Giáo án Công nghệ 9 - Bài 13. (Thực hành) Trồng cây ăn quả

1 : Chiết cành :

- Chọn cành chiết: Cành bánh tẻ đã hoá gỗ, không sâu bệnh, đường kính từ 1-2cm.

- Khoanh vỏ cành chiết: Cách gốc cành (Hoặc chãng ba) 10 -15cm, khoanh vỏ một đoạn vỏ dài từ 1,5- 2 lần đường kính cành chiết, cạo sạch tượng tầng, lâu khô nhựa

- Đắp đất, bao bầu, buộc dây:

+ Trộn đất bầu đúng kỹ thuật (Thành phần: Phân mục, đất mùn, rễ bèo tây hoặc cám cưa, trấu, rơm .). Đất bầu đảm bảo xốp, thoáng khí, độ ẩm đạt 70% độ ẩm bão hoà.

+ Đắp đất vào chỗ khoanh vỏ đúng kỹ thuật.

+ Dùng giấy no lon bọc bầu, buộc dây ở 3 điểm.

2. Ghép chữ U:

+ Chọn gốc, rạch gốc ghép: Cây bánh tẻ không sâu bệnh, cách gốc ghép 20cm, rạch hình chữ U dài 1,5-2cm, rộng 0,8-1cm, lách cho vỏ bong ra nhưng không rời khỏi thân cây.

+ Lấy mắt ghép: Chọn mắt ngủ trên cành bánh tẻ không sâu bệnh, không dập nát, chiều rộng, dài bằng với kích thước rạch vỏ ở gốc ghép, lấy kèm theo lớp gỗ mỏng ở dưới chân mắt ghép.

+ Kỹ thuật ghép: Luồn mắt ghép vào gốc ghép, luồn khít, mắt quay lên ngọn, buộc dây đúng kỹ thuật (Buộc dây kín mắt, đầu dây ở phía gốc cây .

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 - Bài 13. (Thực hành) Trồng cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI:
( Thực hành theo nhóm)
Hãy thực hành chiết và ghép cửa sổ chữ U trên một cành.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Đáp án
Điểm
1 : Chiết cành :
- Chọn cành chiết: Cành bánh tẻ đã hoá gỗ, không sâu bệnh, đường kính từ 1-2cm.
- Khoanh vỏ cành chiết: Cách gốc cành (Hoặc chãng ba) 10 -15cm, khoanh vỏ một đoạn vỏ dài từ 1,5- 2 lần đường kính cành chiết, cạo sạch tượng tầng, lâu khô nhựa 
- Đắp đất, bao bầu, buộc dây:
+ Trộn đất bầu đúng kỹ thuật (Thành phần: Phân mục, đất mùn, rễ bèo tây hoặc cám cưa, trấu, rơm ...). Đất bầu đảm bảo xốp, thoáng khí, độ ẩm đạt 70% độ ẩm bão hoà.
+ Đắp đất vào chỗ khoanh vỏ đúng kỹ thuật.
+ Dùng giấy no lon bọc bầu, buộc dây ở 3 điểm.
2. Ghép chữ U: 
+ Chọn gốc, rạch gốc ghép: Cây bánh tẻ không sâu bệnh, cách gốc ghép 20cm, rạch hình chữ U dài 1,5-2cm, rộng 0,8-1cm, lách cho vỏ bong ra nhưng không rời khỏi thân cây.
+ Lấy mắt ghép: Chọn mắt ngủ trên cành bánh tẻ không sâu bệnh, không dập nát, chiều rộng, dài bằng với kích thước rạch vỏ ở gốc ghép, lấy kèm theo lớp gỗ mỏng ở dưới chân mắt ghép.
+ Kỹ thuật ghép: Luồn mắt ghép vào gốc ghép, luồn khít, mắt quay lên ngọn, buộc dây đúng kỹ thuật (Buộc dây kín mắt, đầu dây ở phía gốc cây .
1 điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
ĐỀ BÀI:
( Thực hành theo nhóm)
Hãy nêu quy trình thực hành đào hố, bón phân thúc cho cây ăn quả và thực hành đào hố, bón phân thúc cho cây ăn quả.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Đáp án
Điểm
Các tiêu chuẩn đánh giá :
* Nêu được quy trình : ( Đại diện nhóm nêu)
 - Bước 1: Xác định vị trí bón phân.
 - Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân.
 - Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố rồi lấp đất.
 - Bước 4: Tưới nước.
* Xác định được vị trí bón phân:
 Là hình chiếu thẳng đứng từ tán cây xuống đất.
* Đào hố:
 - Đúng các kích thước : Rộng 10 – 20cm; Sâu 15 – 30cm. 
* Bón phân thúc :
 - Rải phânn chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.
 - Lấp đất kín. 
* Tưới nước đúng kĩ thuật.
* Nghiêm túc thực hiện, thực hiện đúng thời gian : 
* Đảm bảo an toàn lao động : 
* Vệ sinh khu vực thực hành : 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi ?
Câu 2: Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi? Biện pháp phòng, trừ? Liên hệ ở địa phương?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
a. Đặc điểm thực vật: 
*. Rễ: Cây ăn quả gồm hai loại:
- Rễ mọc thẳng xuống đất (Rễ cọc). Loại rễ này giúp cho cây đứng vững và hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rễ mọc ngang nhỏ và nhiều, phân bố tập chung ở lớp đất mặt có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
*. Thân : Phần lớn cây ăn quả đều là thân gỗ, cành nhánh phát triển.
*. Hoa: Phát triển mạnh cùng cành non phát triển. Hoa có mùi thơm.
*. Quả và hạt: 
- Quả mọng, có nhiều múi.
- Hạt nhiều, tập chung trong các múi của quả
b. Yêu cầu ngoại cảnh: 
*. Nhiệt độ: Thích hợp từ 25 – 270C.
*. Độ ẩm và lượng mưa:
- Độ ẩm: không khí khoảng 70 –80%.
- Lượng mưa: Hàng năm từ 1000 – 2000mm và phân bố đều trong năm. *. Ánh sáng: Cần đủ và không ưa ánh sáng mạnh.
*. Chất dinh dưỡng: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển nên cần đủ các chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. Yêu cầu tỉ lệ các chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
 *. Đất: Chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước (Đất đỏ, đất phù sa ven sông). Tầng đất dầy, độ pH = 5,5 – 6,5
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
2
* Một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả có múi là: 
- Sâu hại: Sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục cành.
- Bệnh hại: Bệnh loét, bệnh vàng lá.
* Liên hệ thực tế: 
1 điểm
1 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • doccông nghệ 9.doc