Đề kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn: Ngữ văn 9

Câu 1: (2,0 điểm)

Cho câu thơ: “Không có kính rồi xe không có đèn”

1) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (0,25 điểm)

2) Nêu nội dung đoạn thơ trên bằng 1 đến 2 câu văn. (0,75 điểm)

3) )Cho biết câu thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)

Câu 2: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. ( 2,0 điểm)

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi MÔN: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: /12/2014 Thời gian: 45 phút 
Câu 1: (2,0 điểm) 
Cho câu thơ: “Không có kính rồi xe không có đèn”
1) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (0,25 điểm)
2) Nêu nội dung đoạn thơ trên bằng 1 đến 2 câu văn. (0,75 điểm)
3) )Cho biết câu thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 2: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. ( 2,0 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm) Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau : 
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.” 
 ( Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Câu 4: Cho câu chủ đề: ” Ông Hai là người rất yêu làng”, viết đoạn văn diễn dịch từ 10 đến 15 câu làm sáng tỏ vấn đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu ghép . Nêu hoàn cảnh sáng tác bài ”Làng” và tình huống truyện? (4,0 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
- Chép chính xác 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đúng sgk
- Nội dung đoạn thơ: Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không làm lùi bước những người chiến sĩ bởi vì trong tim họ có lòng yêu nước.
(HS diễn đạt phù hợp, nêu đúng nội dung khổ thơ)
-Nghệ thuật hoán dụ: Trái tim- Chỉ người lính. Đây là cách nói hết sức gợi hình, gợi cảm nhằm nhấn mạnh lòng yêu nước nhiệt thành và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. 
2,0 điểm
0,25 
1,0
1,0
2
-Giống nhau: Hình ảnh ”câu hát căng buồm” 
-> Thể hiện tinh thần lạc quan, vui tươi và niềm tin của những người lao động.
- Khác nhau: 
+ Khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn, khi mặt trời xuống biển..
+Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh, khi mặt trời đội biển..
2,0 điểm
1,0
1,0
3
-Chỉ ra và phân tích nghệ thuật
+ Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh -> Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng phai mờ.
+Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc->Trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở người lính (chúng ta): Con người có thể vô tình nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
2,0 điểm
1,0
1,0
4
-HS viết đoạn đảm bảo yêu cầu
+ Hình thức: đoạn văn diễn dịch
+ Nội dung: ông đi khoe làng một cách say mê, khi ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu, khi nghe tin làng theo giặc ông đau đớn, tủi hổ cúi gằm mặt mà đi, ”nước mắt ông lão cứ giàn ra” ông không dám ra khỏi nhà, lúc nào cũng hoảng hốt giật mình, lo sợ.., khi nghe tin cải chính ông vui mừng và đi khoe Tây đốt sạch nhà ông, tự hào kể chuyện làng kháng chiến...
-Có sử dụng phép thế và câu ghép
- Nêu tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc 
4,0 điểm
0,5
2,5
0,5
0,5
Lưu ý trên chỉ là gợi ý, giáo viên cần linh hoạt khi chấm bài cho phù hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docĐÈ KT THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI V9- GỬI CÔ HUỆ.doc