Giáo án dạy Tuần 21 - Lớp 5

Tiết: 2 Toán: LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH

I.Mục tiêu

- Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Bài tập cần làm Bài 1.

II. Đồ dùng dạy học

Thước, phấn màu ,bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách tính S của hình vuông ,HCN, hình tròn, hình tam giác?

- GV chữa bài nhận xét.

 B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Ví dụ

- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

-Thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.

-GV mời một HS trình bày cách tính của mình

- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

 Cách 1 :

- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.

Ta có :

Độ dài cạnh AC là :

20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)

Diện tích của hình chữ nhật ABCD là

20 x 80,1 = 1602 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :

25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)

Diện tích của mảnh đất là :

1602 + 2005 = 3607 (m2)

Đáp số : 3607m2

? Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?

- GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất để bài ngắn gọn.

3. Luyện tập

Bài 1

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.

- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích

- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài HS.

Bài 2 (HDVN)

- Tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự bài 1.

 C. Củng cố ,dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 21 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ngoài.
Tiết: 5 GDKNS:
 Chiều, thứ 2 ngày 22 tháng 1 năm 2018
Tiết: 2 Chính tả: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đợc BT2(a,b) , hoặc BT3 (a,b).
II. Đồ dùng dạy học
Bài tập 3a viết giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ có chứa âm đầu r/d/gi của tiết trước.
- Nhận xét kết quả của HS.
 B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
 a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết.
? Đoạn văn kể về điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
 c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo quy định. Nhắc HS viết hoa tên riêng, câu nói của Lê Thần Tông cần xuống dòng đặt sau dấu chấm, dấu gạch ngang, câu điếu văn đặt trong ngoặc kép.
 d) Soát lỗi, chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi 1 cặp HS phát biểu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Tiến hành tơng tự câu a
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức.
- Cách chơi”
+ Chia lớp thành 2 đội
+ Mỗi HS chỉ đợc điền một chỗ trống. Khi HS viết xong về chỗ thì HS khác mới lên viết.
+ Đội nào điền nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
- Tổng kết cuộc thi.
? Bài thơ cho em biết điều gì?
C. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Dáng hình ngọn gió cho người thân nghe.
- Đọc viết các từ ngữ: giữa dòng; rò rỉ; tức giận; giấu giếm; mùa đông; hốc cây; lò đầu ra..
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám sát ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ mình có thể nhầm.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- HS thảo luận theo cặp
- 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ
.
- 2 HS đọc thành tiếng các từ vừa tìm được
- 1 HS đọc trước lớp.
- Tham gia trò chơi: “ Thi điền từ tiếp sức” dưới sự điều khiển của GV.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài hoàn thành. 
- Bài thơ tả gió như một con người rất đáng yêu, rất có ích. Gió biết hát, dạo nhạc quạt dịu nắng trưa, cùng nước làm mưa rào, làm khô ở muối trắng, đẩy cánh buồm ... Nhưng hình dáng của ngọn gió thế nào thì không ai biết.
Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 3 ngày 23 tháng 1 năm 2018
Tiết 2: Đạo đức: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM(Tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS :
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trong UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
*GT: Không yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 33).
II. Tài liệu và phương tiện 
 - ảnh phóng to trong bài
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường
+ Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã
+ cách tiến hành
- Gọi 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
? Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
? UBND xã làm các công việc gì?
? UBND xã có vai trò quan trọng nên mỗi người dân đều phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
 * Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
+ Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã, phường
+ cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
KL: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i 
* Hoạt động 3: làm bài tập 3 trong SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã, phường
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi hS trình bày ý kiến
KL: (b) , ( c) là hành vi việc làm đúng
 ( a ) Là hành vi không nên làm.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
- 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
- Bố dẫn Nga đến phường để làm giấy khai sinh
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã , phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...
- UBND phường, xã có vai trò quan trọng vì UBND xã , phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi cho người dân địa phương
- Mọi người phải có thái độ ton trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND xã, phường hoàn thành nhiệm vụ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả 
- HS tự đọc và làm bài tập trong SGK
- HS trình bày ý kiến của mình 
Tiết: 3 Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo, trang 104)
I. Mục tiêu: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang,...
- Làm được bài tập 1.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Giới thiệu cách tính .
- Hướng dẫn học sinh chia thành các hình nhỏ như sách giáo khoa – phần a.
- Học sinh đọc số liệu ở phần b .
- Giáo viên treo bảng số liệu – phần c.
- Học sinh quan sát hình, thảo luận tìm cách chia mảnh đất thành những hình đơn giản hơn để tính diện tích .
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách chia sau đó chia hình của mình .
Hình
Diện tích
Hình thang ABCD
935 m2
Hình tam giác ADE
742,5 m2
Hình ABCDE
1677,5 m2
- Học sinh thực hiện việc tính diện tích từng hình ra bảng con, chữa xong giáo viên ghi trên bảng .
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên chữa bài cho học sinh :
Bài giải
- Thông qua ví dụ trên, giáo viên phân vấn để học sinh tự nêu quy trình tính như sau :
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( các phần nhỏ ) có thể tính được diện tích .
- Đo các khoảng cách trên thực địa hoặc thu thập số liệu cho thành bảng số liệu .
Tính diện tích của từng phần nhỏ ,từ đó suy ra diện tích hình đã cho .
- 1 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập . 
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . Cả lớp thống nhất bài giải như sau :
- Nối A với Đến khi đó mảnh đất được chia thành 2 hình : hình thang ABCD và hình tam giác ADE . Kẻ các đoạn thẳng BM và NE vuông góc với AD.
Ta có : BC = 30m ; AD = 5m 
 BM = 22m ; EN = 27m
Diện tích hình thang ABCD là :
 ( 5 + 30 ) 2 : 2 = 935 (m2)
Diện tích tam giác ADE là :
 55 27 : 2 = 742,5 (m2)
Diện tích ABCDE là :
 953 + 724,5 = 1677,5 (m2)
Vậy diện tích của mảnh đất là 1677,5 m2
2. Thực hành .
 Bài 1/105 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài .
- 1 học sinh đọc đề bài trước lớp .
- 1 học sinh nêu ý kiến, học sinh cả lớp 
- Học sinh làm bài vào vở , một học sinh làm bài trên bảng lớp để tiện sửa chữa .
Học sinh có thể trình bày bài giải như sau : Bài giải 
Độ dài cạnh GB là :
 28 + 63 = 91 (m).
Diện tích hình tam giác BGC là :
 91 30 : 2 = 1356( m2) .
Diện tích hình tamgiác AEB là :
 84 28 : 2 = 1176 ( m2) 
Diện tích hình chữ nhật AEGD là :
 84 63 = 5292 ( m2).
 Diện tích mảnh đất là :
 5292 + 1176 + 1365 = 7833 ( m2 ) .
 Đáp số : 7833 m2 .
 Bài 2/106(HDVN) : Hướng dẫn tương tự bài 1 .
 Bài giải 
Diện tích của tam giác ABM là :
 24,5 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích của hình thang BMNC là :
 37,4 ( 20,8 + 38 ) : 2 = 1099,56 (m2) 
Diện tích của tam giác CND là :
 38 25,3 : 2 = 480,7 (m2)
Diện tích của hình ABCD là :
 254,8 + 1099,56 + 480,7 = 1835,06 (m2) 
 Vậy diện tích của mảnh đất là 1835,06 m2
III. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi các kiến thức vừa học
Tiết: 4 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I.Mục tiêu: 
- Làm được BT1,2.
- Viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân, dựa vào câu nói của Bác Hồ.BT3,
II.Đồ Dùng dạy học
Bài tập 2 viết sắn vào bảg phụ. Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu mỗi HS đặt một câu ghép phân tích các vế câu và cách nối các vế câu.
- Nhận xét từng HS.
 B. Dạy học bài mới : 
1. Giới thiệu bài
? Em hãy nêu nghĩa của từ công dân ? 
- Giới thiệu : Các em đã hiểu từ công dân, 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc các cụm từ đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS dùng mũi tên nối các ô với nhau cho phù hợp.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đặt câu với cụm từ đặt ở cột B.
- Nhận xét khen ngợi HS đặt câu hay câu đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng lớp, đọc đoạn văn.
- Nhận xét cho HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình, 
- Nhận xét HS viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài .Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa học, viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
- Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Chữa bài : Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân, công dân gương mẫu, công dân danh dự.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.
- Chữa bài
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
 Chiều, thứ 3 ngày 23 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
 HOẶC THAM GIA
(GIẢM TẢI)
I. Mục tiêu: 	 Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ . 
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh nói về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung câu chuyện của giờ học hôm nay.
3. Bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
Tổ chúc cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
4. Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
5. Dặn dò: 
Về nhà kể lại câu chuyện hoàn chỉnh vào vở.
- Nhận xét tiết học. 
Hát .
2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
2, 3 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh các nhóm từ dàn ý của mỗi bạn sẽ kể câu chuyện cho nhóm mình nghe.
Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
Lớp bình chọn.
Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 4 ngày 24 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
- Biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm BT1, BT3.
II.Đồ dùng dạy học
Các hình vẽ trong SGK. Thước thẳng, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2
- GV chữa bài, nhận xét HS.
 B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề toán
? Bài toán cho chúng ta biết những gì ?
? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
? Muốn tìm chiều cao ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV mời HS chữa bài 
- GV nhận xét HS.
Bài 2( HSK – G)
- GV mời HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS đọc và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó GV nhận xét HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm bài.
 GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó nhận xét HS.
 C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc đề 
+ Ta lấy diện tích tam giác nhân 2, sau đó chia tiếp cho đáy.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chiều cao của tam giác đó là :
 27,2 x2 : 6,8 = 8 ( cm )
Đáp số : 8 c m
- 1 HS nhận xét
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở.
Đáp số : 12 m2
- 1 HS đọc đề bài trước lớp HS cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Đáp số : 377 m
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết: 2 Tập đọc TIẾNG RAO ĐÊM
 I .Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. ở SGK.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ trang 31 SGK. 
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Trí dũng song toàn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, HS.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 4 đoạn
- GV sửa phát âm.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Gv đọc mẫu diễn cảm.
 b) Tìm hiểu bài
- Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
2. Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào? Tại sao?
3. Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
4. Đám cháy được miêu tả như thế nào?
5. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
6. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
7. Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả có gì đặc biệt?
8. Câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? 
c) Luyện đọc lại
- GV nêu giọng đọc toàn bài và yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc.GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
 C. Củng cố - Dặn dò: 
? Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Quan sát 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 4 cặp đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
- Nghe tiếng rao tác giả thấy buồn não ruột vì nó đều đều, khàn khàn, kéo dài trong đêm.
- Vào lúc nửa đêm.
- Ngôi nhò bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
- Người dũng cảm cứu em bé là anh thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. Khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
- Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có một cái chân gỗ. 
- Tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là tiếng rao quen thuộc của người bán bánh giò 
- Phát biểu theo ý hiểu.
- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp và nêu giọng đọc của từng đoạn.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Vài HS đọc.
+ HS đọc theo cặp
+ 3 đến 5 HS thi đọc trước lớp.
- HS trả lời 
* Câu chuyện ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
Tiết : 3 Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu: 
Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý SGK ( hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng nhóm, bút dạ
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 
? Việc lập Chương trình hđ có tác dụng gì?
? Em hãy nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động?
- Nhận xét câu trả lời của HS
 B. Hướng dẫn làm bài tập
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
? Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì?
? Mục đích của hoạt động đó là gì?
? Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó, có những việc gì cần phải làm?
? Để phân công cụ thể từng công việc đó, em làm thế nào?
? Để có kế hoạch cụ thể cho tiến hành buổi sinh hoạt, em hình dung công việc đó như thế nào?
b) Lập Chương trình hoạt động
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD ghi ý chính. Viết Chương trình hoạt động theo đúng trình tự.
1) Mục đích.
2) Công việc - phân công.
3) Tiến trình
- Ghi tiêu chí đánh giá Chương trình hoạt động lên bảng:
+ Trình bày đủ 3 phần của Chương trình hoạt động: 2 điểm
+ Mục đích rõ ràng: 2 điểm
+ Nêu công việc đầy đủ: 1 điểm
+ Chương trình cụ thể hợp lí: 2 điểm
+ Trình bày sạch, đẹp: 2 điểm.
- Gọi 2 HS làm vào bảng nhóm treo lên bảng. GV cùng HS nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí đã đề ra.
- Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để chấm điểm.
- Gọi HS khác đọc lại CTHĐ của mình.
- Nhận xét HS viết đạt yêu cầu.
 C. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về hoàn thiện CTHĐ và chuẩn bị bài sau.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Hội trại chúng em tiến bước theo Đoàn/ Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.
+ Vui chơi, cắm trại cùng thi đua tiến bước theo Đoàn/ hiểu thêm về vùg bị thiên tai và có hành động ủng hộ thiết thực.
+ Chuẩn bị đồ dùng, phân công công việc, trang trí....
+ Em nêu rõ từng việc cần làm và giao cho từng thành viên trong lớp.
+ Việc nào cầ làm trước, viết trước, việc nào sau, viết sau.
- 2 HS làm bài tập vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi bài cho nhau, chấm điểm theo các tiêu chí đã nêu.
- 2 HS đọc bài của mình
Tiết: 4 GDNGLL: Chủ điểm tháng 1
 Thứ 5 ngày 25 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Toán: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Mục đích yêu cầu:
1.Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật,hình lập phương.Biết các đặc điểm của hình hộp và hình lập phương.
 2. Nhận biết các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp,hình lập phương.
3.GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng +Bộ đò dùng Dạy –Học toán lớp 5 +Bảng phụ.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Gọi 1 HS làm bt 2 tiết trước-GV nx.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
+GV giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương cho HS nhận xét.
Gọi HS nối tiếp nêu nhận xét về đặc điểm hình hộp chữ nhật,hình lập phương,so sánh hai hình.
Kết luận:SGK trang 107
+Cho HS thi kể tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hoạt động3:Tổ chức cho HS vận dụng làm bài tập
Bài 1 : Tổ chức cho HS tính,dùng bút chì điền vào sgk.Một HS điền vào bảng phụ.Nhận xét,chữa bài.
+Hình hộp chữ nhật có 6 mặt,8 cạnh,8 đỉnh.
+Hình lập phương có 6 mặt,8 cạnh,8 đỉnh.
Bài 3: HDHS quan sát hình trong sgk,trả lời
Lời giải:
+ Hình hộp chữ nhật là hình:A
+ Hình lập phương là hình C.
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Hướng dẫn HS về nhà làm2 sgk
Nhận xét tiết học.
1HS lên bảng làm.Lớp nhận xét,bổ sung.
HS quan sát mô hình nêu nhận xét.
-Hs kể tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật
-HS điền vào sgk và bảng phụ. 
-HS quan sát hình và trả lời.
-HS nhắc lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Tiết: 2 Luyện từ và câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu: - Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân – kết quả (ND ghi nhớ ).
 - Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 21 Lop 5_12255425.doc