Địa lý:
ĐỊA LÝ QUẢNG XƯƠNG
I- MỤC TIÊU:
Giúp HS: - Nắm được một số vấn đề cơ bản về: - Vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Xương; Biết được những thuận lợi và một số khó khăn.; Đặc điểm tự nhiên.
- Dân cư và hoạt động kinh tế của địa phương.
II- ĐỒ DÙNG:
- Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- Phiếu học tập nhóm. Tài liệu học tập (thay cho SGK).
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng.
- Phát tài liệu học tập cho học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn của Quảng Xương.
- GV giới thiệu bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- HS quan sát và HS chỉ vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ. GV nêu câu hỏi:
+ Quảng Xương giáp với huyện nào?
+ Biển giáp phía nào của huyện Quảng Xương?
+ Mô tả vị trí địa lý, giới hạn, diện tích của Quảng Xương?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Địa lý: Địa lý Quảng Xương I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được một số vấn đề cơ bản về: - Vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Xương; Biết được những thuận lợi và một số khó khăn.; Đặc điểm tự nhiên. - Dân cư và hoạt động kinh tế của địa phương. II- Đồ dùng: - Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương. - Phiếu học tập nhóm. Tài liệu học tập (thay cho SGK). III- hoạt động dạy - học: Hoạt động1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng. - Phát tài liệu học tập cho học sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn của Quảng Xương. - GV giới thiệu bản đồ hành chính huyện Quảng Xương. - HS quan sát và HS chỉ vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ. GV nêu câu hỏi: + Quảng Xương giáp với huyện nào? + Biển giáp phía nào của huyện Quảng Xương? + Mô tả vị trí địa lý, giới hạn, diện tích của Quảng Xương? - HS trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên. - HS đọc tài liệu. - Tổ chức thực hiện tương tự, HS nêu được đặc điểm địa hình và khí hậu. Hoạt động4: Dân cư và hoạt động kinh tế. a- Dân cư: HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm đôi, trả lời. - Dân cư trung bình năm 2005, mật độ dân cư? - Nhận xét về mật độ dân cư và sự phân bố của dân cư. b- HĐ kinh tế: (Hoạt động nhóm 4: 3 phút). + Điều kiện tự nhiên của Quảng Xương có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế. + Kể tên một số ngành nghề phát triển trên địa bàn huyện Quảng Xương. - GV phát phiếu, giao nhiệm vụ. - HS thảo luận -> đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận, ghi bảng. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu lại nội dung tiết học. - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về tìm hiểu thêm các nghề thủ công truyền thống của địa phương. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Địa lý: (Bài 31): Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và một số hoạt động kinh tế của Quảng Xương 1- Vị trí địa lý, giới hạn: Quảng Xương là một huyện nằm trong vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá, có diện tích 227,63km2. Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 8km về phía nam. Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, đông bắc giáp Thị xã Sầm Sơn, phía bắc giáp Đông Sơn, phía nam giáp Tĩnh Gia, tây nam giáp Nông Cống. 2- Đặc điểm tự nhiên; a- Địa hình: Huyện Quảng Xương là một huyện đồng bằng có đất đai tương đối bằng phẳng. Riêng vùng ven biển gồm 20 xã có địa hình phức tạp dạng làn sóng, xen giữa những gò đất cao là những dải đất trũng hình lòng máng. b- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng biển, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: - Mùa hè: Khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng. - Mùa đông: Khí hậu khô hanh, chịu ảnh hưởng của sương muối. - Xen giữa hai mùa là khí hậu chuyển tiếp giữa hè -> đông là mùa thu có bão, lụt, giữa đông sang hè là mùa xuân có mưa phùn. 3- Dân cư và hoạt động kinh tế: a- Dân cư: Dân số trung bình của Quảng Xương năm 2005 là 264.558 người, mật độ 1.164 người/km2. Là huyện tương đối đông dân, sự phân bố dân cư tương đối đồng đều trên lãnh thổ. Dọc theo trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và giải ven biển tập trung đông dân hơn. b- Hoạt động kinh tế: - Điều kiện tự nhiên của Quảng Xương có thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? Quảng Xương là vùng đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ, tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại cây trồng, cả cây nông nghiệp (lúa, ngô, khoai, rau màu...) và cả các cây công nghiệp (đay, cói). Quảng Xương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, có những mặt hàng đem xuất khẩu như: làm chiếu, mây tre đan.... Với chiều dài 18,2km đường bờ biển. Quảng Xương gần biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản và phát triển vùng du lịch ven biển. Nhiều thuỷ, hải sản đã được xuất khẩu: Rươi, sứa, rau câu, mực... Vùng lạch nước lợ ven biển: Lạch Ghép, Hới .... phát triển nghề nuôi tôm, trữ lượng tôm khai thác hàng năm khoảng 400 -> 500 tấn sản phẩm các loại. Giữa sông Mã và bãi Cồn Chiên với diện tích khoảng 100 ha, là địa điểm tốt cho phát triển du lịch sinh thái. ở Quảng Châu, có đền thờ An Dương Vương, cùng lễ hội là điểm du lịch văn hoá có giá trị khai thác lâu dài. Phía nam có mũi đất Quảng Nham, vùng triền Lạch Ghép là vùng du lịch sinh thái trong thời gian tới. Quảng Xương có đường quốc lộ 1A với chiều dài 19km, chạy qua chia đôi huyện thành 2 phần đều nhau. Điều này thuận lợi cho giao thông và trao đổi hàng hoà từ Bắc vào Nam. Trên địa bàn toàn huyện nhất là trung tâm có nhiều cửa hàng, chợ lớn bán đầy đủ các loại hàng hoá. Kết luận: Quảng Xương là một huyện vùng đồng bằng ven biển, phía đông nam của Thanh Hoá, được hưởng nhiều nguồn lợi tự nhiên tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành nghề kinh tế, có tiềm năng phát triển kinh tế cao.
Tài liệu đính kèm: