Bài 4, Tiết 4: Biểu diễn lực - Năm học 2013-2014

1.MỤC TIÊU :

 1.1.Kiến thức :

 - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

 - Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ

 1. 2.Kỹ năng :

 - Biểu diễn lực bằng vectơ - Minh họa lực bằng hình vẽ

 1.3.Thái độ :

 - Giáo dục tính cẩn thận khi biểu diễn lực

2. TRỌNG TÂM:

 - Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ

 - Biểu diễn lực bằng vectơ

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 4, Tiết 4: Biểu diễn lực - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỂU DIỄN LỰC 
Bài 4 - Tiết 4
Tuần 4 	 
Ngày dạy: 9/9/2013
1.MỤC TIÊU :
 1.1.Kiến thức : 
 - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
 - Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ 
 1. 2.Kỹ năng : 
 - Biểu diễn lực bằng vectơ - Minh họa lực bằng hình vẽ
 1.3.Thái độ : 
 - Giáo dục tính cẩn thận khi biểu diễn lực 
2. TRỌNG TÂM: 
 - Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ 
 - Biểu diễn lực bằng vectơ 
3. CHUẨN BỊ :
 3. 1. Giáo viên : 
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :Xe lăn, thanh thép nam châm, giá đỡ
 -Vẽ hình 4.2 và 4.3 ( sgk )
 3. 2. Học sinh : 
 - Ôn lại khái niệm về lực 
 -Phân tích lực ở hình 4.1 , 4.2 và 4.3 ( sgk )
4 . TIẾN TRÌNH :
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’)Kiểm tra sĩ số và phần truy bài của học sinh
 4.2.Kiểm tra miệng (4’)
Câu 1 ( 10 đ ) + Nêu khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều? 
Đáp án: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo 
 thời gian 
 – Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo 
 thời gian 
	+ Giải bài : 3.1 : Phần 1: C ; Phần 2 : A
Câu 2: ( 10 đ ) + Nêu công thức tính vận tốc
	Đáp án: 	s: Quãng đường :( m)
 t: thời gian : (t)
 + Giải bài : 3.4 (a. không đều ) b. 
 4.3. Bài mới:(35')
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập(2’)
	GV dựa vào mở bài sgk để đi vào bài
	VD :Thả một viên bi rơi thì vận tốc tăng do tác dụng nào ?
*HĐ 2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc ( họat động theo nhóm )(10’)
HS thực hiện các yêu cầu sau: 
 + HS quan sát hình 4.1 và 4.2
	+Nêu kết quả tác dụng của lực ?
	+Trả lời câu C1
	+Nêu các hiện tượng của vật xảy ra khi có tác dụng của lực
*HĐ3 :Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ 
( họat động cá nhân ) (15’)
	Thông báo cho HS các đặc điểm lực 
	+Khi biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được 3 đặc điểm nào ?
	Yêu cầu HS đọc phần 2 sgk
	+Phân tích đặc điểm của lực sau đó hãy biểu diễn các đặc điểm của lực
	+Hãy chỉ rõ và phân biệt véctơ lực và cường độ lực
	-GV treo tranh hình 4.3
	HS dựa vào hình vẽ hãy phân tích các đặc điểm của lực
*HĐ4 : Họat động nhóm phần vận dụng(8’)
Thảo luận C2 : ( Theo bàn )	
 +Trọng lực của vật là gì ? 5kg = ? N
+Điểm đặt tại đâu? +Cường độ của lực ? 
 +HS lên bảng vẽ
Cá nhân thực hiện C3 
GV vẽ to các hình 4.4 ( a, b, c ) 
Gọi HS lên bảng chỉ vào hình và trình bày đặc điểm của các lực
GV nhận xét sửa sai 
 +Lưu ý: Cách chọn tỷ lệ xích
 BIỂU DIỄN LỰC
I.Ôn lại khái niệm lực
 1.Ví dụ :
 Hình 4.1 :Lực hút của nam châm lên thép => Tăng vận tốc của xe lăn 
 Hình 4.2 : Lực tác dụng của vật lên quả bóng biến dạng và ngược lại
 2.Kết luận
 -Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc và làm vật biến dạng
II.Biểu diễn lực :
 1.Lực là một đại lượng véctơ
	-Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
	+Gốc là điểm đặt của lực
	+Phương, chiều trùng với phương chiều của lực
	+Độ dài biểu thị cường độ của lực
2.Cách biểu diễn và ký hiệu véctơ lực
	a). Biểu diễn lực
	độ lớn 	 
	 Ÿ Điểm đặt lực
b).Véctơ lực được ký hiệu : F
-Cường độ lực : F
c).Ví dụ : ( sgk / 16 )
+Điểm đặt A
+Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
+Cường độ F = 15N
+Tỷ lệ xích 5N
III.Vận dụng:
 C3:a). F 1: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ F1 = 20 N
 b).F2 : Điểm đặt tại c, phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N
 c). F3: :Điểm đặt tại c, phương nghiên một gốc 300 so với phương ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 = 30N
 4. 4.Câu hỏi ,bài tập củng cố (3’)
 -Khi biểu diễn một véctơ lực ta cần thể hiện các đặc điểm nào ? 
 -Giải bài 4.1 ( VBT ) chọn câu D
 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học (2’) 
 * Đối với bài học ở tiết học này : 
 -Học thuộc bài 
 -Làm bài tập 4.2 -> 4.5 ( VBT )
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : 
 Chuẩn bị :-Tìm hiểu về lực cân bằng 
 - Phân tích các lực ở hình 5.2 ( sgk ) / 17
5. RÚT KINH NGHIỆM: 
	* Nội dung : 	
	* Phương pháp : 	
 * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Biểu diễn lực.doc