Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia năm học 2009 - 2010 môn: Địa lý 12

Câu 1: (3,0 điểm)

Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất trong hai ngày hạ chí và đông chí tại các địa điểm sau:

Địa điểm và vĩ độ Ngày hạ chí Ngày đông chí

Cần Thơ (10002’B)

T.p Hồ Chí Minh (10047’B)

Buôn Ma Thuột (12041’B)

Huế (16026’B)

Hà Nội (21002’B)

Sa Pa (22o20’B)

Câu 2: (2,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

 Sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người trên thế giới thời kỳ 1950 - 2003.

Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2002 2003

Sản lượng (triệu tấn) 676 847 1.213 1.561 1.950 2.060 2.032 2.021

Bình quân đầu người (kg/người) 247 279 294 350 368 341 327 325

Em hãy:

a) Nêu tên dạng biểu đồ thể hiện tốt nhất tình hình phát triển lương thực và bình quân lương thực đầu người của thế giới thời kỳ 1950 - 2003.

b) Qua số liệu nêu nhận xét và giải thích.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia năm học 2009 - 2010 môn: Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
	ĐẮK LẮK	 DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN: ĐỊA LÝ 12 - THPT
 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Ngày thi: 06/01/2010
 Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu
Câu 1: (3,0 điểm)
Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất trong hai ngày hạ chí và đông chí tại các địa điểm sau:
Địa điểm và vĩ độ
Ngày hạ chí
Ngày đông chí
Cần Thơ (10002’B)
T.p Hồ Chí Minh (10047’B)
Buôn Ma Thuột (12041’B)
Huế (16026’B)
Hà Nội (21002’B)
Sa Pa (22o20’B)
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người trên thế giới thời kỳ 1950 - 2003.
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2000
2002
2003
Sản lượng (triệu tấn)
676
847
1.213
1.561
1.950
2.060
2.032
2.021
Bình quân đầu người (kg/người)
247
279
294
350
368
341
327
325
Em hãy:	
a) Nêu tên dạng biểu đồ thể hiện tốt nhất tình hình phát triển lương thực và bình quân lương thực đầu người của thế giới thời kỳ 1950 - 2003.
b) Qua số liệu nêu nhận xét và giải thích.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy phân tích ảnh hưởng của các vận động trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo đến sự hình thành và phân bố tài nguyên khoáng sản của nước ta.
Câu 4: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy phân tích đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy của khu vực Trường Sơn Nam.
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi ở Việt Nam năm 1999 và 2002.
Nhóm tuổi bà mẹ
15 - 19
20 - 24
25 - 29
30 - 34
35 - 39
40 - 44
45 - 49
Tổng điều tra dân số 1/4/1999
29
158
135
81
41
18
6
Điều tra biến động dân số 1/4/2002
23
145
141
83
39
14
3
Em hãy:
a) Tính tổng tỷ suất sinh của nước ta trong năm 1999 và 2002.
b) Qua bảng số liệu nêu nhận xét và giải thích về tình hình biến động mức sinh theo nhóm tuổi của nước ta.
Câu 6: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy phân tích mối quan hệ giữa phân hóa địa hình với sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ theo hướng đông - tây.
	Hết 
 Họ và tên thí sinh: ................................................................................................. Số báo danh: ..................
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
 ĐĂK LĂK MÔN: ĐỊA LÝ 12 - THPT
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1:
3,0 điểm
Dựa vào biểu thức:
 Bán cầu mùa hạ:
 hA=900 -φA + δ
 Bán cầu mùa đông:
 hA=900 -φA - δ
Địa điểm và vĩ độ
Ngày hạ chí
Ngày đông chí
Cần Thơ (10002’B)
76035’
56031’
T.p Hồ Chí Minh (10047’B)
77020’
55046’
Buôn Ma Thuột (12041’B)
79014’
53052’
Huế (16026’B)
82059’
50007’
Hà Nội (21002’B)
87035’
45031’
Sa Pa (22020’B)
88053’
44013’
0,5 điểm cho mỗi địa điểm
Câu 2:
2,0 điểm
a) Dạng biểu đồ thể hiện tốt nhất: Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
b) Nhận xét và giải thích:
- Sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh và nhưng thiếu ổn định. 
+Từ 676 triệu tấn năm 1950 lên 2060 triệu tấn năm 2000 (gấp 3 lần)
+Từ năm 2000 đến 2003 xuất hiện hiện tượng suy giảm (từ 2060 triệu tấn xuống 2021 triệu tấn)
- Bình quân lương thực đầu người (kg/người) của thế giới cùng thời kỳ trên có tăng nhưng chậm và thiếu ổn định.
+Từ 247 kg/người năm 1950 tăng lên 368 kg/người năm 1990 (tăng 121 kg/người) sau đó giảm dần đến năm 2003 chỉ còn 325 kg/người
*Nguyên nhân:
- Diện tích đất nông nghiệp thế giới không ngừng bị thu hẹp (do chuyển đổi mục đích, suy thoái, nhiễm mặn, sa mạc hóa ...) 
- Công nghệ sản xuất ở các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế trong khi năng suất trên một đơn vị diện tích là có giới hạn.
- Dân số thế giới tăng nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển. dẫn đến bình quân lương thực đầu người giảm dần.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3:
3,0 điểm
- Giai đoạn Cổ kiến tạo:
+Lãnh thổ nước ta chịu tác động mạnh của vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
+Ứng với các vận động này là các trủng sụt lún được bồi đắp bởi các loại trầm tích lục địa trong đại Trung sinh hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam.
+Các hoạt động uốn nếp, đứt gãy trong đại Cổ sinh ở địa khối thượng nguồn sông Chảy, Việt Bắc, Kon Tum và trong đại Trung sinh là các dãy núi ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và cực nam Trung Bộ hình thành các loại khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý ...
- Giai đoạn Tân kiến tạo:
+Chịu tác động mạnh của vận động tạo núi Anpơ, Hymalaya làm trẻ hóa địa hình nước ta, gây ra sự phức tạp trong khai thác tài nguyên khoáng sản nước ta hiện nay.
+Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành trong giai đoạn này như: dầu khí, than nâu, bôxít ...
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm 
0,5 điểm
Câu 4:
3,0 điểm
*Đặc điểm:
- Nam Trường Sơn là khu vực đầu nguồn của nhiều hệ sông lớn, chảy về ba hướng chính:
+Hệ thống sông Thu Bồn và sông Ba chảy về sường đông Trường Sơn và biển 
+Hệ thống sông Mêkông (Sêsan, Xrêpok ...) chảy về hướng đông, nhập vào dòng chính của Mêkông
+Hệ thống sông Đồng Nai chảy về hướng nam và đông nam qua Đông Nam Bộ và ra biển Đông.
- Ngoài các sông nêu trên, Trường Sơn Nam còn có nhiều hồ nước ngọt như hồ Lak (ĐăkLăk), Biển Hồ (Gia Lai), hồ Xuân Hương, hồ Than Thở (Lâm Đồng). Ngoài các hồ có nguồn gốc tự nhiên còn có các hồ thủy điện lớn như Yaly, Trị An, Đa Nhim ...
- Nam Trường Sơn có mật độ sông ngòi tương đối thưa, có quan hệ với địa chất, địa hình nên mang tính phân bậc rõ nét, là thượng lưu và trung lưu của các hệ sông lớn nêu trên.
*Chế độ dòng chảy:
- Mùa lũ:
+Trường Sơn Nam bước vào mùa lũ chính từ tháng 7, 8 và đỉnh lũ vào tháng 9,10. Có 2, 3 tháng chuyển tiếp ở đầu mùa và kết thúc vào tháng 11.
+Lượng nước trong mùa lũ chiếm 65 -70% lượng dòng chảy cả năm
- Mùa cạn:
+Kéo dài từ tháng 11, 12 đến tháng 4,5 của năm sau
+Lưu lượng dòng chảy thấp nhất vào tháng 3, 4 hàng năm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 5:
3,0 điểm
a) Tổng tỷ suất sinh:
 Tính theo công thức: TFR=5.x=17ASFRx1000
 Kết quả: - TFR1999 = 2,34
 - TFR2002 = 2,24
b) Nhận xét và giải thích
- Tổng tỷ suất sinh của cả nước năm 2002 so với 1999 có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
- Mức sinh cao tập trung vào nhóm tuổi 20 - 29 tuy nhiên đã có sự chuyển dịch rõ nét ở mức sinh thuộc nhóm tuổi 25 - 29 và 30 - 34 của năm 2002 so với 1999.
- Đặc điểm trên phản ánh dân số nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Chính sách dân số và KHHGĐ đã mang lại hiệu quả nhất định
1,0 điểm
2,0 điểm
Câu 6:
3,0 điểm
Cơ cấu công nghiệp của nước ta đã có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, được thể hiện:
- Miền Bắc:
+Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước.
+Hoạt động công nghiệp với các ngành chuyên môn hóa khác nhau phân bố thành tuyến theo trục giao thông chính từ Hà Nội đi các vùng phụ cận.
- Miền Nam:
+Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.
+Hướng chuyên môn hóa đa dạng, đặc biệt các ngành công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao như khai thác dầu khí, sản xuất điện, đạm từ khí.
- Miền Trung:
Đà Nẵng là thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng, bên cạnh có một số trung tâm có quy mô nhỏ hơn như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Các khu vực còn lại, nhất là miền núi công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán và rời rạc.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 7:
3,0 điểm
- Theo hướng từ đông sang tây, Bắc Trung Bộ có sự phân hóa thành vùng núi sườn Đông Trường Sơn, kế đến là vùng gò đồi phía tây, đồng bằng và vùng ven biển phía đông. Tương ứng với sự phân hóa địa hình là sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng.
- Khai thác thế mạnh của vùng núi sườn đông. 
+Với diện tích gần 2,5 triệu ha, độ che phủ rừng đạt 48%, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản có giá trị cao
+Rừng sản xuất chỉ chiếm 34%, rừng phòng hộ 50%, rừng đặc dụng 16% vì vậy việc khai thác gắn liền với bảo vệ rừng đầu nguồn đóng vai trò rất quan trọng.
- Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của vùng trung du và đồng bằng duyên hải.
+Vùng gò đồi phía tây thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu), cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn
+Vùng đồng bằng đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm và hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
- Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp vùng ven biển phía đông.
+Nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản ven bờ và biển xa.
+Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, rừng chắn cát có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • docSỞ GI￁O DỤC_DL(HSG).doc