A/ PHẦN I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây?
A. Chất đạm B. Chất kích thích
C. Chất béo D. Vi-ta-min và muối khoáng
Câu 2: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là:
A. Thụ thai B. Sự thụ tinh
C. Hợp tử D. Bào thai
Câu 3: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Từ 10 đến 15 tuổi. B. Từ 15 đến 19 tuổi.
C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi.
Câu 4: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết:
A. Do vi rút B. Do một loại kí sinh trùng
C. Muỗi A - nô - phen. D. Muỗi vằn
Câu 5: Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ:
A. Than đá - dầu mỏ B. Nhựa cây cao su
C. Nhà máy sản xuất cao su D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
A. Quặng sắt B. Thiên thạch rơi xuống Trái Đất
C. Lò luyện sắt D. Ý a và b đúng
PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn Khoa học lớp 5 Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : ........................................................................ lớp 5 ............... Điểm Nhận xét của giáo viên A/ PHẦN I: Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây? A. Chất đạm B. Chất kích thích C. Chất béo D. Vi-ta-min và muối khoáng Câu 2: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là: A. Thụ thai B. Sự thụ tinh C. Hợp tử D. Bào thai Câu 3: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi. B. Từ 15 đến 19 tuổi. C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi. Câu 4: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: A. Do vi rút B. Do một loại kí sinh trùng C. Muỗi A - nô - phen. D. Muỗi vằn Câu 5: Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ: A. Than đá - dầu mỏ B. Nhựa cây cao su C. Nhà máy sản xuất cao su D. Tất cả các ý trên Câu 6: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu? A. Quặng sắt B. Thiên thạch rơi xuống Trái Đất C. Lò luyện sắt D. Ý a và b đúng Câu 7: Điền các từ: ăn chín, rửa tay sạch, tiêu hóa, uống sôi, vào chỗ chấm sao cho phù hợp. Bệnh viêm gan A lây qua đường ............... Muốn phòng bệnh cần: " ............", " ...............",............trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. B. PHẦN II: Tự luận Câu 1: Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì? Câu 2: Em hãy nêu tính chất của đá vôi? Đá vôi dùng để làm gì? Câu 3: HIV là gì ? Nêu các đường lây nhiễm HIV ? ___________________________________________________ PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015 -2016 Phần I :Trắc nghiệm: 7 điểm Mỗi ý đúng 1 điểm 1.B 2.B 3.C 4. A 5.B 6.B 7. Các từ cần điền theo thứ tự là: tiêu hóa, ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch B. Phần II. Tự luận: 3 điểm Câu 1: (1 điểm) - Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu và thay quần áo. - Đặc biệt, hằng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần áo lót. Câu 2: ( 1 điểm ) - Tính chất: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít, đá vôi bị sủi bọt. - Công dụng: Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng. Câu 3: (1 điểm): Học sinh nêu được: - HIV là một loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật của con người. AIDS là giai đoạn cuối của người nhiễm HIV. - Các đường lây nhiễm HIV là: HIV lây qua đường máu, đường tình dục và có thể lây từ mẹ sang con. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng việt lớp 5: Phần Đọc hiểu – Luyện từ và câu Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian 30 phút ) Họ và tên học sinh : ........................................................................ lớp 5 ............... Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn sau Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH * Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái (từ câu 1 đến câu 5) trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là: A. Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Hai Thượng Lan Ông Câu 2: Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. Câu 3: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. Câu 4: Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. người bệnh B. người C. tôi Câu 5:. Trong câu: “Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi” Chủ ngữ là: A. suốt đời B. Lãn Ông C. tôi danh lợi Câu 6: Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ tương phản “ Tuy - nhưng”: PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng việt lớp 5: Phần Chính tả - Tập làm văn Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian 45 phút ) Họ và tên học sinh : ........................................................................ lớp 5 ............... Điểm Nhận xét của giáo viên I.Chính tả: Nghe - viết Viết bài “Mùa thảo quả” (SHDHTV5 tập 1B trang 23) Viết đầu bài và đoạn “từ Sự sống đến hắt lên từ dưới đáy rừng”. II. Tập làm văn: Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em mà em quý mến. Bài làm PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017 PHẦN BÀI ĐỌC: 10 điểm I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng. Câu 1 (0,75 điểm) Câu 2 (0,75 điểm) Câu 3 (0,75 điểm) Câu 4 (0,75 điểm) Câu 5 (1,0 điểm) Câu 6 (1,0 điểm) B C A C B HS đặt câu II. Đọc thành tiếng (5 điểm): HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. 1. Người gác rừng tí hon (trang 42) 2. Trồng rừng ngập mặm (trang 48) 3. Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( trang 81) 4. Thầy thuốc như mẹ hiền (trang 99) 5. Thầy cúng đi bệnh viện ( trang 108) 6. Ngu Công xã Trịnh Tường (trang 118) PHẦN BÀI VIẾT: 10 điểm I. Chính tả: Thời gian:15 phút ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, sạch đẹp ( 5 điểm ). - Mỗi lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn : Thời gian viết 30 phút ( 5 điểm) Yêu cầu: - Viết được bài văn tả người theo đúng thể loại yêu cầu. - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về câu¸ cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH BÀI KIỂM TRAĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Năm học 2016 - 2017 (Thời gian: 40 phút) Họ và tên học sinh : ............................................................................ Lớp 5 ........... Nhận xét của giáo viên Điểm A. PHẦN I: (6 điểm) I. LỊCH SỬ: (3điểm) Khoanh và chữ cái trước ý đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Chức vụ “Bình Tây Đại nguyên soái” do ai phong tặng cho ông Trương Định a. Triều đình nhà Nguyễn b. Ông tự phong c. Dân chúng và nghĩa quân d. Thực dân Pháp Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? a. Ngày 2/3/1930 b. Ngày 3/2/1930 c. Ngày 3/2/1931 d. Ngày 2/3/1931 Câu 3: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (a. không chịu làm nô lệ; b. hòa bình; c. cướp nước ta; d. nhân nhượng.) “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn, chúng ta phải. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm.................. lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định! II. ĐỊA LÍ: (3điểm) Khoanh và chữ cái trước ý đúng và hoàn thành các bài tập sau.. Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: a. Đà Nẵng b. Hà nội b. Thành Phố Hồ Chí Minh d. Cần Thơ Câu 2: Các dân tộc ít người của nước ta chủ yếu sống tập trung ở: a. Vùng núi và cao nguyên b. Đồng bằng c. Ven biển d. Vùng núi Câu 3: Hãy nối tên khoáng sản ở cột A với nơi phân bố ở cột B cho đúng. A B a) Dầu mỏ 1. Quảng Ninh b) Sắt 2. Hà Tĩnh c) A-pa-tít 3. Lào Cai d) Than 4. Biển Đông B. PHẦN II: (4 điểm) I. LỊCH SỬ: (2điểm) Câu 1. Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã đối mặt với những khó khăn nào? Câu 2 : Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu-đông năm 1950 nhằm mục đích gì? II. ĐỊA LÍ: (2điểm) Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ki lô mét vuông? Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG T H THANH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017 A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) I. LỊCH SỬ: (3điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm. Câu 1: Chức vụ “Bình Tây Đại nguyên soái” do ai phong tặng cho ông Trương Định? c. Dân chúng và nghĩa quân Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? b. Ngày 3/2/1930 Câu 3: Mỗi ý đúng (0,25 điểm). Kết quả là: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! II. ĐỊA LÍ: (3điểm) Mỗi câu đúng ghi 1 điểm. Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: c. Thành Phố Hồ Chí Minh Câu 2: Các dân tộc ít người của nước ta chủ yếu sống tập trung ở: a Vùng núi và cao nguyên Câu 3: Mỗi ý đúng (0,25 điểm): Thứ tự nối: a - 4 ; b - 2 ; c - 3 ; d - 1 B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) I. LỊCH SỬ: (2điểm) Câu 1. (1 điểm) Sau Cách mạng tháng tám nhân dân ta đã đối mặt với những khó khăn nào? Trả lời: Sau Cách mạng tháng tám nhân dân ta đã đối mặt với những khó khăn: - Giặc đói; - Giặc dốt; - Giặc ngoại xâm Câu 2: (1 điểm) Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu-đông năm 1950 nhằm mục đích là: - Giải phóng một phần biên giới Việt-Trung. - Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc. - Khai thông đường liên lạc Quốc tế. II. ĐỊA LÍ: (2điểm) Câu 1: (1 điểm) Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ki lô mét vuông? Phần đất liền của nước ta giáp với những nước: Lào; Cam Pu Chia, Trung Quốc Diện tích lãnh thổ nước ta là 331 000km2 Câu 2: (1 điểm) Nêu những đều kiện thuận lợi để phát trển du lịch ở nước ta. Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống... có các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn Toán lớp 5 Năm học 2016 - 2017 (Thời gian 40 phút) Họ và tên học sinh : ................................................................... Lớp 5 .......... Nhận xét của giáo viên Điểm PHẦN TRẮC NGHIỆM: A/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: 1% của 700 000 đồng là: A. 7 đồng B. 70 đồng C. 700 đồng D. 7000 đồng Câu 2: Số lớn nhất trong các số 39,402; 39,204; 40,392; 40,293 là: A. 40,392 B. 39,204 C. 40,293 D. 39,402 Câu 3: Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 3 m, chiều rộng 2,5m là: A. 75m2 B. 7,5m2 C. 5,5m2 D. 2,8m2 Câu 4: Một lớp học có 16 học sinh nữ và 24 học sinh nam. Tỉ số phần trăm số học sinh nữ với học sinh cả lớp là: A. 66,66% B. 40% C. 60% D. 140% Câu 5: Số thích hợp viết vào chỗ chấm 627m2 = ha là: A. 627ha B. 0, 0627ha C. 6,027ha D. 6,27 ha Câu 6: Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 3m, chiều rộng 24dm là: A. 72m2 B. 7,2m2 C. 3,6m2 D. 54 m2 B/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm Câu 7: Viết số thập phân có: a. Sáu đơn vị, chín phần mười là: . b. Ba mươi tám đơn vị, năm phần mười, bốn phần trăm là: Câu 8: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 5 kg 75 g = ...............kg 80 g = ................kg b) 46dm2 = ..................m2 45dm2 27 cm2 = ...................dm2 I. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Đặt tính rồi tính a) 36,743 + 49,164 b) 95,645 – 28,45 c) 34,05 x 2,8 d) 79,5 : 2,5 Câu 2: Tìm x: x : 41,8 = 72,3 ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... 15 : x = 0,85 + 0,35 .................................................................................... .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... Câu 3: Trong vườn có 500 cây, gồm các loại cây cam, cây chanh và cây chuối. Số cây cam chiếm 40% và số cây chanh chiếm 30% số cây trong vườn. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây chuối ? Bài giải .. _______________________________________ PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG T H THANH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017 I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm A/Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu trả lời đúng: 3 đ (mỗi câu 0, 5đ) 1. D 2.A 3.B 4.B 5.B 6.C B/ Viết số hoặc dấu thích hợp vào chỗ chấm: 2đ Câu 7: Viết số thập phân đúng: 1đ ý a) 6,9; ý b) 38,54. Câu 8: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 1đ a) 5 kg 75 g = 5,075 kg 80 g = 0,08kg b) 46dm2 = 0,46 m2 45dm2 27 cm2 = 45,27dm2 II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm Câu 1: Đặt tính rồi tính: 2đ a) 85,907 b) 67,195 c) 95,34 d) 31,8 Câu 2: 1đ x : 41,8 = 72,3 . x = 72,3 x 41,8 x = 3022,14 15 : x = 0,85 + 0,35 15 : x = 1,2 x = 15 : 1,2 x = 12,5 Câu 3: 2đ Bài giải Trong vườn có số cây cam là: 500 : 100 x 40 = 200 (cây) Trong vườn có số cây chanh là: 500 : 100 x 30 = 150 (cây) Trong vườn có số cây chuối là: 500 – (200 + 150) = 150 (cây) Đáp số: 150 cây chuối Lưu ý: Học sinh giải bằng cách khác ra kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2016 - 2017 Họ và tên học sinh : ........................................................................ lớp 5 ............... Điểm Nhận xét của giáo viên A. Đọc bài: Mầm non Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Một chú thỏ phóng nhanh Còn một vài lá đỏ Chẹn nấp vào bụi vắng Một mầm non nho nhỏ Và tất cả im ắng Còn nằm ép lặng yên Từ ngọn cỏ, làn rêu Chợt một tiếng chim kêu: Mầm non mắt lim dim - Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới ! Cố nhìn qua kẽ lá Tức thì trăm ngọn suối Thấy mây bay hối hả Nổi róc rách reo mừng Thấy lất phất mưa phùn Tức thì ngàn chim muông Rào rào trận lá tuôn Nổi hát ca vang dậy Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Mầm non vừa nghe thấy Như chỉ cột với cành Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc. Võ Quảng B. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lới đúng: Câu 1: Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào ? a. Dùng đại từ chỉ ngôi để chỉ mầm non. b. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. c. Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non. Câu 2: Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ? Mùa xuân Mùa thu Mùa hè Mùa đông Câu 3: Em hiểu Rừng cây trông thưa thớt. Như chỉ cội với cành nghĩa là thế nào? Rừng thưa thớt vì cây không có lá. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. Rừng thưa thớt vì rất ít cây. Câu 4: Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân. Câu 5: Ý chính của bài thơ là gì ? Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Miêu tả mầm non. Câu 6: Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ? Tính từ. Danh từ. Động từ. Câu 7: Hối hả có nghĩa là gì ? Mừng vui, phấn khởi vì được như ý. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. Câu 8: Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ? Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. Trên cành cây có những mầm non mới nhú. Bé đang học ở trường mầm non. Câu 9: Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng : nho nhỏ lim dim lặng im Câu 10: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thót, róc rách. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH THANH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 NĂM HỌC 2016 -2017 ĐÁP ÁN: Phần đọc hiểu (Đúng mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: b Câu 2: d Câu 3: a Câu 4: c Câu 5: a Câu 6: a Câu 7: c Câu 8: b Câu 9: c Câu 10: b PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG THANH NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn Toán lớp 5: Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : ........................................................................ lớp 5 ............... Điểm Nhận xét của giáo viên I. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng a, Số dư trong phép chia 1076,9 : 234 là: A. 5 B. 0,5 C. 0,05 D. 0,005 b, 16,2% x 3 = ? Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 4,86% B. 48,6% C. 486% c, 6 cm² 8 mm² = cm² Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 6,008 B. 6,08 C. 6,8 D. 68 d, Cho biết: 18,987 = 18 + 0,9 + .+ 0,007 Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 8 B. 0,8 C. 0,08 D. 0,008 II. Đặt tính rồi tính: a, 17,567 + 347,35 b, 728,497 – 563,7 .. .. .. .. .. .. c, 7,65 x 3,7 d, 99 : 8,25 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. III. Tìm x a, x - 7,5 = 3,7 x 4,1 b, x x 12,5 = 6 x 2,5 . . . . . . IV. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dành 32,5% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài giải .. .. .. .. .. .. .. .. V. Tính bằng cách thuận tiện: 0,8 x 96 + 1,6 x 2 .... .. .. PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH TRƯỜNG TH TÂN ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 5 NĂM HỌC 2016 -2017 I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu trả lời đúng (2.0đ) Câu 1: 2 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm) a, D b, B c, B d, C Câu 2: 2 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm) a, 364,917 b, 164,797 c, 28,305 d, 12 Câu 3: 3 điểm (mỗi ý đúng 1,5 điểm) a, x - 7,5 = 3,7 x 4,1 b, x x 12,5 = 6 x 2,5 x - 7,5 = 15,17 x x 12,5 = 15 x = 15,17 + 7,5 x = 15 : 12,5 x = 22,67 x = 1,2 Câu 4: 2 điểm Giải Chiều rộng của mảnh đất là: 18 x = 15 (m) Diện tích của mảnh đất là: 18 x 15 = 270 (m²) Diện tích đất để làm nhà là: 270 x 32,5 : 100 = 87,75 (m²) Đáp số: 87,75 m² Câu 5: 1 điểm 0,8 x 96 + 1,6 x 2 = 0,8 x 96 + 0,8 x 2 x 2 = 0,8 x (96 + 4) = 0,8 x 100 = 80
Tài liệu đính kèm: