Bài thu hoạch Module TH : 12 Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học

BÀI THU HOẠCH

Module TH : 12 Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học

1. Phân tích những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học hiện nay?

* Thuận lợi:

- Việc thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học hiện nay được BGD quán triệt rất chi tiết rõ ràng cùng với sự cụ thể hóa lồng ghép cụ thể của các cấp quản lí chuyên môn cho phù hợp với cơ sở thực tế.

- Quan điểm, nội dung chương trình tích hợp được BGD quán triệt cụ thể, tư tưởng rõ ràng.

- Người giáo viên có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu mở, tài liệu được BGD chỉ đạo qua các thông tư hướng dẫn, cung cấp nguồn tài liệu qua mạng nên giáo viên rất thuận lợi tiếp cận tư tưởng, quan điểm dạy học tích hợp.

- Bản thân sách giáo khoa đã có cấu trúc nội dung thể hiện quan điểm tích hợp qua các đơn vị học cụ thể qua các chủ đề, các phân môn. Các tài liệu tích hợp được cung cấp khá đầy đủ hoặc được cung cấp với địa chỉ rõ ràng.

- Có sự đổi mới trong nhận thức của giáo viên dạy ngày càng đầy đủ về tác dụng của tích hợp và sự cần thiết của tích hợp trong dạy học hiện nay.

* Khó khăn:

- Không phải trường học nào cũng được cung cấp đầy đủ tài liệu tích hợp, cũng không phải mọi giáo viên đều có khả năng tiếp cận tài liệu từ mạng.

- Còn nhiều giáo viên chưa thực sự nhận thức đầy đủ về quan điểm tích hợp cũng như sự hiểu biết về tác dụng và cần thiết phải tích hợp các nội dung giáo dục. Còn nhiều người lười tích hợp vì tích hợp thì thiết kế bài sẽ mất nhiều thời gian hơn, phải có nghieenc]ú mới có thể tích hợp được hợp lí.

- Tích hợp các nội dung giáo dục là thực sự cần thiết, song hiện nay các nội dung tích hợp được đề cập đến quá nhiều có lúc còn có lạm dụng tích hợp. Môn nào, bài nào, tiết nào cũng tích hợp các nội dung dạy học thì người dạy sẽ rất vất vả vì sự chồng chéo trong các địa chỉ tích hợp.

 

doc 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Module TH : 12 Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH
Module TH : 12 Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học
1. Phân tích những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học hiện nay?
* Thuận lợi:
- Việc thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học hiện nay được BGD quán triệt rất chi tiết rõ ràng cùng với sự cụ thể hóa lồng ghép cụ thể của các cấp quản lí chuyên môn cho phù hợp với cơ sở thực tế.
- Quan điểm, nội dung chương trình tích hợp được BGD quán triệt cụ thể, tư tưởng rõ ràng.
- Người giáo viên có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu mở, tài liệu được BGD chỉ đạo qua các thông tư hướng dẫn, cung cấp nguồn tài liệu qua mạng nên giáo viên rất thuận lợi tiếp cận tư tưởng, quan điểm dạy học tích hợp.
- Bản thân sách giáo khoa đã có cấu trúc nội dung thể hiện quan điểm tích hợp qua các đơn vị học cụ thể qua các chủ đề, các phân môn. Các tài liệu tích hợp được cung cấp khá đầy đủ hoặc được cung cấp với địa chỉ rõ ràng.
- Có sự đổi mới trong nhận thức của giáo viên dạy ngày càng đầy đủ về tác dụng của tích hợp và sự cần thiết của tích hợp trong dạy học hiện nay. 
* Khó khăn:
- Không phải trường học nào cũng được cung cấp đầy đủ tài liệu tích hợp, cũng không phải mọi giáo viên đều có khả năng tiếp cận tài liệu từ mạng.
- Còn nhiều giáo viên chưa thực sự nhận thức đầy đủ về quan điểm tích hợp cũng như sự hiểu biết về tác dụng và cần thiết phải tích hợp các nội dung giáo dục. Còn nhiều người lười tích hợp vì tích hợp thì thiết kế bài sẽ mất nhiều thời gian hơn, phải có nghieenc]ú mới có thể tích hợp được hợp lí.
- Tích hợp các nội dung giáo dục là thực sự cần thiết, song hiện nay các nội dung tích hợp được đề cập đến quá nhiều có lúc còn có lạm dụng tích hợp. Môn nào, bài nào, tiết nào cũng tích hợp các nội dung dạy học thì người dạy sẽ rất vất vả vì sự chồng chéo trong các địa chỉ tích hợp.
- Nếu đưa vào bài dạy quá nhiều nội dung tích hợp sẽ phá vỡ mục tiêu bài dạy. Cũng có bài tích hợp như sự ép buộc, chưa thực sự cần thiết với cấp tiểu học. Đòi hỏi cần có sự lựa chọn hợp lý.
- Cấu trúc nội dung sách giáo khoa là thống nhất chặt chẽ nhưng ở một số môn học mỗi giáo viên lại đảm nhận dạy một phân môn nên sự kết nối tích hợp các nội dung của môn học là khó khăn, bởi không phải lúc nào họ cũng có thời gian để trao đổi với nhau về nội dung tích hợp trong từng lớp, từng tiết bài, từng chủ đề, phân mônVí dụ: Khi học chủ đề gia đình: học sinh được đọc bài về chủ đề gia đình, được viết chính tả về chủ đề gia đình, được kể, nói về gia đình, được vẽ tranh về gia đinh, được hát về gia đình, được thực hành giúp đỡ gia đình. nhưng dạy các phân môn và bộ môn lại không phải một giáo viên. Không thể một giáo viên lại dạy tất các phân môn. Do vậy sự phối hợp trong tích hợp nội dung dạy học chủ đề đó sẽ không thể hiệu quả. 
2. Nêu các phương pháp - kỹ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp ở tiểu học?
- Các phương pháp dạy học đều có thể phù hợp với việc dạy học tích hợp các nội dung giáo dục. Vấn đề là sự vận dụng các phương pháp còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sở trường, nghệ thuật tay nghề của mỗi giáo viên. Còn phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn và sự nhiệt tình của mỗi người mà có được. Đòi hỏi có sự sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng phương pháp.
+ Các phương pháp truyền thồng vẫn phát huy có hiệu quả trong tích hợp nội dung dạy học.
+ Các phương pháp hiện đại trong đó có sự kết hợp sử dụng hỗ trợ của CNTT vẫn thực hiện hiệu quả tích hợp.
+ Một số phương pháp phát huy tính tích cực, phát huy được sự hợp tác theo nhóm, và một số phương pháp mới được BGD đưa vào sử dụng đều phù hợp cho việc dạy học tích hớp các nội dung giáo dục.
- Mỗi phương pháp, mỗi hình thức, mỗi kỹ thuật dạy học đều có thể phát huy những điểm mạnh trong tích hợp các nội dung. Trong đó các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực phát huy hơn cả. Dạy học các nội dung ở tiểu học hiện nay coi trọng yếu tố kỹ năng sống, coi trọng kinh nghiệm sống năng động sáng tạo của học sinh, coi trọng sự hợp tác, sự tương tác giữa các cá nhân trong tập thể, coi trọng thành viên trong nhóm, đề cao yếu tố khích lệ động viên, đề cao sự vận dụng vào thực hành.
 - Dạy học từ thực tiễn trải nghiệm cuộc sống qua thí nghiệm, thảo luận, nghiên cứu, điều tra thực tế, như phương pháp “bàn tay nặn bột”, học theo dự án “phương pháp dự án”, phương pháp dạy học qua các tình huồng cụ thể “ nhóm phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm” tạo điều kiện cho học sinh cơ hội được khám phá, điều tra, đánh giá, tìm tòi, thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề một cách độc lập kết hợp với hợp tác nhóm. 
- Tích hợp các nội dung dạy học trong kiểm tra, đánh giá. 
3. Thiết kế một bài học tích hợp các nội dung giáo dục tiểu học theo yêu cầu nêu trong nhiệm vụ năm học (đã được Tổ chuyên môn Tiểu học thống nhất qua module TH12) vừa qua ? 
- Trong giáo án cá nhân.
Module TH 15
Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
 	Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
 	Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 
2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
	a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
	Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. 
	b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
 	Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học 
	c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
	Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
	d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học
	a. Phương pháp vấn đáp
	* Vấn đáp: Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
 * Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
 	* Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn. 
 	* Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. 
	b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
 	Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau
 * Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
- Tạo tình huống có vấn đề;
- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
- Phát hiện vấn đề cần giải quyết
 * Giải quyết vấn đề đặt ra
- Đề xuất cách giải quyết;
- Lập kế hoạch giải quyết;
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
 * Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá;
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
- Phát biểu kết luận;
- Đề xuất vấn đề mới.
 c. Phương pháp hoạt động nhóm: 
* Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: 
· Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức 	
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ 
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
· Làm việc theo nhóm: 
- Phân công trong nhóm 
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm 
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm 
· Tổng kết trước lớp: 
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả 
- Thảo luận chung 
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
d. Phương pháp đóng vai 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 
v Cách tiến hành có thể như sau : 
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
 - GV đặt các câu hỏi.
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. 
v Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai 
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai 
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia 
 e. Phương pháp động não 
 Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 
v Cách tiến hành 
- Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt 
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
Module TH 16 
Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
1. Vì sao các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực?
- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH thể hiện được bình diện của PPDH tích cực nó cụ thể hóa một QĐDH tích cực hiện nay (Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học phát huy tính tích cực ở học sinh). Vì KTDH tích cực là thành phần của PPDH tích cực là thể hiện QĐDH phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
2. Bạn hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại các kiến thức về các KTDH tích cực?
3. Theo bạn, mỗi KTDH tích cực trên được sử dụng phù hợp với những loại bài nào? Phù hợp với khâu nào trong tiến trình dạy học một bài dạy?
Kỹ thuật 
dạy học
Loại bài nào?
Khâu nào?
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi.
Lý thuyết 
(Bài mới) 
Kiểm tra bài cũ; Tìm kiếm phát hiện thức mới; Củng cố kiến thức cuối bài, cuối phần.
2. Khăn trải bàn
(Khân phủ bàn)
Lý thuyết 
- Luyện tập
Bài mới - Tìm kiếm phát hiện kiến thức mới- Luyện tập thực hành 
3. Mảnh ghép
 (Các mảnh ghép)
Lý thuyết (Bài mới) 
- Bài ôn tập
Bài mới - Tìm kiếm phát hiện kiến thức mới - Tổng hợp kiến thức, củng cố kiến thức
4. KWL
Lý thuyết (Bài mới) 
Bài mới - Phát hiện kiến thức mới
5. Sơ đồ tư duy
Lý thuyết 
- Luyện tập, ôn tập 
Phát hiện kiến thức mới; Củng cố, tổng hợp kiến thức
6. Hỏi và trả lời
Bài mới 
- Ôn tập 
Kiểm tra bài cũ; Tìm kiến thức mới; Củng cố kiến thức
7. Trình bày 1 phút
Lý thuyết (Bài mới) 
Phát hiện kiến thức mới (giữa tiết học) Củng cố kiến thức (cuối bài).
4. Theo bạn người giáo viên có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện các KTDH này ở tiểu học?
- Khó khăn phụ thuộc vào năng lực sử dụng kỹ thuật của từng người.
- Một số kỹ thuật sử dụng sẽ hiệu quả thấp do độ tuổi của học sinh, Ví dụ HS lớp 1,2 khả năng tổ chức hoạt động nhóm thường thiếu tập trung, khi dùng KWL, SĐTD, Khăn trải bàn, Mảnh ghép sẽ mất nhiều thời gian do các em viết chậm.
- Học sinh vùng sâu, vùng xa thường kém linh hoạt trong hoạt động nhóm, khó khăn trong các hoạt động chung, như việc đảm nhận trách nhiệm trưởng nhóm, cũng cho thấy HS vùng khó khăn được va trạm, sử lí nhiệm vụ nhóm sẽ chậm hơn và cũng chưa hẳn đã có chất lượng với kỹ thuật nhóm.
- Khó khăn học liệu thiếu thốn vì theo các kỹ thuật mới KWL, SĐTD, Khăn trải bàn, Mảnh ghép đa số phải sử dụng tô ki A0 , bút viết, băng dán,  
- Khó khăn khu vực nông thôn, vùng khó, bàn ghế 4 chỗ, cái cao cái thấp khó tổ chức cho hoạt động nhóm cũng như trải A0 để viêt do bàn không cao bằng nhau. Nếu ngòi bàn 4 chỗ thì hoạt động nhóm không đảm bảo cần thiết để 2 HS ở 2 đầu bàn nói cho nhau nghe rõ.
- Sử dụng KTDH trên nhưng chưa chắc đã đạt mục tiêu bài, còn phụ thuộc nhận thức của HS theo khu vực.
5. Chúng ta có thể vượt qua các khó khăn trên bằng cách nào?
- Sử dụng kỹ thuật còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự, hiểu biết, sở trường của từng giáo viên mà cân nhắc lựa chọn kỹ thuật dạy học nào cho phù hợp với đặc điểm của thầy, của trò, của điều kiện thực tế của lớp và phù hợp đối tượng, khu vực. Phải luôn chú ý dự kiến về thời gian có đủ cho việc sử dụng kỹ thuật nào? 
- Một số kỹ thuật sử HS lớp 1,2 thời gian do các em viết chậm người thầy cần lựa chọn kỹ. Ví dụ: Với SĐTD giáo viên có thể vẽ trước rồi cho HS lên bảng điền. Với KWL cần gợi ý hướng học sinh có các câu hỏi về điều muốn biết tập trung vào mục tiêu trọng tâm bài học. Đối với đối tượng HS vùng khó khăn cần chú ý sửa dần cho HS trong câu từ trả lời khi dùng kỹ thuật Trình bày 1 phút hoặc kỹ thuật hỏi và trả lời.
- Học sinh vùng khó thường kém linh hoạt, chưa hẳn đã có chất lượng với kỹ thuật nhóm. Người thày cần hình thành dần dần, từ từ để có được các kỹ thuật trên và luôn cần có phương án dự kiến nếu sử dụng kỹ thuật đó không đạt mục tiêu thì sẽ phải thay thế, kết hợp với phương pháp nào, hình thức nào , kỹ thuật nào để đạt mục tiêu bài học
- Khó khăn học liệu thiếu thốn với các kỹ thuật nhóm KWL, SĐTD, Khăn trải bàn ta nên sử dụng bảng phụ viết phấn treo tường thay cho A0 viết bút. 
- Khó khăn vùng khó, bàn ghế 4 cần huy động phụ huynh giúp đỡ, làm tốt xã hội hóa để nâng cấp dần các điều kiện của phòng hoc.
- Để sử dụng các KTDH trên người thày cần tạo cho học sinh có thói quen sử dụng hiệu quả phương pháp nhóm, hình thức nhóm, kỹ thuật nhóm và luôn coi trọng sự tiến bội của HS để khích lệ động viên kịp thời.
2. Bạn hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại các kiến thức về các KTDH tích cực?
Kỹ thuật Mảnh ghép
Kỹ thuật KWL
Kỹ thuật Khăn trải bàn
Kỹ thuật Đặt câu hỏi
Kỹ thuật Sơ đồ tư duy
Kỹ thuật Hỏi và trả lời
Kỹ thuật .
Kỹ thuật Trình bày 1 phút
QĐDH
PPDH
đặc thù
PPDH
đặc thù
PPDH
đặc thù
PPDH
LHSLTT
KTDH
Tích cực
KTDH
 đặc thù
KTDH
PHTTC
CHS
Chú thích:
QĐDH (Quan điểm dạy hoc) 
PPDH LHSLTT (Phương pháp dạy hoc lấy học sinh làm trung tâm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI THU HOACH BDTX TH 121516_12269125.doc