Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; biểu hiện của dân chủ, kỉ luật.

 Hiểu được kĩ năng của dân chủ, kỉ luật.

2. Kĩ năng:

Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của dân chủ, thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.

Biết đánh giá các tình huống trong đời sống thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ, kỉ luật.

3. Thái độ:

Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường.

Ủng hộ những việc làm thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật, biết góp ý, phê phán những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật như: gia trưởng, quân phiệt, tự do và kỉ luật.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 3
Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày dạy: 
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: 
 HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; biểu hiện của dân chủ, kỉ luật.
 Hiểu được kĩ năng của dân chủ, kỉ luật.
2. Kĩ năng:
Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của dân chủ, thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.
Biết đánh giá các tình huống trong đời sống thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ, kỉ luật. 
3. Thái độ:
Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường... 
Ủng hộ những việc làm thể hiện tốt dân chủ, kỉ luật, biết góp ý, phê phán những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật như: gia trưởng, quân phiệt, tự do và kỉ luật.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Sưu tầm các sự kiện liên quan đến bài.
Trò: Đọc kĩ bài trước.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ.
Gợi ý: - Tự chủ là làm chủ bản thâm. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi
của mình trong mọi hoàn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
Ý nghĩa: Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Gọi HS đọc 2 chuyện trong sgk.
 GV phân nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi trong phần đặt vấn đề:
- N1,2: Nêu việc làm dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện?
- N3,4: Phân tích sự kết hợp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A? 
- N5: Tác dụng của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
- N6: Tác hại về việc làm của ông giám đốc? Vì sao?
Hoạt động 2.
? Thế nào là dân chủ?
? Thế nào là KL? 
GV: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ khăng khít, dân chủ được thực tốt sẽ làm cho tính kỉ luật càng trở nên hiệu quả và ngược lại.
? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
? Em hãy cho 1 VD thể hiện tính dân chủ và kỉ luật (ở trường, lớp, xã hội)?
? Vì sao cần phải thực hiện tốt DC và KL?
GV: Để XD một Bộ luật thì Quốc hội phải lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân nhằm đi đến một mục đích chung là phục vụ cho nhân dân được tốt hơn (thể hiện tính thống nhất về ý chí, về nhận thức...) Một số người có chức có quyền thường dùng chức quyền để áp đặt công việc cho người khác, hoặc một số người chồng, người cha có tính gia trưởng thường ra lệnh cho vợ, con.... làm mất đi mối quan hệ mất đi tính dân chủ, một khi mất tính dân chủ thì mọi người thực hiện công việc một cách miễn cưỡng -> hiệu quả công việc đạt được không cao. Tuy nhiên, có một số người lại dân chủ một cách thái quá làm cho tính kỉ luật bị xem nhẹ.
Trách nhiệm của mỗi chúng ta là gì để phát huy tốt nhất tính dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống?
? Chúng ta cần phải làm gì khi học xong bài này
Hoạt động 3.
Trong các tình huống ở bài tập 1 việc làm nào thể hiện dân chủ? Vì sao?
Hãy phân tích và chứng minh nhận đinh: “dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”? (dành cho HS khá giỏi) 
Đọc 2 chuyện trong SGK.
- Thể hiện DC: HS lớp 9A bàn bạc XD kế hoạch; thực hiện khẩu hiệu “không ai đứng ngoài cuộc”; cả lớp thảo luận đề xuất chỉ tiêu, biện pháp...
- Thể hiện thiếu DC: ông giám đốc yêu cầu mọi người phải làm theo ý của mình, đồng thời đời sống vật chất, tinh thần thiếu thốn, làm việc quá căng thẳng...
- Lớp 9A thực hiện tốt dân chủ, từ đó mỗi HS tự thấy được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình đơn vị tập thể. Chính vì vậy kỉ luật tốt sẽ làm cho dân chủ được phát huy.
- Tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A: vượt qua được khó khăn; kế hoạch thực hiện trọn vẹn.
- Tác hại đối với việc làm của ông giám đốc: sản xuất giảm sút, công ty thua lỗ. 
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Đại hội Chi Đội (thảo luận, góp ý kiến vào mục tiêu của lớp bầu BCH chi đội...)
- Công dân đi bầu cử, ứng cử... - Tham gia phát biểu, xây dựng bài ở lớp...
Là điều kiện cần thiết đảm bảo cho mọi cá nhân có cơ hội để phát triển nhân cách, có thể cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của XH.
Nghe.
Tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động XH, khi lao động ở nhà, ở trường...
HS trình bày.
Việc làm: a, c, d có tính dân chủ.
Việc làm b thiếu dân chủ.
Việc làm đ thiếu kỉ luật.
Vì có dân chủ mọi người mới làm việc một cách vui vẻ, nhiệt tình vì mình được góp ý kiến, bàn bạc trước khi làm,...
I. Tìm hiểu vấn đề. 
1.Lớp 9A đã cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch, cùng thảo luận nên đã hoàn thành kế hoạch.
2. Ông giám đốc thiếu dân chủ nên SX bị thua lỗ.
.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
- Dân chủ là mọi người được làm công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được bàn bạc, thực hiện và giám sát những công việc chung có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội, nhằm tạo sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là động cơ đảm bảo cho dân chủ được thực hiện tốt.
3. Ý nghĩa.
- Thực hiện tốt DC, KL sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, XD được mối quan hệ XH tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
4. Trách nhiệm của công dân.
Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ, lãnh đạo, các tổ chức XH phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
III. Bài tập:	
Bài tập 1. Việc làm dân chủ: a, c, d
Bài tập 3.
Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh: phát huy được tài năng của mỗi cá nhân để cùng nhau xây dựng tập thể.
4. Củng cố.
GV: Chúng ta cần phải ủng hộ việc làm có tính dân chủ, biết góp ý, phê phán việc làm thiếu dân chủ, kỉ luật...
5. Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập còn lại.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3 GDCD 9.doc