinh trả lời từ C8 đến C12
- Giá thí nghiệm, thanh đồng có gắn đinh sắt bằng sáp, đèn cồn.
- Dùng đèn cồn đốt 1 đầu thanh đồng và quan sát.
- Quan sát thí nghiệm
- Nhiệt độ truyền đến sáp làm nó nóng và chảy ra.
- a, b, c, d, e.
- Nhiệt năng được truyền từ đầu A tới đầu B.
- Giá thí nghiệm, 3 thanh: đồng, nhôm, thủy tinh có gắn đinh bằng sáp, đèn cồn.
- Dùng đèn cồn đốt đồng thời 3 thanh và quan sát.
- Học sinh quan sát thí nghiệm
- Không. Hiện tượng này chứng tỏ kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
- Đồng > nhôm > thủy tinh.
Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
- Giá thí nghiệm, ống nghiệm đựng nước, đáy có miếng sáp, đèn cồn.
- Dùng đèn cồn đốt ở đầu trên ống nghiệm và quan sát
- Không. Hiện tượng này chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
- Giá thí nghiệm, ống nghiệm chứa không khí, nút gắn 1 cục sáp, đèn cồn.
- Dùng đèn cồn đốt ở đáy ống nghiệm và quan sát
- Không. Hiện tượng này chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém.
Học sinh trả lời.
I. Sự dẫn nhiệt
 1. Thí nghiệm ( Sgk/77 )
 2.Trả lời câu hỏi
- C1: Nhiệt độ truyền đến sáp làm nó nóng và chảy ra.
- C2: Thứ tự các đinh rơi xuống: a, b, c, d, e.
- C3: Nhiệt năng được truyền từ đầu A tới đầu B
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất
 1. Thí nghiệm 1 (Sgk/77)
- C4: Không. Hiện tượng này chứng tỏ kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
- C5: Đồng > nhôm > thủy tinh.Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
 2. Thí nghiệm 2 (Sgk/78)
- C6: Không. Hiện tượng này chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
 3. Thí nghiệm 3 
(Sgk/ 78)
- C7: Không. Hiện tượng này chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém.
III. Vận dụng
- C8: Học sinh tự trả lời
- C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
- C10: Vì mặc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra các lớp không khí mỏng dẫn nhiệt kém.
- C11: Mủa đông. Vì mùa đông lạnh, chim xù lông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém.
- C12: Trời rét nhiệt độ cơ thể lớn hơn nhiệt độ bên ngoài, kim loại dẫn nhiệt tốt nên nhiệt trong cơ thể truyền ra bị phân tán nhanh nên ta cảm thấy lạnh và ngược lại.
	4. Củng cố
	- Sự dẫn nhiệt
	- Nhận xét về tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
	5. Dặn dò
	- Đọc phần ghi nhớ Sgk/79
	 - Đọc phần có thể em chưa biết Sgk/79
 - Làm bài tập trong SBT và chuẩn bị bài 23: “Đối lưu – Bức xạ nhiệt”	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Dẫn nhiệt - Phạm Văn Chiến.doc