Chuyên đề Những kết quả nổi bật về kinh tế - Xã hội, quốc phòng – an ninh tỉnh hà tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015; một số định hướng trong thời gian tới

- Trong những năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, can thiệp quân sự, lật đổ, xu hướng đòi ly khai, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn là những nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định.

 - Trong nước, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Vấn đề quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo đặt ra những nhiệm vụ mới khó khăn và cấp bách, đặc biệt sau những động thái mới của tình hình khu vực và quốc tế. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình”, nhất là trước thềm đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.

- Hà Tĩnh có xuất phát điểm thấp, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đồng thời có 2 khu kinh tế ( Khu kinh tế Vũng Áng, KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo) đang từng bước khẳng định rõ vai trò động lực phát triển của quốc gia. Đây vừa là thuận lợi, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là việc kẻ địch có thể lợi dụng những nhân tố bất lợi để kích động, gây rối, làm mất ổn định chính trị (Vụ việc ở Formosa, ngày 14/5/2015 là ví dụ điển hình)

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Những kết quả nổi bật về kinh tế - Xã hội, quốc phòng – an ninh tỉnh hà tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015; một số định hướng trong thời gian tới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp (năm 2014, tỷ trọng CN, XD, TM, DV chiếm trên 82,5%; NN dưới 17,5%); có 2 khu kinh tế trọng điểm quốc gia được xác định là động lực phát triển của tỉnh, khu vực và quốc gia, 19 khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ CN, thu hút 426 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký 40 nghìn tỷ đồng và 16,5 tỷ USD; có 14 Chương trình MTQG được triển khai trên địa bàn với tổng kinh phí 4.892.156 triệu đồng; CTMTQG xây dựng NTM đạt hiệu quả cả chiều rộng và chiều sâu, tính đến thời điểm hiện nay có 26 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 7 tiêu chí... 
+ Là một trong những tỉnh có tốc độ thu ngân sách tăng nhanh. Giai đoạn 2011 – 2014 đạt 24.337 tỷ đồng, tăng 4,76 lần so với gđ 2006 – 2010, riêng năm 2014 đạt 11.746 tỷ đồng, gấp 7,72 lần năm 2010 (1.520 tỷ đồng), 7 tháng đầu năm đạt gần 7.600 tỷ đồng, ước cuối 2015 đạt 15.000 tỷ đồng 
 + Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, gđ 2011- 2014 bình quân đạt 3,25 tỷ USD/năm, 6 tháng đầu năm đạt 1.193 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. 
+ Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư từ nước ngoài (FDI), gồm 56 dự án với tổng vốn đầu tư trên 17 tỷ USD. Đứng tốp đầu cả nước có số lượng doanh nghiệp mới thành lập, năm 2014, cấp chứng nhận kinh doanh cho 500 DN thành lập mới, 6 tháng đầu năm là 292 DN, nâng tổng số lên 5000 DN. 
+ Cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, chỉ số cải cách HC đứng thư 10 toàn quốc; mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin xếp thứ 7 toàn quốc. 
II. Kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh
1. Các công trình, dự án trọng điểm triển khai đảm bảo đúng tiến độ, nhiều dự án công nghiệp trọng điểm hoàn thành đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
 - ĐH Đảng bộ lần thứ 17: Huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển
 - Chính sách thu hút đầu tư (tại KKT): 
+ Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiêp 10% trong 15 năm, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
+ Miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm đối với những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao.
+ Miễn tiền thuê đất tối đa trong 15 năm tại KKT Vũng Áng, 11 năm đầu tại KKT Cửa khẩu QT Cầu Treo
- Hiện nay, Hà Tĩnh đứng tốp đầu thu hút đầu tư; xếp thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư từ nước ngoài (FDI), có 11 nước và vùng lãnh thổ đầu tư, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Brunei, Úc, Mỹ, Séc; trong nước nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng đầu tư như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN, Tập đoàn than khoáng sản VN, Tập đoàn Vỉngoup. 
1.1. Khu kinh tế Vũng Áng: 
- Là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, từng bước trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của khu vực và cả nước, mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Hiện nay đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư, xây dựng; có gần 400 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký gần 25 tỷ USD. 
- Tại KKT đã hình thành một trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực ĐNA với 3 sản phẩm công nghiệp chủ lực như thép (22,5 triệu tấn – thép Thái Nguyên: công suất sx thép đạt 650.000 tấn/năm), Nhiệt điện (7.000MW – Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 trước đó được xem lớn nhất cả nước đạt 600MW) và dịch vụ cảng nước sâu (sâu nhất VN, cửa ngõ ngắn nhất thông ra các hải cảng quốc tế của khu vực miền Trung VN, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; có 59 cầu cảng cho phép tàu từ 5 – 30 vạn tấn cập bến – Tân cảng Hải Phòng, cảng biển lớn nhất miền Bắc cho phép tàu trọng tải 20.000 tấn cập bến). 
- Thu ngân sách tại KKT chiếm gần 70% ngân sách của tỉnh (Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2015, thu ngân sách tỉnh đạt 5.500 tỷ đồng, trong đó thu từ KKT Vũng Áng đạt 4620 tỷ đồng).
1.2. Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
- Là một trong 8 KKT cửa khẩu trọng điểm Quốc gia; là đầu mối giao thương nối Hà Tĩnh với Lào, Thái Lan, Myanma, giữa các tỉnh tiểu vùng sông MêKông và hành lang kinh tế Đông-Tây. 
- Có 205 doanh nghiệp và gần 1500 hộ cá thể đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn KKT. 
- Hiện nay, chính phủ VN và chính phủ Lào đã có chủ trương thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới theo mô hình “hai quốc gia một chính sách” nhằm đơn giản hoá thủ tục hải quan, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa VN, Lào và các nước trong khối ASEAN. Đến nay đã thu hút được 21 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 3.000 tỷ VNĐ.
Đánh giá: 
- KKT trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng vạn lao động; tạo nguồn lực quan trọng để tỉnh tái cơ cấu kinh tế, đầu tư cho công nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, từng bước thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; 
	- Sự phát triển của các KKT là trọng yếu để tạo đột phá trong công nghiệp cả về quy mô và năng lực sản xuất. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mới, khó, nóng, nhạy cảm đặt ra mà trong lịch sử tỉnh chưa từng có đòi hỏi cả hệ thống chính trị dồn sức quyết liệt để giải quyết. Chẳng hạn:
+ Yếu tố người nước ngoài (đa phần TQ) sinh sống và làm việc trên địa bàn: Tổng số lao động KKT: 40.600 người (Formosa trên 34.000 người), trong đó lao động VN: 32.902 người; nước ngoài 7698 người (TQ: 6106 người); 29 quốc tịch; lao đông nước ngoài được cấp phép: 97%; Tổng diện tích KKT: 22.781ha, trong đó Formosa 2025ha
+ Quá trình vận động di dời khoảng 5000 hộ/18.000 khẩu (1.400 hộ giáo/7.500 khẩu) à liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư, đền bù, tôn giáo (di dời 50 nhà thờ, đền thờ, trong đó có 1 nhà thờ xứ mấy trăm năm và 5 nhà thờ giáo họ), sáp nhập trường (24 trường sáp nhập thành 12 trường, trong đó 6 Mầm non, 7 Tiểu học, 11 THCS)... 
+ Những vấn đề thế giới có, VN có thì Hà Tĩnh có, như: gây rối ở công trường Fomosa ngày 14/5/2014, sập dàn giáo 25/3/2015, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng, ngăn trẻ đến trường nhằm tạo sức ép đối với cấp ủy, chính quyền... 
	Hiện nay, những khó khăn, vướng mắc đã và đang tích cực được giải quyết, góp phần quan trọng đảm bảo tiến độ triển khai và đưa vào hoạt động hiệu quả của các dự án trọng điểm, từng bước phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
2. Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu
- NQ ĐH 17 đề ra nhiệm vụ, giải pháp: Phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sớm hoàn thành xây dựng quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh, huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho nhiệm vụ quan trọng này (Xây dựng NTM)
 - Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM được quan tâm chỉ đạo quyết liệt: 
+ Xây dựng đề án tái cơ cấu sớm; ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách (30 loại NQ, ĐA, cơ chế); huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quy định ngày thứ 7 hàng tuần là ngày NTM 
+ Tổng vốn đầu tư gđ 2011 – 2015 hơn 28.360 tỷ đồng (tín dụng 61%, ngân sách 17%, nội lực dân 11%, doanh nghiệp 9%). Có chính sách ưu tiên nguồn lực phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực (nguồn vốn giải ngân 5 tháng đầu năm cho thực hiện các chính sách nông nghiệp là 36,3 tỷ đồng, trong đó chính sách cá bơn, cá mú và lợn nái cấp ứng 20,8 tỷ, chiếm 57,3%); thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư, chuyển giao giống, công nghệ cao, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất. 
- Kết quả: 
+ Sx nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản bình quân đạt 5,46 %/năm (chỉ tiêu ĐH trên 3,3%/năm), giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha (chỉ tiêu ĐH > 65 triệu đồng); sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 45,2% (đạt chỉ tiêu ĐH); độ che phủ rừng đạt trên 52,9%; tổng sản lượng thuỷ sản đạt 47.500 tấn (tăng 26,5% so với năm 2010). 
 Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực (lợn, bò, tôm, hươu, cam, bưởi có bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại (Hươu > 80% hươu cả nước); thực hiện thành công mô hình sx rau củ quả công nghệ cao trên cát hoang hoá ven biển, năng suất 52 – 58 tấn/ha, giá trị thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha. 
+ Xây dựng NTM xếp tốp đầu cả nước, là 1/5 tỉnh được TW chọn làm điểm chỉ đạo, đến nay có 26 xã đạt chuẩn NTM (TB cả nước 8,8% tính đến thời điểm tháng 3/2015, Hà Tĩnh 13%), không còn xã dưới 7 tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2015có 49 xã đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 23 %). Hiện đã xây dựng 7.311 mô hình sx, kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng, trong đó có 726 mô hình doanh thu trên 1 tỷ. Xây dựng thành công mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu được BCĐ Trung ương đánh giá 1/5 mô hình mẫu điển hình cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng nhanh, năm 2014 đạt gần 20 triệu đồng/người, tăng 2,3 lần so với năm 2010. 
Đánh giá: 
+ Những chuyển biến tích cực của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt hiệu quả bước đầu từ Chương trình MTQG xây dựng NTM đã thúc đẩy KT – XH phát triển, làm thay diện mạo nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân (Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh: năm 2011: 23,9%; 2014: 7,42%, 6 tháng đầu năm 2015 giảm còn 6,7%, ước 2015 còn 5%.). 
+ Hạn chế từ NTM: Một số địa phương thiều quyết liệt trong xây dựng NTM -> kết quả chưa đồng đều ở các địa phương (Trong 3 tháng có 37 xã không xây dựng mới mô hình sx, kinh doanh, 165 xã không thành lập mới HTX, 149 xã không thành lập mới DN); số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít, hiệu quả hoạt động kinh tê tập thể chưa cao
 Để đảm bảo xây dựng NTM nhanh và bền vững cần có giải pháp đồng bộ, đặc biệt quan tâm chính sách thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (huy động đóng góp của người dân phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, phù hợp khả năng của người dân), tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm 
3. Văn hoá – xã hội chuyển biến tích cực
- GD – ĐT luôn là một trong 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc; năm 2014 có 69/76 em đạt HSG cấp quốc gia, đạt tỷ lên gần 91%, xếp thứ nhất toàn quốc; có học sinh tham gia và giành HC trong các kỳ thi quốc tế (em Nguyễn Thị Việt Hà học sinh THPT chuyên đạt HC đồng Kỳ thi OLYMPIC toán Quốc tế lần thứ 56 tổ chức tại Thái Lan); Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 có tỷ lệ tốt nghiệp 97,2% (cả nước đạt 91,58%, HT thuộc các tỉnh dẫn đầu), trong đó hệ THPT đạt tỷ lệ 97,81%, GDTX đạt 88,26%; tuyển sinh ĐH, CĐ có 109 lượt thí sinh đạt 26 điểm trở lên, 67 lượt đạt 27 điểm trở lên, gấp gần 2,5 lần năm 2014( có 27 lượt thí sinh đạt 27 điểm trở lên). 
- Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh được tập trung, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, tích cực triển khai các kỹ thuật mới ở tuyến tỉnh và huyện. 
- Văn hoá, khoa học công nghệ được chú trọng, Hà Tĩnh được UNESCO công nhận Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt kết quả thiết thực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo gđ 2011-2015 ước đạt 51%, tăng 16% so với gđ 2006-2010, vượt chỉ tiêu ĐH 1%; giải quyết việc làm cho 3. 21 vạn người (chỉ tiêu ĐH 3.2 vạn); giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3-4%, đạt chỉ tiêu ĐH đề ra
3. An ninh - quốc phòng 
- Tổ chức và quán triệt kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của TW, của tỉnh về công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt về các vấn đề về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo.
- Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh được chú trọng; bồi dưỡng kiến thức tôn giáo, dân tộc được quan tâm. 
- Chỉ đạo, tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã gắn với diễn tập phòng chống khủng bố, bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng cháy, chữa cháy.
- Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc đột xuất, phức tạp, đặc biệt các vụ việc liên quan đến yếu tố người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại HT có ảnh hưởng đến hoạt động của dự án khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm (1. Vụ gây rối trật tự an toàn tại Fomosa ngày 14/5 khiến 1 người chết, 149 người bị thương: tiến hành bắt giữ 99 đối tượng, khởi tố bị can đối với 36 đối tượng về hành vi gây rối trật tự và trộm cắp tài sản, tạm giam 33 bị can, tuyệt phạt 14 bị cáo liên quan trong vụ án với  tổng mức án là 153 tháng tù giam. 2. Vụ sập giàn giáo ngày 25/3 ở công trường Fomosa làm 13 người chết, 28 người bị thương: khởi tố hình sự, bắt tạm giam 2 người Hàn Quôc “vi phạm quy định về an toàn lao động”; ngay thời diểm xảy ra vụ việc đã tập trung cứu chữa, thăm hỏi nạn nhân và gia đình, hỗ trợ ban đầu 30 triệu cho gia đình có nạn nhân bị chết, yêu cầu 24 nhân viên Công ty Sam sung C&T tạm ngừng xuất cảnh phục vụ điều tra); Bảo vệ an toàn các mục tiêu kinh tế, các sự kiện trọng đại, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế đến hoạt động tại địa bàn. 
- Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường, công tác an toàn giao thông được triển khai thường xuyên.
- Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý lao động, quản lý người nước ngoài được tăng cường. Tổng số lao động KKT: 40.600 người (Formosa trên 34.000 người), trong đó lao động nước ngoài 7698 người (TQ: 6106 người), đến thời điểm hiện nay đã cấp được 10.506 Giấy phép lao động cho người nước ngoài (97%). 
Trong nhiệm kỳ qua, nhìn chung công tác quốc phòng – an ninh được tăng cường, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nội bộ nhân dân đoàn kết, đồng thuận cao à góp phần tạo môi trường tốt thu hút đầu tư nhằm phát triển KT –XH, nâng cao tiềm lực và vị thế của tỉnh về quốc phòng – an ninh. 
 III. Một số định hướng trong thời gian tới (Nhiệm kỳ 2015 – 2020)
1. Dự báo tình hình 
Thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh sẽ gây nhiều bất lợi. 
 - Trong tỉnh: 
+ Khó khăn, thách thức: Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ; giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững còn nhiều thách thức; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp; khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm chủ lực còn hạn chế; nguồn lực chất lượng cao còn thiếu 
+ Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền có nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; các dự án lớn đã và sẽ đi vào hoạt động góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách, tăng thu nhập cho nhân dân.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 22%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 40 triệu đồng, năm 2020 trên 75 triệu đồng. 
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: CN, XD trên 56%; DV trên 34,3%; Nông, lâm, thủy sản dưới 9,7%
- Thu ngân sách năm 2015 đạt 15000 tỷ đồng, phấn đấu 38.000 tỷ trong những năm tiếp theo. 
- Sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn; giá trị sản xuất đạt trên 135 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; trên 50% số xã và 2 -3 huyện đạt chuẩn NTM.
- Tỷ lệ khu CN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trên 80%; 100% dân số thành thị được sử dụng nước sạch, dân sô nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,8 – 2%/năm theo chuẩn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.
- Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn QG trên 92%; 90% xã đạt chuẩn QG về y tế.
- Xây dựng thành phố HT đạt đô thị loại II (năm 2017), thị xã Hồng Lĩnh (năm 2018) và thị xã Kỳ Anh ( năm 2020) đạt đô thị loại III.
3. Một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
3.1. Về phát triển kinh tế
- Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN –XD và DV; ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, đảm bảo phát triển nền nông nghiệp toàn diện, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh theo hướng hiện đại, công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án. Tập trung giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trọng điểm triển khai đúng tiến độ, chất lượng. Tiếp tục ban hành, bổ sung cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển
- Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch, tài chính, tín dụng.
- Đẩy mạnh tăng thu ngân sách và chuển dịch cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên chi ngân sách cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Đẩy mạnh huy động vốn, tập trung vốn ưu đãi để đầu tư các dự án lớn, trọng điểm. 
3.2. Về văn hóa, xã hội
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33 – NQ/TW về văn hóa; Qu hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đề án, chính sách về văn hóa, thể thao, du lịch. Tổ chức tốt các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại, trước mắt tập trung lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào ND; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, nhất là di sản văn hóa phi vật thể Ca Trù và dân ca Ví, Giặm.
- Tiếp tục đổi mới GD-ĐT theo Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI, Nghị quyết 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, năng lực, đạo đức, kỹ năng sống cho người học; nâng cao năng lực công tác đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, cung cấp lao động có trình độ tay nghề cao cho các khu kinh tế, khu công nghiệp và c ác dự án lớn. 
- Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chủ động phòng, chống dịch bệnh; coi trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế; Quan tâm công tác DS –KHHGĐ.
- Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án về xây dựng gia đình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giảm nghèo, an sinh XH; các chính sách đối với người có công với cách mạng.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, truyền thông.
- Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nghị quyết 09-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển KH & CN nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH &CN vào sản xuất và đời sống.
3.3 Về quốc phòng – an ninh
- Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoach phát triển KT - XH với đảm bảo quốc phòng – an ninh.
- Tăng cường phối hợp hoạt động giữa 3 lực lượng: quân sự, công an, biên phòng. Chủ động nắm và kiểm soát tình hình, dự báo sát đúng, phát hiện kịp thời, xử lý nhanh gọn, dứt điểm các vụ việc khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn.
- Đảm bảo an ninh trật tự phục vụ ĐH đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 -2020 và các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn. Đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, các biện pháp phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn
IV. Một số vấn đề cần quan tâm về công tác giáo dục đạo đức trong trường phổ thông ở Hà Tĩnh hiện nay 
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đặt ra là: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề() Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Thực trạng
 - Đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Học sinh thiếu hiểu biết pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật và đạo đức, nghiện các trò chơi bạo lực, kích động, sa vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, sống ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và XH Đặc biệt thời điểm hiện nay, HT đang trên đà trở thành tỉnh có nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, bên cạnh thuận lợi còn nẩy sinh những khó khăn, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm trạng xã hội, trong đó có đối tượng vị thành niên, học sinh, sinh viên, nhất là ở những vùng có KKT, KCN trọng điểm (ảnh hưởng từ yếu tố nước ngoài, giải phóng mặt bằng, tái định cư, sáp nhập trườngà Tác động đến văn hóa, quan niệm sống, cách thức giáo dục đạo đức trong gia đình, cộng đồng dân cư, nẩy sinh hiện tượng đua đòi ăn chơi, sa vào tệ nạn XH, thiếu động cơ để phấn đấu học tập, trau dồi đạo đức Theo thống kê, trong năm 2013, HT có 424 học sinh bỏ học, trong đó THPT 269 hs chiếm 77%, riêng Kỳ Anh có khoảng 60 hs, tập trung chủ yếu ở bậc THCS. Ngoài những nguyên nhân cơ bản khác thì không thể không nói đến sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận HS và tác động từ mặt trái phát triển kinh tế tốc độ nhanh như hiện nay ). Hệ lụy của nó không chỉ ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường mà là gánh nặng của toàn XH vì các em là chủ nhân tương lai của đất nước. 
- Công tác giảng dạy đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống trong nhà trường chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động dạy và học chủ yếu tập trung vào định hướng nghề nghiệp, chuyên, chọn Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cả giáo viên trực tiếp dạy môn GDCD đều xem đây là môn phụ, không cần thiết phải đầu tư.
2. Nguyên nhân 
2.1. Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự hoạt động tràn lan, thiếu kiểm soát của các loại hình dịch vụ thông tin, trong đó có những dịch vụ mang nội dung xấu, dễ kích động đối với lứa tuổi học sinh. 
- Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương, đơn vị về công tác giáo dục đạo đức ở lứa tuổi vị thành niên còn hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng mức. 
- Thiếu sự quan tâm giá

Tài liệu đính kèm:

  • docTinh hinh kinh te Ha Tinh (1).doc