Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công, vô tư. Nêu được những biểu hiện của chí công, vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công, vô tư.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công, vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công, vô tư. Phê phán những biểu hiện thiếu chí công, vô tư.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, Phiếu học tập.
2. HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề.
tuý và các chất gây nghiện, biết được nguồn gốc ma túy và tác hại của ma tuý. - Nắm được cách nhận biết người nghiện ma tuý. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. 2. Kĩ năng: Kiên định tránh xa ma tuý và có quyết định đúng đắn đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý. Giải thích, phân tích, khuyên nhủ mọi người thấy được tác hại của ma tuý. 3. Thái độ: Có ý thức không sử dụng ma tuý và tích cực phòng chống ma tuý và các chất gây nghiện. II. Chuẩn bị. 1. GV: Tài liệu tham khảo, phòng học chung, điều 193, 197, bộ luật hình sự. Điều 3, 4 luật phòng chống ma tuý. 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về phòng chống ma tuý. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức.( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp trong bài) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1.HDHS tìm hiểu ma tuý là gì. + CH: Em hiểu ma tuý là gì? + CH: Hãy kể tên một số ma tuý và các chất gây nghiện mà em biết qua các phương tiện thông tin đại chúng? - Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh về ma tuý? * Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nghiện ma tuý là gì. + CH: Em hiểu thế nào là nghiện ma tuý? + CH: Đặc trưng của hiện tượng nghiện là gì? * Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý. - Giáo viên trình chiếu đoạn Clip . + CH: Qua đoạn Clip em hãy chỉ ra những nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma tuý và các chất gây nghiện? - Giáo viên trình chiếu đoạn Clip . * Hoạt động nhóm. - GV nêu vấn đề: Qua đoạn Clip vừa xem hãy cho biết ma tuý gây ra những tác hại gì? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nhận xét-> GV nhận xét. * Hoạt động 4 HDHS tìm hiểu cách phòng chống ma tuý. + CH: Để phòng chống ma tuý chúng ta cần làm gì? - Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số điều của luật phòng chống ma tuý và luật hình sự về ma tuý? (8’) (10’) (15’) (7’) I.Ma tuý là gì. 1. Khái niệm. - Ma tuý là các chất gây nghiện, kích thích hoặc ức chế thần kinh. 2. Một số ma tuý và các chất gây nghiện thường gặp. - Ma tuý: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin, Amphetamin, côcain, Methamphetanin, seduxen, Moocphin - Các chất gây nghiện: Caphêin, Nicôtin. II. Nghiện ma tuý là gì? 1. Khái niệm. - Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kì mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần chất đó. 2. Đặc trưng của hiện tượng nghiện - Cần tăng dần liều dùng. - Có sự lệ thuộc về tâm lí, sinh lí của người dùng vào chất đó. - Nếu thiếu nó người nghiện sẽ uể oải, lên cơn co giật, đau đớnvà có thể làm bất cứ điều gì miễn là có nó để dùng. III. Nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý 1. Nguyên nhân. - Thiếu hiểu biết về các chất ma tuý và các chất gây nghiện. - Tò mò, đua đòi, sĩ diện - Bế tắc trong cuộc sống ( thi trượt, thất tình, thất nghiệp, bệnh tật) - Do sự gia tăng của thị trường ma tuý. - Do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc - Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội 2. Tác hại của ma tuý. - ảnh hưởng tới sức khoẻ, lây nhiễm HIV/AIDS . - ảnh hưởng tới nhân cách, luôn thấy cuộc sống bế tắc, âu sầu, bi quan, sống gấp gáp không mục đích. - Suy thoái đạo đức. - ảnh hưởng tới kinh tế, hạnh phúc gia đình. - Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, cướp của, giết người. IV. Cách phòng chống ma tuý. - Có hiểu biết đầy đủ về ma tuý. - Sống lành mạnh, giản dị. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống ma tuý. 4. Củng cố: (3’) - CH: Ma tuý là gì? Nêu những tác hại của ma túy? Hướng dẫn về nhà:(1) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì II IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................... Ngày ........tháng .....năm 2014 KÝ DUYỆT CỦA BGH Tuần 17 Tiết 17 Ngày soạn: 28/11/2014 ÔN TẬP HỌC HỲ I I.Mục tiêu. 1.Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức các bài: Năng động sáng tạo; Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. - Biết đánh giá hành vi và hoạt động của bản thân theo các chuẩn mực đạo đức, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, văn hoá trong đời sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK. 2. HS: Ôn tập. III. Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong bài) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: HDHS ôn tập: Năng động, sáng tạo. + CH: Em hiểu thế nào là năng động? + CH: em hiểu thế nào là sáng tạo? + CH: Biểu hiện của người năng động sáng tạo? + CH: Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? + CH: Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người làm việc năng động, sáng tạo? + CH: Mỗi chúng ta cần làm gì để rèn luyện được phẩm chất năng động sáng tạo? * Hoạt động 2: HDHS ôn tập: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. + CH: Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? + CH: Ý nghĩa của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? + CH: Chúng ta cần rèn luyện như thế nào để trở thành người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả? + CH: Bản thân HS cần làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 1. Năng động, sáng tạo. * Khái niệm. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc sản phẩm mới. -> Người năng động sáng tạo là luôn làm việc say mê ham khám phá tìm tòi. * Ý nghĩa. - Là phẩm chất cần thiết của người lao động. - Giúp con gười vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích. - Làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội. 2. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Khái niệm. - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. * Ý nghĩa. - Là yêu cầu cần thiết đối với người lao động trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. 4. Củng cố (3’) - CH: HS cần phải làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì I. IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................... Ngày ........tháng .....năm 2014 KÝ DUYỆT CỦA BGH Tuần 18 Tiết 18 Ngày soạn: 03/12/2014 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Tự đánh giá được kết quả học tập tiếp thu cả 1 kì qua bài kiểm tra. - Giáo dục lòng yêu mến môn học biết liên hệ tới bản thân, tự nhận thức về hành vi của mình. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra học kì, từ đó rèn đức tính cho HS trong cuộc sống hàng ngày, cách cư xử trong cuộc sống. B. Chuẩn bị - GV ra bài kiểm tra - HS: ôn tập kiểm tra. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: I. Ma trận đề kiểm tra: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Bảo vệ hòa bình Nêu được nội dung cơ bản của hòa bình. Hiểu bảo vệ hòa bình là như thế nào Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% 0,5 1,5 15% 0,5 2,5 25% 2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Nêu được khái niệm về tình hữu nghị Lấy ví dụ chứng minh cho tình hữu nghị Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% 0,5 1,5 15% 0,5 0,5 5% 3. Hợp tác cùng phát triển Lấy 3 ví dụ chứng mình về sự hợp tác Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% 1 2 20% 4. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Liên hệ thái độ Số câu: 1 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% 1 2 20% Tổng số câu: 4 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% 0,5 1,5 15% 1 4 40% 2,5 4,5 45% II. Đề kiểm tra: Câu 1: ( 4,0 điểm ) Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là như thế nào? Câu 2 : ( 2,0 điểm) Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới? Ví dụ? Câu 3: (2,0 điểm): Em hãy nêu 3 ví dụ để chứng minh về sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác? Sự hợp tác đó có hiệu quả gì ? Câu 4 : (2,0 điểm) Qua bài làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả em thấy mình cần có thái độ gì ? III. Đáp án và hướng dẫn chấm: Câu 1: ( 4,0 điểm ) - Hòa bình là: + Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang + Là mối quan hệ hiếu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia, giữa con người với con người. + Là khát vọng của toàn nhân loại. (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm) - Bảo vệ hòa bình là: + Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên. (0,5 điểm) + Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia. (1 điểm) - không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. (1 điểm) Câu 2: (2,0điểm) - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. (1,5 điểm) Ví dụ: Quan hệ Lào- Việt Nam; Việt Nam- CuBa (0,5 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) - Ví dụ (1 điểm). + Việt Nam hợp tác với Liên Xô phóng tàu vũ trụ có người lái (0,5 điểm) + Việt Nam hợp tác với Ô- xtray-li- a xây dựng cầu Mĩ Thuận (0,25 điểm) + Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ tiến hành ca mổ “Phẫu thuật nụ cười” (0,25 điểm) - Hiệu quả (1 điểm) Sự hợp tác trên đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước và nối liền tuyến đường giao thông ở nước ta. (1 điểm) Câu 4: (2,0 điểm) - Có ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. . II. Học sinh làm bài GV quan sát, theo dõi. III. GV thu bài và nhận xét qua giờ kiểm tra 3. Củng cố: GV nói qua đáp án và biểu điểm 4. Dặn dò: chuẩn bị ch học kì II. D. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Ngày ........tháng .....năm 2014 KÝ DUYỆT CỦA BGH Giảng: 9A: . .2012. Tiết 19 9B: . .2012. ĐỌC THÊM TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2. Kỹ năng : Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong tương lai. 3. Thái độ: Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK, phiếu học tập. 2. HS: Soạn bài. III. Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 9A.......................................................................................... 9B.......................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ ( Không) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Bác Hồ đã từng nói với thanh niên: Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề. - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề. + CH : Trong thư Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ CM mà Đảng đề ra như thế nào? + CH: Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH qua bài phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh? + CH: Tại sao Tổng Bí Thư cho rằng thực hiện mục tiêu CNH-HĐH là trách nhiệm vẻ vang và là thời cơ to lớn của thanh niên? -> Ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là tự vươn lên gắn với xã hội, quan tâm đến mọi người, nhân dân và Tổ quốc. -> Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ. -> Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước. + CH: Em có suy nghĩ gì khi thảo luận nội dung bức thư của Tổng bí thư gửi thanh niên? -> Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. -> Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. -> Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và HS nói riêng. - GV : Để thực hiện CNH-HĐH thì yếu tố con người và chất lượng nguồn lao động là yếu tố quyết định chính. Vì vậy, đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học. + CH:Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là gì? + CH: Nhiệm vụ của thanh niên, HS trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước? +CH: Phương hướng phấn đấu của bản thân em là gì? -> Thực hiện tốt nhệm vụ của mình. -> Tích cực tham gia hoạt động tập thể. -> Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. -> Tham gia các buổi trao đổi về lí tưởng, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH. *Hoạt động 3: HDHS luyện tập. + CH: Em hãy nêu một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay. Em học được những điều gì ở họ? + CH: Em có nhận xét gì về những biểu hiện ở một số thanh niên hiện nay, như: Đua xe máy, lười học, nghiệm ma túy, đua đòi ăn chơi...? (1’) (14’) (15’) (10’) I. Đặt vấn đề. - Nhiệm vụ cách mạng mà đảng đề ra. + Phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. + Vì mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. + Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Vai trò của thanh niên: + Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vươn lên tự rèn luyện. + Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và là lòng tự hào dân tộc. + Quyết tâm xoá tình trạng nước nghèo và kém phát triển. + Thực hiện CNH-HĐH đất nước. II. Nội dung bài học. 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH. - Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị. - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. - Có ý thức rèn luyện sức khoẻ - Tham gia lao động sản xuất. - Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. 2. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh. - Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện. - Xác định lí tưởng đúng đắn. - Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới. III. Bài tập. 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 2. 4. Củng cố (3’) - CH: Thanh niên có vai trò như thế nào trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học nội dung bài. - Soạn phần còn lại của bài. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng Tuần 20 Tiết 19 Ngày soạn: 27/12/2014 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS Hiểu được hôn nhân là gì? - Nắm được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 2. Kỹ năng : Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Thái độ:Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. - Không tán thành việc kết hôn sớm. II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK, Điều 64 hiến pháp 1992; Điều 4, 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000. 2. HS: Soạn bài, tìm đọc luật hôn nhân gia đình năm 2000. III. Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) + CH:Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì? Đáp án: - Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị. - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. - Có ý thức rèn luyện sức khoẻ - Tham gia lao động sản xuất. - Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề. - Gọi HS đọc mục 1 trong phần đặt vấn đề. + CH: Những sai lầm của T và K, M và H trong hai câu chuyện trên như thế nào? + CH: Nguyên nhân dẫn đến việc T kết hôn sớm là gì? -> Do bố mẹ T ham giàu, ép T lấy chồng mà không có tình yêu. + CH: Việc làm sai lầm của M, T để lại những hậu quả gì? - Gọi HS đọc mục 2 trong phần đặt vấn đề. + CH: Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong câu truyện nỗi khổ của M? + CH: Sự nhẹ dạ cả tin của M đã để lại hậu quả gì? + CH: Em thấy cần tự rút ra bài học gì cho bản thân? -> Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HSTHCS. -> Không yêu, không lấy chồng quá sớm. -> Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định. + CH: Em hiểu thế nào là tảo hôn? -> Việc kết hôn chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật gọi là tảo hôn. + CH: Những cuộc hôn nhân tảo hôn ấy để lại những hậu quả gì? -> Không được học hành. -> Những đứa trẻ sinh ra khi cha mẹ chúng chưa phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến còi cọc, kém phát triển về trí tuệ. -> Cuộc sống của những cặp vợ chồng trẻ con dễ bất hòa, đổ vỡ... * Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ) - GV nêu vấn đề: + Cơ sở của tình yêu chân chính là gì? + Những sai trái thường gặp trong tình yêu là gì ? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhận xét-> GV nhận xét. + CH: Em hiểu hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? -> Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính. + CH: Thế nào là hôn nhân trái pháp luật? -> Hôn nhân không dựa trên tình yêu chân chính: Vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc... - GV gọi HS đọc điều 64 hiến pháp 1992 và điều 4, 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2000. (SGK T.42,43) * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học. + CH : Em hiểu hôn nhân là gì ? + CH: ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân là gì? (20’) 7’ (15’) I. Đặt vấn đề. 1. Chuyện của N. * Những sai lầm của T và K. - T chưa học hết lớp 10 (Chưa đủ tuổi) đã kết hôn. - K là người chồng lười biếng, ham chơi, rượu chè. * Hậu quả: - T phải làm lụng vất vả, buồn phiền, gầy yếu. - K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con. 2. Nỗi khổ của M. - M là cô gái đảm đang, hay làm. Vì nể, sợ người yêu giận, M đã quan hệ và có thai. - H là người yêu M, khi M có thai lại dao động, trốn tránh trách nhiệm. * Hậu quả: - M sinh con và vất vả đến kệt sức để nuôi con, trong sự hắt hủi của cha mẹ, xóm giềng, bạn bè chê cười. * Tình yêu chân chính dựa trên cơ sở: - Là sự quyến luyến của hai người khác giới. - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Vị tha, nhân ái, chung thủy. * Những sai trái trong tình yêu. - Thô lỗ, nông cạn và cẩu thả trong tình yêu. - Vụ lợi, ích kỉ. - Không nên nhần lẫn tình bạn với tình yêu. - Không nên yêu quá sớm. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm. - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận. 2. Ý nghĩa của tình yêu chân chính. - Là cơ sở quan trọng của hôn nhân. - Chung sống lâu dài, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 4. Củng cố (3’) - CH: Cơ sở của tình yêu chân chính là gì? 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Soạn phần còn lại của bài. D. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Ngày ........tháng .....năm 2015 KÝ DUYỆT CỦA BGH Giảng: 9A: . . 2012. Tiết 21 9B: . . 2012. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN ( Tiếp) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS Hiểu được hôn nhân là gì? - Nắm được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 2. Kỹ năng : Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Thái độ:Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. - Không tán thành việc kết hôn sớm. II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK, Điều 2, 5, 6, 7, 9 của nghị định số 32/2002/NĐ - CP của chính phủ quy định việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. 2. HS: III. Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 9A........................................................................................... 9B............................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) - CH: Cơ sở của tình yêu chân chính là gì? Hôn nhân là gì ? Đáp án : * Tình yêu chân chính dựa trên cơ sở: - Là sự quyến luyến của hai người khác giới. - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Vị tha, nhân ái, chung thủy. * Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học. + CH: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay bao gồm những gì? + CH: Kết hôn như thế nào thì đúng pháp luật? - GV : đăng kí kết hôn là cơ sở pháp lí của hôn nhân đúng quy định, có giá trị pháp lí. + CH: Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào? + CH: Theo quy định của pháp luật thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ gì với nhau? + CH: Trách nhiệm của mỗi người đối với tình yêu và hôn nhân? - GV đọc Điều 2, 5, 6, 7, 9 của nghị định số 32/2002/NĐ - CP của chính phủ quy định việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số ( SGV T. 72). *Hoạt động 2: HDHS luyện tập. + CH: Em đồng ý với ý kiến nào ? Giải thcíh vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý ? + CH : Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết ( đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng) ? * Hoạt động nhóm ( Nhóm lớn) - GV nêu vấn đề: + Nhóm 1 : Làm bài
Tài liệu đính kèm: