Giáo án Địa lí 12 - Tiết 19 đến tiết 25

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

 Tiết 19 Ngày soạn: 16/12/2017

 Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu và phân tích được đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

 - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí.

 - Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.

 2. Kĩ năng

 - Phân tích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng DS, cơ cấu DS và phân bố dân cư ở nước ta.

 - Sử dụng Bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp.

 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: - Bản đồ Dân cư VN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

 

docx 30 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 19 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tìm tòi, sáng tạo
 Tìm hiểu vấn đề việc làm, lao động và đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.
4. Tổng kết, đánh giá:
 - Hs rút ra mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm
 - Ra bài tập về nhà cho Hs: HS chọn 1 trong 3 bảng số liệu của bài vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động.
5. Hướng dẫn về nhà.:
- Học bài và làm bài tập trong SGK
- Tìm hiểu Đô thị hóa (khái niệm, tác động) ở SGK lớp 10, tìm hiểu trước bài mới.
Ký duyệt
Ngày tháng năm
Dân số Việt Nam chính thức đạt ngưỡng 90 triệu người
(VIETNAM+) LÚC : 01/11/13 08:59 BẢN IN
 Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, ngày 1/11 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người. Như vậy, ngưỡng dân số trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 14 trong số các nước đông dân trên thế giới.
 Đây có thể coi là thành tựu vượt bậc đánh dấu giai đoạn dân số vàng nhưng cũng sẽ là một thách thức cho những người làm công tác dân số. 
 Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình về vấn đề này.
- Ngày 1/11 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người, ông có thể cho biết sự kiện này mang ý nghĩa như thế nào đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Năm 1989 sau cuộc tổng điều tra dân số các nhà khoa học đã dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt con số 105 triệu vào năm 2010 và cũng theo dự báo đó, lẽ ra Việt Nam chúng ta tròn 90 triệu người ngay từ năm 2002. Tuy nhiên, đến ngày 1/11/2013 chúng ta mới tròn 90 triệu người, chậm hơn so với dự báo 11 năm, vì vậy có thể coi là một thành tựu.
Với 90 triệu người như hiện nay, Việt Nam trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về quy mô dân số, đứng hàng thứ 14 về quy mô dân số, đứng thứ 8 tại châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á.
- Ông có thể nói rõ hơn về cơ sở khoa học để xác định dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Con số 90 triệu người được chúng tôi suy ra từ nhiều số liệu khác nhau, tuy nhiên nếu mọi người cứ đòi hỏi chính xác 90 triệu hay 901 triệu người thì không thể có được con số tuyệt đối.
 Chúng tôi đã làm việc với Tổng cục thống kê xác định rằng con số 90 triệu người sẽ vào những giờ đầu của sáng ngày 1/11. Đây là những thống kê tin cậy được.
 Có người đặt vấn đề với các nhà khoa học cho rằng họ dự báo quá nhưng chúng tôi cho rằng các nhà khoa học dự báo hoàn toàn chính xác và có cơ sở. Tôi dẫn ra một ví dụ để so sánh với Philippines.
 Năm 1989, dân số Philippines ít hơn Việt Nam 6 triệu người nhưng đến nay, dân số Philippines nhiều hơn chúng ta 15 triệu người. Nếu như Việt Nam không nỗ lực làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình như thời gian vừa qua thì dân số nước ta hiện nay sẽ là 110,8 triệu người.
 Như vậy, trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được khoảng 21 triệu trường hợp. Thử hình dung, nếu dân số của Việt Nam hiện nay là 110 triệu thì chắc rằng sẽ quá tải mọi lĩnh vực, kinh tế xã hội không được như hiện tại.
- Con số 90 triệu người đối với Việt Nam vừa tạo ra cơ hội không nhỏ đối với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội. Ông có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Với cơ cấu dân số 90 triệu người - đây là con số to lớn, đứng hàng 14 thế giới, có lẽ tất cả nhà đầu tư, sản xuất hàng hóa đều mong muốn có một thị trường khổng lồ như vậy. Bởi vậy, những tiềm lực của Việt Nam là rất to lớn.
 Hiện nay, Việt Nam có nhiều nhuận lợi về quy mô dân số, bởi chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực khổng lồ. Còn về cơ cấu dân số cũng thuận lợi là cơ cấu dân số vàng, mới bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người cao tuổi đã tăng nhưng chưa cao nên vẫn có cơ hội làm chậm lại quá trình già hóa dân số.
 Theo các nhà khoa học và các chuyên gia thì cơ cấu dân số vàng của Việt Nam kéo dài 30-35 năm. Tất nhiên mỗi quốc gia dân tộc thì thời gian này nó dài ngắn khác nhau cũng có khi kéo dài 30 năm nhưng cũng có thể 50 năm.
 Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh mới tăng nhưng đã có những phản ứng tích cực, những năm gần đây tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh đã chậm lại, các chỉ số về sức khỏe đã có sự cải thiện đáng kể...
 Trong thời gian tới tôi cho rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam cất cánh bay lên nếu như chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực khổng lồ này.
- Vậy còn những thách thức đặt ra khi dân số Việt Nam đạt 90 triệu người như thế nào thưa ông?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng:  Đúng là bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những thách thức không nhỏ, Việt Nam với quy mô như thế là một tiềm lực kinh tế rất mạnh nhưng nhưng đồng thời để đáp ứng nhu cầu cho 90 triệu người cũng là một thách thức lớn. 
 Chúng ta cũng đối mặt về thách thức dân số, chất lượng dân số. Tôi lấy ví dụ như năm 2009 sau tổng điều tra dân số, các nhà khoa học đã dự báo đến năm 2017 Việt Nam mới bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhưng ngay từ 2011 chúng ta đã bước vào giai đoạn này. 
 Như vậy, có nghĩa là chỉ hai năm thì mọi dự báo sẽ lạc hậu và thời gian chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già sẽ rất nhanh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. 
Vì vậy, việc điều chỉnh mức sinh thay thế là vấn đề rất quan trọng. Chính việc này sẽ kéo dài được giai đoạn cơ cấu dân số vàng và chúng ta sẽ làm chậm giai đoạn già hóa dân số.
 Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng đây mới là vàng về số lượng, trong khi trình độ cạnh tranh còn hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải làm sao nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực để phát huy những thế mạnh của dân số.
- Vậy ông có thể đưa ra một số giải pháp sắp tới để Việt Nam nâng cao chất lượng dân số?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Để nâng cao chất lượng dân số có thể nói liên quan đến tất cả các cấp, các ngành khác nhau, mới đây chúng tôi đã chuẩn bị cho việc tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số.
 Riêng đối với ngành dân số, chúng tôi sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng đầu vào của quá trình dân số. Quá trình này có “đầu vào” (sinh) và “đầu ra” (tử).
Để nâng cao chất lượng đầu vào dân số với những em bé sinh ra khỏe mạnh nhất, hạn chế tối đa trường hợp mắc bệnh, ngành dân số đang triển khai 3 mô hình: Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc chẩn đoán sơ sinh...
Xin cảm ơn ông!
 Sáng ngày 1/11, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành đã thăm và tặng quà bé sơ sinh là công dân thứ 90 triệu của Việt Nam.
 Bé gái là Nguyễn Thị Thùy Dung, chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương lúc 2 giờ 45 phút, nặng 3,2 kg (ở Hải Dương).Các bác sỹ cho biết, bé được sinh tự nhiên với thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh.
Tiết 21 Ngày soạn:26/12 /2017
 Bài 18 ĐÔ THỊ HOÁ 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
- Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở nước ta, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế- xã hội
- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
 2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ và Atlat để nhận xét mạng lưới các đô thị lớn.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các đô thị ở Việt Nam.
 3. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên : + Bản đồ dân cư VN
 + Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta.
 2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Át lát địa lí Việt Nam.
III. Tổ chức hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức: 
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2.Kiểm tra bài cũ
 Phân tích những thế mạnh – hạn chế của nguồn lao động nước ta?
 3. Tiến trình
Hoạt động 1: Khởi động 
 Giáo viên yêu cầu 1 HS hát bài hát Chân quê. HS ngồi dưới nghe và ghi lại những hình ảnh nói lên sự thay đổi của cô gái khi đi tỉnh về. Những hình ảnh đó thể hiện quá trình phát triển xã hội nào ở nước ta?
 Vậy đô thị hóa ở Vệt Nam có những đặc điểm gì? gọi HS trả lời chúng ta sẽ tìm hiểu trongbài học hôm nay.
Nội dung 1 : Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta 
Hình thức: nhóm
Phương pháp: dạy học hợp tác, khai thác bảng số liệu, hình ảnh 
Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ nội dung các nhóm họat động:
-Nhóm 1: sử dụng SGK để chứng minh đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp. 
- Gợi ý: GV hướng dẫn cách tóm tắt các quá trình diễn biến đô thị hoá nước ta quá các thời kì(dựa vào SGK)
-Nhóm 2: nhận xét và giải thích bảng số liệu 18.1.
Gợi ý :
Nhận xét: số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta tăng nhưng tăng chậm và mức độ tăng khác nhau. 
(Phần giải thích giáo viên hướng dẫn)
-Nhóm 3: nhận xét và phân tích về sự phân bố đô thị hoá và dân số đô thị ở bảng số liệu 18.2.
-Nhóm 4: 
(GV có thể treo bản đồ hoặc trình chiếu để đưa bản đồ dân cư VN lên màn hình)
Sử dụng Hình 16.2 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (Tr 15- XB 2010) để rút ra nhận xét về sự phân bố đô thị nước ta.
Gợi ý trả lời nhóm 3 & 4:
GV sử dụng bảng phụ để chuẩn kiến thức cho học sinh
- Số lượng đô thị nước ta phân bố không đồng đều. Nơi tập trung nhiều đô thị là Đông Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dân số đô thị không đều, nơi có dân số đô thị nhiều nhất: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng và đây cũng là vùng có quy mô đô thị lớn nhất.
Bước 2: thảo luận 
Bước 3: đại diện nhóm trình bày
Gv nhận xét, bổ sung
1. Đặc điểm đô thị hoá nước ta
 a) Quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đô thị hoá thấp .
- Quá trình ĐTH chậm: 
ĐTH khác nhau giữa các thời kì, các miền.
 + TK III TCN: Cổ Loa (đô thị đầu tiên)
 + TK XVI: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến,...
 + Thời Pháp: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
 + Sau 1954: 
 MBắc: gắn liền với CN hoá
 MNam : gắn liền với chiến tranh (chiến lược dồn dân)
 + Sau 1975: đô thị hoá nhanh 
- Trình độ thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội...) còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
 mức độ thấp so với khu vực và TG.
b) Tỉ lệ thị dân tăng 
 nhưng vẫn còn thấp Năm 2005 thị dân chiếm 26,9%
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị
+ Nhiều: vùng TD và MN Bắc Bộ. ĐB sông Hồng, ít ở Đông Nam Bộ, Tây nguyên
+Quy mô lớn: vùng Đông Nam Bộ, nhỏ nhất vùng Tây Nguyên
Nội dung 2 : Tìm hiểu đặc điểm mạng lưới đô thị ở nước ta 
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn, khai thác hình ảnh
Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Hướng dẫn HS khai thác Atlat trang15 – đô thị
Đô thị nước ta được phân thành mấy loại ? Có mấy tiêu chí để phân loại ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Gọi Hs trả lời
HS khác nhận xét.
GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
2. Mạng lưới đô thị nước ta
Tiêu chí phân loại đô thị:
 - Căn cứ DS, chức năng, mđộ DS, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp,đô thị nước ta phân thành 6 loại: 
 Đặc biệt (2TP:..), 
 Loại 1-2-3-4-5
 - Căn cứ cấp quản lí: 
 Trực thuộc TW(5TP..), 
 Trực thuộc tỉnh(..).
Nội dung 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa ở nước ta 
Hình thức: theo bàn học (4HS)
Phương pháp: hợp tác theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của HS, GV
Nội dung
 PA 1:
GV treo sơ đồ hoặc trình chiếu sơ đồ lên màn hình.
Cho học sinh thảo luận theo bàn và yêu cầu lên điền thông tin vào bảng và trình bày tác động đô thị hoá đến sự phát triển KT-XH (tiêu cực và tiêu cực)
PA2: 
 GV in các nội dung ra giấy cắt nhỏ, cho HS lên dán và mục tương ứng.
* GV chuẩn kiến thức cho H/S
3/ Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH: 
T/Đ tích cực của Đô thị hóa
Cơ cấu KT
Thị trường
LĐ việc làm
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu KT
T/Đ tiêu cực 
Môi trường
Đời sống
Tăng cường sức hấp dẫn đầu tư
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giải quyết việc làm
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Môi trường bị ô nhiễm
Quản lí trật tự XH và an ninh phức tạp
Sự phân hoá sâu sắc về giàu nghèo
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV, HS
Nội dung chính
Câu 1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Gọi Hs trả lời
Gv nhận xét, bổ sung
Câu 1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. 
- Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ của TG. 
- Quy mô của các đô thị không lớn, phân bố không đồng đều giữa các vùng: Năm 2006, cả nước có 689 đô thị trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn.
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đô thị nhất (167 đô thị), vùng Đông Nam Bộ ít nhất (50 đô thị).
+ Số đô thị lớn chiếm tỉ lệ nhỏ (Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ 9/167, Đồng bằng sông Hồng là 7/118, Đồng bằng sông Cửu Long: 5/133).
- Nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh tế.
Câu 2. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay
A. Đồng bằng sông Hồng.	
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 3. Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta :
A. Cần Thơ. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Hải Dương.
Câu 4. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta.
A. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.
B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.
C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. 
D. Phát triển các đô thị theo hướng mở rộng vành đai 
Câu 5. Đây là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta :
A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
B. Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.
Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động của GV, HS
Nội dung chính
 Bằng kiến thưc đã học em hãy cho biết thành phố Phủ Lý –là đô thị loại nào (theo 2 cách phân loại)
 - Căn cứ DS, chức năng, mđộ DS, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp,đô thị nước ta phân thành 6 loại: Loại 3
 - Căn cứ cấp quản lí: 
 Trực thuộc tỉnh
Câu 1. Dựa vào bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ta giai đoạn 1990 – 2005
Năm
Số dân thành thị
(triệu người)
Tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
12,9
19,5
1995
14,9
20,8
2000
18,8
24,2
20
5
22,3
26,9
a. Xác định dạng biểu đồ thích hợp thể hiện số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ta, giai đoạn 1990 – 2005.
b. Nhận xét. 
Gợi ý
a. biểu đồ kết hợp
b. Nhận xét
- Từ năm 1990 – 2005, số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước đều tăng lên:
+ Số dân thành thị tăng lên 9,4 triệu người.
+ Tỷ lệ dân thành thị tăng lên 7,4%
- Năm 2005, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%, còn thấp so với các nước trong khu vực.
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
 Em hãy cho biết đô thị hóa ở tỉnh Hà Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Mục tiêu đưa Phủ Lý trở thành đô thị loại 3 vào năm nào?
4. Tổng kết, đánh giá
 1.Hãy trình bày tác động qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT-XH.
 2. Liên hệ quá trình đô thị hóa ở địa phương em (Tỉnh, huyện)
5. Hướng dẫn về nhà
 Làm bài tập 3 trong SGK vào vở. đọc và tìm hiểu trước bài thực hành
IV. Phụ lục :	
 Đến năm 2007 nước ta có :
- 2 đô thị đặc biệt : Hà Nội, TPHCM
- Đô thị loại 1 : >= 1triệu, mật độ >= 15000người/km2, phi nông nghiệp >=90%
 (4) :Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế
- Đô thị loại 2 : 35vạn - <1 triệu, mật độ 12000người/km2, phi nông nghiệp gần 90%
 (13) Thái Nguyên, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Biên Hoà, 
 Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Việt Trì, Hải Dương .
- Đô thị loại 3 : 10 vạn đến dưới 35 vạn, mật độ Tb 10000người/km2, phi nông nghiệp >= 80%
 (26) Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Đông, Vĩnh Yên, Hoà Bình, Phan Rang-Tháp Chàm, Sóc Trăng, Cà Mau
 Rạch Giá, Cao Lãnh, Tam Kỳ, Hà Tĩnh, Sơn Tây, Thái Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, 
 Điện Biên, Phan Thiết, Mỹ Tho, Long Xuyên, Lào Cai, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Tuy Hoà (loại 2-2013), PlâyKu, 
- Đô thị loại 4 : 3 vạn đến 10 vạn mật độ TB 8000người/km2, phi nông nghiệp >=70%
- Đô thị loại 5 : 4000 đến dưới 30000, mật độ Tb 6000người/km2, phi nông nghiệp >=60% Loại 4,5 = 639 đô thị
Tổ trưởng ký duyệt
 Ngày tháng năm
Tiết 22 Ngày soạn: 5/01/2018
Bài 19: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH
SỰ PHÂN HOÁ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG
I-Mục tiêu: 
 1. Kiến thức
- Biết được mức sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên có sự phân hóa giữa các vùng.
 2. Kỹ năng
 - Vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hóa thu nhập bình quân/người giữa các vùng. 
 3. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: biểu đồ
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên : 
 Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người của các vùng nước ta trong SGK.
 2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì)
III. Tổ chức hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ
 Hãy trình bày tác động qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT-XH. 
 (Gợi ý nội dung ảnh hưởng của đô thị hóa đối với phát triển KT-XH)
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Khởi động
 GV đặt câu hỏi: Thế nào là thu nhập bình quân đầu người? Ý nghĩa của TNBQ đầu người đối với phát triển kinh tế xã hội? Gọi HS trả lời.
 GDP/người là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. GDP/người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.
 Còn thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”.
 Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người được tính toán trên cơ sở cuộc khảo sát mức sống dân cư hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ 2 năm/lần.
 Vậy thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng trong cả nước có đồng đều không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa các vùng? Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng năm 2004
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại
Bước 1: GV gọi HS Xác định yêu cầu của bài thực hành và xác định dạng biểu đồ thích hợp.
 Vẽ biểu đồ 
Bước 2: Sau khi HS xác định được dang biểu đồ thích hợp, GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ. 
 - Cả lớp vẽ trong tập (Yêu cầu: vẽ chính xác, đầy đủ thông tin, đẹp)
 Nghìn đồng BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TNBQ ĐẦU NGƯỜI/THÁNG GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2004
Bước 3: Sau khi HS vẽ xong trên bảng->HS dưới lớp nhận xét về bài làm của bạn. 
Bước 4: GV nhận xét – đánh giá.
Hoạt động 3: So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.
Hình thức: cá nhân/Cặp
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn.
 Nhiệm vụ: Dựa vào BSL SGK các nhóm thảo luận rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa các vùng (thảo luận trong 5 phút).
 đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
GV chuẩn kiến thức:
Mức thu nhập bình quân của các vùng đều tăng (trừ Tây Nguyên giảm ở giai đoạn 1990 – 2002) nhưng tốc độ tăng không đều. (Lấy VD để chứng minh).
Mức thu nhập bình quân giữa các vùng luôn có sự chênh lệch. (Lấy VD chứng minh).
Nguyên nhân: Do các vùng có sự khác nhau về phát triển kinh tế và số dân.
GV nhận xét thái độ làm việc của từng nhóm và đánh giá.
4. Đánh giá.
Bước 1: GV đặt câu hỏi.
- Khi làm việc với bảng số liệu thống kê em thường gặp những dạng bài nào?
- Những chú ý khi nhận xét bảng số liêu?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung chuẩn kiến thức.
- Các dạng bài:
 + Xác định dạng biểu đồ, vẽ biều đồ.
 + Tính toán.
 + Nhận xét bảng số liệu.
 + Giải thích (nếu).
 Chú ý khi nhận xét bảng số liệu:
 + nhận xét số liệu cả theo hàng ngang, hàng dọc.
 + Nhận xét sự biến động tăng, giảm (? lần), (?%).
 - Giáo viên nhận xét ý thức làm bài thực hành của học sinh.
 - Chỉ ra các lỗi hay vi phạm của học sinh khi vẽ biểu đồ.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Yêu cầu học sinh hoàn thành nốt bài thực hành.
 - Đọc và tìm hiểu bài 20 chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
ĐỊA LÝ KINH TẾ
Tiết 23 Ngày soạn: 6/1/2018
 Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I-Mục tiêu 
 1.Kiến thức
 - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước.
 - Trình bày đựơc ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta. 
2. Kĩ năng
 - Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế 
 3. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: biểu đồ
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên : 
Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta 
Bản đồ kinh tế VN
Atlat địa lý VN
 2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì)
III. Tổ chức hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 2_12258078.docx