Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 (chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu bµi giảng:

1.Kiến thức: giúp HS

- Hiểu được thế nào là chí công vô tư?

- Nêu được những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư và phương hướng rèn luyện.

2. Kỹ năng:

- Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện Chí công vô tư, không Chí công vô tư. Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất Chí công vô tư.

*GD kĩ năng sống:

-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về CCVT và ý nghĩa của nó đ/với sự phát triển cá nhân và XH, vấn đề chống tham nhũng hiện nay.

-Kĩ năng tư duy phê phán những việc làm không CCVT.

 

doc 122 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nay” 
- GV nêu ra một số câu hỏi để cả lớp tham gia trao đổi 
GV giúp HS liên hệ với một số phong trào của đoàn hiện nay: phong trào tình nguyện, phong trào lập nghiệp của tuổi trẻ 
GV phân tích giúp HS nắm : phải biết sống vì người khác, tránh lối sống ích kỉ, cần có ý chí nghị lực, khiêm tốn, có quyết tâm, có kế hoạch và phương pháp thực hiện mục đích đề ra
1/ Lý tưởng sống của thanh niên trong chiến tranh và hoà bình:
- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lónh đạo của Đảng đó cú nhiều thanh niờn ưu tú sẵn sàng hy sinh cho đất nước như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Vừ Thị SỏuLý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc
- Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đó đóng góp tham gia tích cực vào các lĩnh vực xây dựng bảo vệ tổ quốc 
+ Lý tưởng sống của thanh niên thời nay là dân giàu nước mạnh
- VD
Nguyễn Việt Hùng: Đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Lâm Xuân Nhật đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bùi Quang Trung: Khoa học kỹ thuật.
Nguyễn Văn Dần hy sinh khi làm nhiệm vụ ở biên giới.
Nguyễn Thị Nội hy sinh khi cứu 4 em nhỏ bị chết đuối.
- VD: Em muốn làm bác sỹ để ...., giáo viên để......, kỹ sư để.....
- >Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt tới.
- Khi lý tưởng của mỗi người phù hợp với lý tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung
- Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lý tưởng.
- Người sống với lý tưởng cao đẹp luôn được mọi người kính trọng.
2/ Rèn kĩ năng tự nhận thức về lí tưởng sống của bản thân.
- Biểu hiện sống có lý tưởng và thiếu lý tưởng của thanh niên hiện nay:
3/ Lý tưởng của thanh niên ngày nay.
- Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, công bằng, dân chủ, văn minh, giàu đẹp.
- Thanh niên ra sức học tập, rèn luyện để có tri thức, phẩm chất, năng lực để thực hiện lý tưởng sống.
- Mỗi cá nhân cần học tập tốt, rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động của xó hội.
4/ Củng cố(4P)
(1)GV cho HS sưu tầm câu nói, lời dạy của Bác:
VD: Tháng 7/1924: Bác Hồ viết bản "luận cương về thanh niên thuộc địa", Sáng lập tổ chức: hội Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội.
	- Thư gửi thanh niên và nhi đồng: Một năm khởi đầu là mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
	- Bác Hồ nói về vị trái vai trò của thanh niên: "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là giới phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai"; "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên"
	- Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn: Đoàn thanh niên là cánh tay đắc lực và hậu bị của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng"
	- Năm 1950, Bác viết: 
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
- Kĩ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống đã lựa chọn)
(1)ý kiến của em về các tình huống sau đây:
a. Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề "Lý tưởng thanh niên, học sinh ngày này"
b. Bạn Thắng cho rằng: HS lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lý tưởng nên bạn đi chơi.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK- Gv dùng bảng phụ, bài tập trắc nghiệm
Em đồng ý với ý kiến nào về biện pháp thực hiện lý tưởng sống sau đây:
+
Biết sống vì người khác
+
Quan tâm đến quyền lợi chung
Thích gì làm nấy, không cần làm theo kế hoạch 
+
Có ý chí nghị lực
Không nên sống vì người khác vì sẽ rất thiệt thòi 
+
Có quyết tâm cao
+
Có kế hoạch, phương pháp nghiêm túc
+
Thực hiện đúng mục đích
Chỉ cần quan tâm đến mình và một số người thân của mình
+
Khiêm tốn, cầu thị
+
Tránh lối sống ích kỷ, vụ lợi
- Học và nắm chắc nội dung bài học- Xác định lý tưởng cho bản thân mình và lập kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu để đạt được lý tưởng đó.
- Làm các bài tập SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà. 
Tiết sau ôn tập học kì I.
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
NS: .
NG: 9B../...
 9A../..
Tiết 15
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại toàn bộ tri thức, kỹ năng vận dụng các chuẩn mực đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 10. Từ đó phân tích, tổng hợp được từng nội dung và các nội dung liên quan.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá đúng hành vi của bản thân và mọi người xung quanh. Và lựa chọn cách ứng xử phù hợp, đồng thời tự lập kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy, phê phán. Giao tiếp
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng. Tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Thái độ:
-Vận dụng tốt thực tiễn và có thái độ đúng đắn trước các sự kiện đạo đức, có niềm tin và trách nhiệm trước mỗi hành vi, hành động của mình.
II. Phương tiện và tài liệu
- Gv:SGK, SGV, nội dung bài học, tài liệu liên quan đến bài, bảng phụ
- Hs: Học và chuẩn bị bài ôn tập theo quy định
III. Phương pháp- kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận, giải quyết vấn đề. Nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật: Động não, bày tỏ thái độ
IV. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập nội dung kiến thức kỹ năng
GV: Hướng dẫn học sinh nêu lại 10 chuẩn mực đạo đức đã học.
HS: Nêu cá nhân
HS: Lớp bổ sung
GV: Kẻ bảng làm 4 cột- ghi nhanh vào cột 1.
GV: Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa các bài.
* Nội dung chính
1. Kiến thức
Bài 5 – 6: Chủ đề Sống hội nhập
Bài 8 – 9: Chủ đề Sống chủ động, sáng tạo
Bài 10 – (11)k2: Sống có Mục đích
GV? Vậy cần hiểu những nội dung gì trong mỗi bài (mỗi chuẩn mực)?
? Khi thực hiện các chuẩn mực có ý nghĩa (lợi ích) gì?
Mỗi bài đều có cấu trúc
+ Khái niệm về chuẩn mực đạo đức (định nghĩa đơn giản)
+ Biểu hiện của chuẩn mực trong mối quan hệ với môi trường.
+ Ý nghĩa của việc thực hiện chuẩn mực.
? Cần làm gì để đạt được chuẩn mực đó?
Sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện.
HS: Trao đổi, tranh luận từng câu hỏi đó cho từng bài (VD cho bài 1, 2).
Mở rộng, phát triển chuẩn mực.
HS: Trình bày, lớp bổ sung.
GV: Kết luận
Hoạt động 2: Tổ chức chơi trò chơi- phát triển kỹ năng.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi phòng viên, vận dụng như các câu hỏi trên cho các bài tiếp theo. Và nhấn mạnh việc rèn luyện của cá nhân với mỗi chuẩn mực?
- Giải quyết tình huống
GV: Tổ chức cho HS tiếp tục biết xây dựng tình huống và giải quyết tình huống sẵn có và tình huống xây dựng ở bài 5,6,7.
HS: Trao đổi, thảo luận, trình bày.
GV: kết luận
- Biết nêu tình huống
- Giải quyết tình huống.
Hoạt động 3: Luyện tập- vận dụng bài tập mở rộng.
GV: Nêu các dạng bài tập
HS: Nêu cách thức thực hiện
GV: Kết luận
2, Dạng bài tập
(1) Bài tập ứng xử: VD bài tập d (8)
(2) Bài tập trắc nghiệm (3 dạng)
(3) Giải quyết tình huống
(4) Nêu gương
(5) Xây dựng kế hoạch
4. Củng cố: GV kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà: Chuản bị nội dung để thực hành ngoại khóa
Nhóm 1: Các truyền thống đang được phát huy tích cực tại địa phương
Nhóm 2: Những việc làm cụ thể của địa phương nhằm giữ gìn và truyền thống của dân tộc
Nhóm 3: Những hành vi gây tổn hại đến truyền thống của dân tộc
Nhóm 4: Bản thân em và gia đình có ý thức như thế nào đối với việc giữu gìn và phát huy truyền thống của địa phương
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
NS: ..
NG: 9B......
 9A......
Tiết 17+18
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình
- Liên hệ những nội dung đã học với địa phương: vấn đề truyền thống văn hoá dân tộc, các hoạt động của thanh niên trên địa bàn cư trú, các tấm gương sáng về những chuẩn mực đạo đức như năng động sáng tạo, làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả. Quan niện về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Biết học tập và noi gương các tấm gương sáng người tốt việc tốt
- Sống và học tập nhằm xây dựng tương lai tươi đẹp cho chính bản thân mình
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tại địa phương
- Có thái độ phê phán hoặc lên án với những việc làm sai trái của thanh niên trên địa bàn khi họ sa vào các tệ nạn xã hội
- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lí tưởng, biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lí tưởng của bản thân và mọi người xung quanh.
- Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lí tưởng cao đẹp.
- Góp ý kiến, phê bình, tự đánh giá, kiểm điểm để thực hiện tốt lí tưởng. 
II. Phương tiện và tài liệu
- Bảng phụ. Phiểu học tập. Bản báo cáo chuẩn bị ở nhà của học sinh.Tranh ảnh về các vấn đề có liên quan. Máy chiếu. Trò chơi
III. Phương pháp-kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm.Trò chơi. Đàm thoại và tổng kết vấn đề
- Kĩ thuật: động não, bày tỏ thái độ, kĩ thuật hỏi chuyên gia
IV.Nội dung thực hành: 
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra báo cáo của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà theo sự phân công trong tiết học trước, nhóm nào chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thì GV sẽ cho điểm, nhóm nào làm chưa đạt yêu cầu thì phê bình
3. Bài mới: 
HĐ1: Thảo luận của học sinh
 Lớp trưởng sẽ điều hành tổ chức cho các học sinh trong lớp
Bước1: Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả báo cáo về các vấn đề có liên quan đến truyền thống của địa phưong
Nhóm 1: Các truyền thống đang được phát huy tích cực tại địa phương
Nhóm 2: Những việc làm cụ thể của địa phương nhằm giữ gìn và truyền thống của dân tộc
Nhóm 3: Những hành vi gây tổn hại đến truyền thống của dân tộc
Nhóm 4: Bản thân em và gia đình có ý thức như thế nào đối với việc giữu gìn và phát huy truyền thống của địa phương
Bước 2: Các nhóm sẽ nhận xét và chấm điểm cho nhóm bạn
Bước 3: Thống nhất chung của lớp về những việc làm cụ thể nhằm góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của địa phương
Bước 4: GV nhận xét sự hoạt động tích cực của các nhóm
GV Kết luận:
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của địa phương là việc làm của tất cả mọi người trong đó có công dân học sinh. Luôn có thái độ phê phán đối với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc
HĐ2: Đàm thoại * Giáo viên đặt một số câu hỏi mở 
Câu1: Lối sống của TN trên địa bàn cư trú của em đã thể hiện tính văn minh và lành mạnh chưa ? theo em vì sao vẫn còn những hiện tượng đó?
Câu 2: Hãy nêu những tấm gương sáng về thanh niên sống có lí tưởng , ước mơ và hoài bão ở địa phương em
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Học tập thật tốt để sau này kiếm được một công việc nhàn hạ” Em có đồng ý với ý trên không? Vì sao? 
* HS tự do trình bày ý kiến cá nhân
* GV nhận xét và kết luận:
- Thanh niên cần có ước mơ và hoài bão
- Sống có lí tưởng đúng đắn sẽ là cơ sở để chúng ta xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng
HĐ3: Trò chơi
- Phần này HS tự chuẩn bị và thực hiện dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng 
- Yêu cầu: Nội dung trò chơi phải nằm trong nội dung chương trình đã học, hình thức chơi vui vẻ, phát huy được trí thông minh và sáng tạo của học sinh
- Hình thức: chia lớp thành hai nhóm, lần lượt các nhóm sẽ lên đọc thơ, danh ngôn, ca dao tục ngữ. Nói về lí tưởng sống của thanh niên hoặc phê phán những biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên
* GV: nhận xét và kết luận
V. Hướng dẫn học và làm bài về nhà:
1. Làm bài tập trong bài 10 , viết bài văn ngắn về ước mơ của bản thân em
2. Chuẩn bị cho bài ôn tập kiểm tra học kì I 
3. HS lập bảng thống kê về những nội dung đã học từ đầu năm học đến nay
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
NS: 
NG: 9A../....
 9B..../.
Tiết 19 +20
Đọc thêm
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ 
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA 
ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức
- Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang tham gia lao động, học tập.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kĩ năng đặt mục tiêu
3. Thái độ.
- Xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong gia đình, ngoài xã hội, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị sẵn sàng gánh vác trách nhiệm “Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
II. Phương tiện và tài liệu:
Gv: - Nghị quyết của Đảng. Tư liệu về sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Máy chiếu
- Hs: học và chuẩn bị bài
III. Phương pháp –kĩ thuạt dạy học;
- Thảo luận nhóm/ lớp. Tổ chức diễn đàn, đối thoại. Đóng vai- Xử lí tình huống
- Kĩ thuật bày tỏ thái độ
IV. Tiến trình bài học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ .(Sự chuẩn bị bài cảu học sinh)
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Bác Hồ đã từng nói với thanh niên: "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên".
Câu nói của Bác Hồ nhắn nhủ thanh niên chúng ta điều gì?
 Để thấy rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
 I. Đặt vấn đề :
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV: Cho HS đọc lại một lần bức thư của đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên.
- GV: Gợi ý tiêu đề của bài là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là sự nghiệp thanh niên - cần hiểu rõ: trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- GV: Cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1:
Trong thư đồng chí Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào?
Nhóm 1:
Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra:
- Phát huy sức mạnh tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN.
- Vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ".
- Chiếu lược phát triển kinh tế 10 năm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tạo tiền đề để trở thành nước phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhóm 2 :
? Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá qua bài phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
* Giải thích vì sao?
Nhóm 2:
* Vai trò, vị trí của thanh niên:
- Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vươn lên tự rèn luyện.
- Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc.
- Quyết tâm xoá tình trạng nghèo và kém phát triển.
- Thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
? Tại sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm vẻ vang và là thời cơ to lớn của thanh niên ?
- Ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là tự vươn lên, gắn với xã hội, quan tâm đến mọi người, nhân dân và Tổ quốc.
- Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ.
- Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước.
Nhóm 3:
Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về nội dung bức thư của Tổng bí thư gửi thanh niên?
- HS: Cử đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV: Tổng kết ý chính của nội dung thảo luận.
Nhấn mạnh tình cảm của Đảng, của dân tộc và của chính thầy cô, nhà trường gửi gắm niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ các em
Nhóm 3:
- Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và học sinh nói riêng.
Hoạt động 3:
 Tìm hiểu mục tiêu và ý nghĩa của CNH- HĐH 
- GV: Tổ chức cho HS cùng trao đổi thảo luận cả lớp.
 Gợi ý HS trao đổi các vấn đề sau.
Câu 1: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?
Câu 2: ý nghĩa của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
(Có thể tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ)
- GV: Đây là nội dung khó, cần kết hợp tài liệu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX với nội dung bức thư của Tổng bí thư trong SGK.
- HS: Tham gia ý kiến cá nhân. Cả lớp cùng trao đổi.
- GV: Dựa vào hiểu biết của HS và nội dung các tài liệu, SGK, GV kết luận và nhấn mạnh.
* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là:
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, xây dựng phát triển nền kinh tế tri thức.
- GV: Nhấn mạnh thêm : yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Đảng xác định con người là trung tâm và giáo dục con người là quốc sách hàng đầu.
- Ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mỗi lĩnh vực cuộc sống xã hội và sản xuất vật chất.
- Nâng cao năng suất LĐ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn dân.
* Ý nghĩa
- CNH, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ.
- Tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế, xã hội, con người).
- Để thực hiện lí tưởng: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Hoạt động 4
Gv chốt lại nội dung kiến thức, kĩ năng, tháo độ cho HS
G: Qua phân tích trên em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gi?
? Đồng thời thanh niên còn cần phải tham gia những gi?
II. Nội dung bài học:
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
+Ra sức học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, sống lành mạnh, rèn luyện sức khoẻ, tham gia hoạt động xã hội...
+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu nước nhà..
GV: Tổ chức cho HS thảo luận
? Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?
2. Nhiệm vụ của thanh niên – HS:
- Học tập, rèn luyện toàn diện
- Xác định lí tưởng sống đúng đắn, có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động. để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới
? Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em?
- HS : Các nhóm (tổ) thảo luận.
- HS: + Cử đại diện nhóm trình bày.
 + Cả lớp nhận xét, góp ý kiến.
- GV: Gợi ý HS trong quá trình thảo luận, đánh giá được ưu, nhược điểm chung của lớp. Phân tích những biểu hiện tiêu cực, những thành tích tốt đẹp của lớp, những biểu hiện chưa tốt, tìm nguyên nhân, nêu phương hướng rèn luyện.
* Phương hướng phấn đấu:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ Đoàn thanh niên, nhà trường giao phó.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về học tập rèn luyện tu dưỡng. Thường xuyên tổ chức tham gia trao đổi về lí tưởng, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 Gv: Trách nhiệm của thanh niên nói chung và thanh niên HS nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là góp phần xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.. xác định thanh niên là "lực lượng nòng cốt" trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hoạt động 5: 
Rèn luyện kĩ năng, liên hệ thực tế
1, - Biểu hiện thanh niên sống tốt, có trách nhiệm.
- Biểu hiện thanh niên sống thiếu trách nhiệm-> Biện pháp.
HS: Điền biểu hiện tìm được
GV: kết luận
* Biểu hiện thanh niên sống
- Trách nhiệm với Bản thân
 Gia đình
 Xã hội
2, Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai, xử lí tình huống (đã chuẩn bị ở t1)
Nhóm 1: Tình huống.
Biểu hiệu của một số thanh niên đua xe máy, lười học, nghiện ma tuý, đua đòi ăn chơi. 
Nhóm 2: Tình huống.
Tấm gương về mặt HS tích cực tham gia công tác tập thể, ngoan, học giỏi.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
 Kết thúc trò chơi, nhắc nhở HS về việc rèn luyện bản thân, tránh xa tệ nạn xã hội để góp phần xây dựng hạnh phúc và sự bình yên ở mỗi gia đình.
Hoạt động 3: Bài tập
- GV cho HS làm bài tập cả lớp
+ Bài tập 6
- HS trả lời nhanh bài tập
- Lớp gợi ý
- GV kết luận
III. Bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chi_cong_vo_tu.doc