Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 12

ĐẠO ĐỨC

KÍNH GIÀ,YÊU TRẺ

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em trong nhà, ở trường và ngoài xã hội.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học. Biết áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .

2. Phương pháp: đóng vai, xử lí tình huống, thảo luận.

3. Phương tiện dạy học: SGK,vở,tranh ảnh mẫu, màn hình.

III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU

- HS hiểu nội dung câu chuyện, qua đó vận dụng vào thực tê biết cách ứng xử, giao tiếp với người già, người trẻ.

 

docx 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Củng cố kỹ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000....
- Giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
3. Thái độ
- Học tập chủ động, tích cực, yêu thích môn toán.
 II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2. Phương pháp: động não,đàm thoại, thực hành.
3. Phương tiện dạy học: SGK,vở, Phiếu học tập, bảng phụ.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS tự làm được các bài tập và giải các bài toán có lời văn.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động (3’)
B. Dạy bài mới (30’)
1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
a) Yêu cầu HS tự làm phần a.
+ Em làm thế nào để được 
1,48 10 = 14,8 ?
b) Yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
+ Làm thế nào để viết 8,05 thành 80,5 ?
- Vậy 8,05 nhân với số nào thì được 80,5?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV nhận xét.
Bài 2
-Nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Vì phép tính có dạng 1,48 nhân với 10 nên ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của 1,48 sang bên phải một chữ số.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
- Chuyển dấu phẩy của 8,05 sang bên phải một chữ số thì được 80,5.
- Ta có 8,05 10 = 80,5
- HS làm bài vào vở bài tập.
Chuyển dấu phẩy của 8,05 sang bên phải hai chữ số thì được 805.
Vậy : 8,05 100 = 805.
Chuyển dấu phẩy của 8,05 sang bên phải 3 chữ số thì được 8050. Vậy : 8,05 1000 = 8050
- Thực hiện phép tính
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, b, 
 7,69 12,6
 50 x 800
384,50 10080,0
C, d,
 12,62 82,14
 40 600
 512,80 49284,00
- GV nhận xét HS.
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán .
- GV nhận xét.
Bài 4
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
+Số cần tìm phải thoả mãn những điều kiện nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS nêu sau đó chữa bài 
- HS nhận xét cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính của bạn.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập, một HS lên bảng làm , chữa bài trên bảng.
Bài giải
Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là :
10,8 3 = 32,4 km)
Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ tiếp theo là :
9,52 4 = 38,08 (km)
Quãng đường người đó đi được dài tất cả là 
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
 Đáp số : 70,48km
-Một HS đọc, cả lớp đọc thầm đề bài toán trong SGK.
* Là số tự nhiên.
* 2,5 < 7
- HS thử các trường hợp = 0, = 1, = 2,... đến khi 2,5 > 7 thì dừng lại.
Ta có : 
2,5 0 = 0 ; 0 < 7
2,5 1 = 2,5 ; 2,5 <7
2,5 2 = 5 ; 5 < 7
2,5 3 = 7,5 ; 7,5 > 7
Vậy = 0, = 1, = 2 thoả mãn các yêu cầu của bài.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Tìm cách thực hiện các bài tập trong bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường.
- Tìm đúng từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.
- Ghép đúng tiếng "bão" với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ bảo vệ môi trường.
3. Thái độ
- HS học tập chăm chỉ, tích cực, chủ động, yêu thích môn học. 
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2. Phương pháp: tư duy, hỏi đáp trước lớp, thực hành.
3. Phương tiện dạy học: SGK,vở, màn hình.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS nhận biết được một số từ ngữ về môi trường. Hoàn thành các bài tập.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
hoạt động học
A.Khởi động (3’)
B.Dạy bài mới (30’)
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1: HS đọc văn.
 - Cho HS trao đổi nhóm 2.
- GV treo hai bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 phần a, b.
-Mời 2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV chốt lại
*Bài tập 3: Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn:
+Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
- GV cho HS làm vào vở.
- Cho một số HS đọc câu văn đó thay.
- HS khác nhận xét.
- GV phân tích ý đúng: Chọn từ giữ gìn, gìn giữ thay thế cho từ bảo vệ.
- HS nghe.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
*Lời giải:
a) – Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở sinh hoạt.
 - Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà mỏy, xớ nghiệp.
 - Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
- Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
- HS nghe.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Luyện tập về Quan hệ từ.
CHÍNH TẢ
MÙA THẢO QUẢ
I - MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Mùa thảo quả. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết nghe chính tả.
3. Thái độ
- Học tập hăng say, hứng thú với môn học.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức: cả lớp, nhóm ,cá nhân .
2. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, quan sát, thực hành.
3. Phương tiện dạy học: SGK,vở, màn hình.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS viết đúng, đẹp đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả”. Phân biệt được s/x, t/c qua các bài tập.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
hoạt động học
A.Khởi động (3’)
B.Dạy học bài mới (30’)
1.Giới thiệu bài.
2.HD nghe, viết chính tả.
a.Trao đổi về nội dung đoạn văn.
+ Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.
b.HD viết từ khó.
+ YC HS tìm từ khó viết, dễ lẫn khi viết.
c.Viết chính tả.
- GV đọc mẫu.
- Lưu ý cách viết.
- Đọc cho HS viết.
d.Soát lỗi, chữa bài.
+ Đọc cho HS soát lỗi.
+ chữa mẫu 3 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (114):
- GV yêu cầu
- GV cho HS làm bài: Tổ 1, 2 ý a. Tổ 3, 4 ý b. 
- Cách làm: HS lần lượt bốc thăm đọc to cho cả tổ nghe ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ cú chứa 2 tiếng đó.
- Mời đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3 (115):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 6 bài 3b vào bảng nhóm, trong thời gian 5 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. 
- GV KL nhóm thắng cuộc.
* 1 HS đọc đoan văn.
+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
+ Sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng,...
- HS đọc và viết các từ khó.
+ HS lắng nghe.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Mời một HS nêu yêu cầu.
*Ví dụ về lời giải:
-Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi
-xổ xố, xổ lồng,
-Bát ngát, bát ăn, cà bát,
- chú bác, bác trứng, bác học,
- HS đọc
* Ví dụ về lời giải:
Man mát, ngan ngát, chan chát
 - khang khác, nhang nhác, bàng bạc,
2- Sồn sột, dôn dốt, mồn một,
- xồng xộc, công cốc, tông tốc,
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài: Hành trình của bầy ong.
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Biết và vận dụng đúng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải toán nhân số thập phân với một số thập phân.
3. Thái độ
- Học tập tích cực, yêu thích môn Toán.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2. Phương pháp: động não,đàm thoại, thực hành.
3. Phương tiện dạy học: SGK,vở, phiếu học tập, bảng phụ.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân. HS làm được các ví dụ và bài tập.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động (3’)
B. Dạy bài mới(30’)
1.Giới thiệu bài : Nhân một số thập phân với một số thập phân.
2.Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân
a) ví dụ 1
* Hình thành phép tính nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bài toán : Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m chiều rộng 4,8m Tính diện tích mảnh vườn đó.
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
+Nêu cách tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật.
6,4 4,8 . Đây là một phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
* Đi tìm kết quả
-Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả phép nhân 6,4 x 4,8
- GV viết cách làm lên trên bảng như phần bài học trong SGK.
+ Vậy 6,4m 4,8m bằng bao nhiêu mét vuông ?
* Giới thiệu kỹ thuật tính
Ta đã đặt tính và thực hiện như sau 
- Một HS đọc lại
- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- HS nêu : 6,4 4,8
- HS trao đổi với nhau và thực hiện :
6,4m = 64dm
4,8m = 48dm
 64
 48
 512
 256 
 3072 (dm²)
 3072 dm ² = 30,72 m²
Vậy 6,4 4,8 = 30,72 (m²)
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp theo dõi và bổ sung .
- HS : 6,4 4,8 = 30,72 (m²)
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Luyện tập.
- Tìm cách thực hiện các bài tập trong bài.
TẬP ĐỌC
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng, ca ngợi phẩm chất cao quý đáng quý trọng của bầy ong.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong : Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm, vị ngọt cho đời.
- Thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu bài đọc.
3. Thái độ
- Học tập chủ động , tích cực, yêu thích môn học. 
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	
1.Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2.Phương pháp: đặt và trả lời câu hỏi,vấn đáp, quan sát, thảo luận.
3.Phương tiện dạy học: SGK,vở, bản đồ Việt Nam, tranh ảnh mẫu, màn hình.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS đọc trôi chảy và hiểu nội dung bài, biết tìm các từ khó và đoạn khó. Bước đầu đọc diễn cảm được bài .
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động (3’)
B. Bài mới (30’)
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc.
- GV HD cách đọc toàn bài.
+ Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- GV sửa lỗi cho HS.
+ YC HS phát hiện từ khó đọc (GV ghi bảng).
+ YC HS tìm câu thơ khó đọc.
- HD HS đọc ngắt đúng nhịp.
+ YC HS phát hiện khổ thơ khó đọc.
- GV HD cách đọc.
+ GV đọc mẫu toàn bài.
3.HD HS tìm hiểu bài.
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
+ Em hiểu "hành trình" là thế nào?
+ YC HS đọc thầm khổ 2,3.
+ Bầy ong đến tìm hoa lấy mật ở những nơi nào?
+ Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt?
+ YC HS đọc thầm khổ 3.
+ Em hiểu câu thơ "Đất nơi đâu...ngào" ntn?
* YC HS đọc thầm khổ thơ 4.
+ Qua 2 câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của bầy ong?
+ Nêu nội dung chính của bài?
4.Đọc diễn cảm và HTL.
+ 1 HS đọc bài.
+ Cho HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
- GV đọc mẫu.
+ YC HS tự học TL 2 khổ thơ cuối.
- GV nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS1 : Khổ 1
- HS2 : Khổ 2.
- HS3 : Khổ 3.
- HS4 : Khổ 4.
+ Nẻo đường, sóng tràn, rừng sâu, loài hoa nở, rong ruổi, lặng thầm.
- HS luyện đọc từ khó.
* 4 HS đọc lần 2.
+ Hàng cây chắn bão / dịu dàng mùa hoa.
- Rù rì đôi cánh / nối liền mùa hoa.
* 4 HS đọc lần 3.
+ Khổ 3.
+ 1 HS đọc.
- Cả lớp luyện đọc theo cặp.
+ HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
+ Việc bay đi tìm hoa kiếm mật của bầy ong là một hành trình vô tận được thể hiện qua các chi tiết :
- Vô tận về không gian : Đôi cánh đẫm nắng trời, nẻo đường xa.
- Vô tận về thời gian : Bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ Chuyến đi xa dài ngày, nhiều gian khổ, vất vả.
+ Ong có mặt ở nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa...giá như hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cững dám bay lên để " mang vào mật thơm".
+ Đó là nơi có nhiều hoa thơm, quả ngọt.
- Nơi rừng sâu :"Bập bùng...hoa ban".
- Nơi biển xa có " Hàng cây...mùa hoa".
- Nơi quần đảo :"Có loài hoa...không tên".
+ Thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ ca ngợi sự cần mẫn, sáng tạo, giỏi giang, tích lũy của bầy ong, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
+ Thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Công việc của bầy ong là một hành trình vô tận, gian lao, đầy sáng tạo, mang một ý nghĩa thật đẹp, lớn lao; ong giữ hộ cho những mùa hoa đã tàn phai bằng vị ngọt và hương thơm của mật ong. Thưởng thức mật ong, con người cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của mật hoa, như thấy mùa hoa sống lại.
+ HS nêu (GV sửa lại và ghi bảng).
+ HS nêu cách đọc hay.
+ HS phát hiện cách ngắt nhịp, từ nhấn giọng.
- 2 HS đọc.
+ 3 HS đọc thuộc lòng.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Người gác rừng tí hon.
 TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập được dàn ý chi tiết miêu tả một người thân trong gia đình, nêu bật được hình dáng, tính tình của người đó.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người.
3.Thái độ
- Học sinh học tập tích cực, chủ động, yêu thích môn học.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	
1.Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2.Phương pháp: vấn đáp, quan sát, thảo luận.
3.Phương tiện dạy học: SGK,vở,tranh ảnh mẫu, màn hình.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS nêu ra được cách lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thông qua các bài tập.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động (3’)
B. Bài mới (30’)
1 Giới thiệu bài	
2.Phần nhận xét:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng.
- Mời một HS đọc bài văn.
- Mời một HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
- GV cho HS trao đổi nhóm 2 theo ND :
+Xác định phần mở bài và cho biết tác giải giới thiệu người định tả bằng cách nào?
+Ngoại hình của A cháng có những điểm gì nổi bật?
+Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
+Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?
+Từ bài văn, em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
-Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
3.Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
 4.Phần luyện tập:
+ Gọi HS đọc YC của bài tập.
- HD HS lập dàn bài
+ Em định tả ai?
+ Phần mở bài em nêu những gì?
+ Phần thân bài em cần tả được những gì về người đó?
+ Phần kết bài em nêu những gì?
+ YC HS làm bài
+ Gọi HS trình bày bài.
+ GV và HS nhận xét, sửa lỗi.
- HS lắng nghe.
-HS đọc.
- Hs đọc.
+ Phần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá!
- Giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen ngợi của các cụ già về thân hình khỏe đẹp của Hạng A Cháng
+ Thân bài
- Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân bắp tay rắn như trắc gụ,
- Người lao động rất rất khoẻ, rất giỏi cần cù, say mê lao động 
- Phần kết bài: Câu văn cuối.
- ý chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của
- HS tự nêu.
- 2 HS đọc và nêu.
+ Tả ông em/ bà em/ mẹ em/...
+ Giới thiệu về người định tả.
+ Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, nước da, mắt, mũi, chân tay, dáng đi, cách ăn mặc,...)
- Tả tính tình :( Những thói quen của người đó trong cuộc sống, khi làm việc, thái độ với mọi người xung quanh...)
- Tả hoạt động : (Những việc người đó thường làm hay việc làm cụ thể...)
+ Nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó. Em đã làm gì để thể hiện tình cảm ấy?
+ 2 HS làm vào bảng phụ
+ HS trình bày bài.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
- Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Luyện tập văn tả người ( quan sát và chọn lọc chi tiết).
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
 I - MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Biết và vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01,....
- Củng cố kỹ năng chuyển đổi các số đo đại lượng.
- Ôn về tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện nhân số thập phân với số thập phân.
3. Thái độ
- Học tập tích cực, yêu thích môn Toán.
 II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2. Phương pháp: động não,vấn đáp , thực hành.
3. Phương tiện dạy học: SGK,vở, phiếu học tập, bảng phụ.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS tự giải được các ví dụ,bài tập và các toán có lời văn.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động (3’)
- Chữa bài 3 tiết trước
- GV nhận xét HS.
B. Dạy bài mới (30’)
1.Giới thiệu bài : 
2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
a) Ví dụ 
- GV nêu ví dụ : Đặt tính và thực hiện phép tính 142,57 0,1.
- GV gọi HS nhận xét kết quả tính của bạn.
+ Em hãy nêu rõ các thừa số, tích của 142,57 0,1 = 14,257
+ Hãy tìm cách viết 142,57 thành 14,257.
+ Như vậy khi nhân 142,57 với 0,1 ta có thể tìm ngay được tích bằng cách nào?
- GV yêu cầu HS làm tiếp ví dụ.
+ Em hãy nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 531,75 0,01 = 5,3175.
+ Hãy tìm cách để viết 531,75 thành 5,3175.
+ Như vậy khi nhân 531,75 với 0,01 ta có thể tìm ngay được tích bằng cách nào ?
- GV hỏi :
+ Khi nhân một số thập phân với 0, 1 ta làm như thế nào ?
+ Khi nhân một số thập phân với 0,01ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc phần kết luận in đậm trong SGK.
b) GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài .
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
+ 1ha bằng bao nhiêu km2 ?
- GV làm mẫu cho HS.
1000 ha = ...km2
1000 ha = (1000 0,01) km2 = 10km2
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Em hiểu tỉ lệ bản đồ là 
1 : 1000000 nghĩa là như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập , chữa bài trên bảng .
142,57
 0,1
 14,257
+ HS nêu : 142,57 và 0,1 là hai thừa số, 14,257 là tích.
+ Khi ta chuyển dấu phẩy của 142,57 sang bên trái một chữ số thì được số 13,257.
- Bằng cách chuyển dấu phẩy của 142,57 sang bên trái một chữ số.
- HS đặt tính và thực hiện tính.
531,75 0,01
531,75
 0,01
 5,3175
+ Thừa số thứ nhất là 531,75 ; thừa số thứ hai là 0,01 ;tích là 5,3175.
+ Khi chuyển dấu phẩy của 531,75 sang bên trái hai chữ số thì ta đợc 5,3175.
+ Khi nhân 531,75 với 0,01 ta có thể tìm ngay tích là 5,3175 bằng cách chuyển dấu phẩy của 531,75 sang bên trái hai chữ số.
- HS dựa vào 2 ví dụ trên để trả lời :
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 1 chữ số.
+ Khi nhân một số thập phân với 0,01 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 2 chữ số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
 1ha = 0,01 km2
- HS theo dõi GV làm bài.
- HS làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Nghĩa là độ dài 1cm trên bản đồ bằng 1000000 cm trong thực tế.
- HS làm bài vào vở bài tập. Sau đó 1 HS đọc bài chữa trước lớp.
Bài giải
1000000cm = 10km
Quãng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết dài là :
19,8 10 = 198 (km)
Đáp số : 198km
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ : (3’)
 - Đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO (2’)
- HS xem trước bài : Luyện tập.
- Tìm cách thực hiện các bài tập trong bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
-Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu ; hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
-Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ bảo vệ môi trường.
3. Thái độ
- HS học tập chăm chỉ, tích cực, chủ động, yêu thích môn học. 
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	
1.Hình thức: cả lớp,nhóm ,cá nhân .
2.Phương pháp: lập sơ đồ tư duy, vấn đáp, quan sát, thảo luận, luyện tập thực hành.
3.Phương tiện dạy học: SGK,vở,tranh ảnh mẫu, màn hình.
III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH THỰC HÀNH MỤC TIÊU
- HS tìm quan hệ từ, biết được ý nghĩa của quan hệ từ. Và đặt được câu có sử dụng quan hệ từ.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
A.Khởi động (3’)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước.
- Quan hệ từ là gì?
- HS khác lên làm BT
- Nhận xét.
B. Bài mới (30’)
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:1 HS nêu yêu cầu. BT có mÊy yêu cầu?
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày. GV kiểm tra phiếu BT các nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
-Từ ''như'' ở câu 3 không chỉ nối từ ngữ trong câu mà còn có ý liên kết cả đoạn văn.
*Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu.
- GV làm mẫu câu a
- Từ ''nhưng'' biểu thị quan hệ gì? Mối quan hệ tương phản được thể hiện NTN?
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:1 HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn.
- GV cho HS thi làm bài tập theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 4: 1 HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS đặt ít nhất 3 câu có 3 QHT đã ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an theo tuan lop 5_12203814.docx