Giáo án Đạo đức 5 - Tiết 14 - Tôn trọng phụ nữ ( tiết 1)

 Tiết 14 : ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ

 - Học sinh biết trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.

2. Kĩ năng: - Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ: - Có thái độ tôn trọng phụ nữ.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Thực hiện hành vi tôn trọng, giúp đỡ phụ nữ.

2. KN ra quyết định :

- Quan tâm, chăm sóc mẹ, bà (chị .) trong công việc nhà.

Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai, gái.

III. CHUẨN BỊ:

- GV + HS: - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 - Tiết 14 - Tôn trọng phụ nữ ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 14 : ĐẠO ĐỨC 	 
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 	- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ 
	- Học sinh biết trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: 	- Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Thực hiện hành vi tôn trọng, giúp đỡ phụ nữ.
2. KN ra quyết định : 
- Quan tâm, chăm sóc mẹ, bà (chị.) trong công việc nhà.
Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai, gái. 
III. CHUẨN BỊ: 
GV + HS: - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kính già, yêu trẻ ( T2)
Nêu những việc em đã và sẽ làm để thực hiện truyền thống kính già yêu trẻ của dân tộc ta.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu 4 tranh trang 22/ SGK.
Mục tiêu : HS biết được 1 biểu hiện của thái độ tôn trọng phụ nữ.
Nêu yêu cầu cho từng nhóm: Giới thiệu nội dung 1 bức tranh dưới hình thức tiểu phẩm, bài thơ, bài hát
Chọn nhóm tốt nhất, tuyên dương.
v Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm.
Mục tiêu : HS nêu lên được vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ và như thế nào là biết tôn trọng phụ nữ.
+ Em hãy kể các công việc của phụ nữ mà em biết?
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?
+ Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và em gái ở Việt Nam không? Cho ví dụ: Hãy nhận xét các hiện tượng trong bài tập 3 (SGK). Làm thế nào để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa trẻ em trai và gái theo Quyền trẻ trẻ em?
Nhận xét, bổ sung, chốt ý
v	Hoạt động 3: Thảo luận nhóm theo bài tập 2.
Mục tiêu : HS tự đánh giá được việc làm của mình thể hiện thái độ đối với phụ nữ.
Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo luận các ý kiến trong bài tập 2.
* Kết luận: Ý kiến (a) , (d) là đúng. _Không tán thành ý kiến (b), (c), (đ)
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : HS nêu biểu hiện của mình về sự tôn trọng phụ nữ.
Nêu yêu cầu cho học sinh.
* Kết luận: Có nhiều cách biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ. Các em hãy thể hiện sự tôn trọng đó với những người phụ nữ quanh em: bà, mẹ, chị gái, bạn gái
5. Tổng kết - dặn dò: 
Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. 
Chuẩn bị: “Tôn trọng phụ nữ “ (t2)
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu
Hoạt động nhóm
Các nhóm thảo luận.
Từng nhóm trình bày.
Bổ sung ý.
Hoạt động nhóm đôi, cả lớp.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trả lới.
Nhận xét, bổ sung ý.
+
+
+
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động nhóm 
Các nhóm thảo luận.
Từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động cá nhân.
Làm bài tập cá nhân, trình bày bài làm.
Lớp trao đổi, nhận xét.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Kiểm tra
Thảo luận
Hỏi đáp
Trực quan
Luyện tập
Truyền đạt
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC.doc