Giáo án hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 11

Chủ đề 1

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH

 GIAO THÔNG VẬN TẢI, ĐỊA CHẤT

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua chủ đề này học sinh hiểu:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được vị trí của ngành Giao thông vận tải ngành Địa chất trong xã hội.

- Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này.

2. Kỹ năng:

Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay.

3. Thái độ:

Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT

 

doc 53 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lượng ngày một tăng nhưng các dạng năng lượng hoá thạch (than, dầu, mỏ, khí đốt ...) ngày một cạn kiệt. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một nhiều bởi chúng ra đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong khi đó khả năng xây dựng các nhà máy điện không theo kịp nhu cầu sử dụng, do đó việc thiết hụt năng lượng đã xảy ra, và chúng ra phải có ý thức tiết kiệm năng lượng bằng cách tiết kiệm điện năng. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành năng lượng. 
3. Em hãy cho biết đặc điểm của các nghề thuộc ngành năng lượng? 
a. Đối tượng lao động: 
Học sinh nêu đối tượng lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực năng lượng. 
- Đối tượng lao động: Cơ bản nhất là đất đá, sỏi, than các loại, dầu thô nước, tạp chất các loại, nguyên liệu, nhiên liệu ... 
b. Công cụ lao động: 
Học sinh nêu công cụ lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực năng lượng mà mình biết. 
- Công cụ lao động: Tuỳ theo nghề cụ thể có các công cụ khác nhauu nhưng phổ biến gồm: Các dụng cụ cầm tay, búa kìm tô vít, đồng hồ đo, bút thử điện, các loại vật liệu kỹ thuật điện, đến các loại máy móc như máy ủi, máy xúc, máy gạt máy khoan, các tàu chuyên dùng, máy phát điện, động cơ điện ... 
c. Nội dung lao động: 
Học sinh trình bày nội dung lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực năng lượng mà mình biết. 
Một học sinh nêu ví dụ về các nghề thuộc ngành than. 
Nội dung lao động: Tuỳ theo từng nghề cụ thể: 
Năng lượng than: 
+ Thăm dò trữ lượng than. 
+ Khai thác và sàng tuyển than để phân loại than. 
+ Vận chuyển, nhập kho.
+ Phân phối kinh doanh than.
Một học sinh nêu ví dụ về các nghề thuộc ngành dầu khí. 
Năng lượng dầu khí: 
+ Tìm kiếm, thăm dò dầu khí để đánh giá trữ lượng: 
+ Khai thác xử lý dầu thô, công nghệ tầng chứa, lắp đặt đường ống, vận hành bảo dưỡng kiểm tra đường ống. 
+ Lọc dầu, hoá dầu, chế biến khí đốt. 
+ Công nghệ khí đốt. 
+ Các dịch vụ kinh doanh dầu khí. 	
Một học sinh nêu ví dụ về các nghề thuộc ngành điện. 
Năng lượng điện: 
+ Thăm dò, lập dự án tiền khả thi để xây dựng nhà máy điện (gồm các khâu: địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động xã hội ...)
+ Xây dựng, lắp đặt nhà máy.
+ Khai thác, vận hành nhà máy. 
+ Phân phối, cung cấp các dịch vụ kinh doanh điện. 	
Học sinh nêu những yêu cầu của một số nghề thuộc lĩnh vực năng lượng mà mình biết. 
4. Em cho biết yêu cầu của các nghề thuộc ngành năng lượng đối với người lao động? 
Nhìn chung người làm các công việc trong ngành năng lượng phải có thể lực tốt, tư duy nhanh nhạy để phát hiện ra các sự cố hỏng hóc, mắt tinh để quan sát các sự vật, hiện tượng, tai thính để phát hiện âm thanh phát ra từ các động cơ, khứu giác tốt để phát hiện các mùi khét, nhanh nhẹn, cẩn thận, ngăn nắp ... 
Học sinh cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề thuộc lĩnh vực năng lượng mà mình biết. 
5. Em hãy cho biết các chống chỉ định y học của ngành? 
TL: - Người nhỏ bé thể lực yếu, không chịu được sóng gió. 
- Hay chóng mặt, buồn nôn, hay bị dị ứng xăng dầu. 
- Người bị kém mắt, cận thị, viễn thị. 
- Người bị bệnh tim, phổi. 
- Người có tính cẩu thả, luộm thuộm. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành năng lượng. 
6. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo cho ngành năng lượng? 
a. Cơ sở đào tạo: 
Học sinh cho biết những cơ sở đào tạo các hệ cho lĩnh vực năng lượng.
- Hệ trung cấp: 
+ Trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm (TP Hạ Long – Quảng Ninh) 
+ Trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị (Uông Bí – Quảng Ninh). 
- Hệ Đại học, Cao đẳng: 
+ Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (từ Liêm – Hà Nội). 
+ Cao đẳng kỹ thuật mỏ (Đông Triều – Quảng Ninh)
+ Đại học mỏ địa chất (Đông Ngạc - Từ Liêm – Hà Nội) 
+ Đại học Bách khoa Hà Nội (Đường Đại Cổ Việt – Hà Nội)
b. Điều kiện tuyển sinh: 
Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng.
7. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh: 
Các thí sinh có đủ sức khoẻ, không rơi vào các chống chỉ định y học và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương có trình độ kiến thức đến đâu thì thi hệ đó. 
c.Nơi làm việc và triển vọng của nghề: 
8. Em có biết gì về nơi làm việc và triển vọng các nghề thuộc ngành năng lượng? 
Học sinh cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng? 
Hầu hết người làm việc trong lĩnh vực này thường làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp điện, các giàn khoan, các mỏ than ... 
Triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng. 
II. TÌM HIỂU CÁC NGHỀ THUỘC NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Bưu chính – Viễn thông. 
9. Hãy cho biết khái quát lịch sử phát triển ngành Bưu chính – Viễn thông? 
Sở Bưu điện cũng do Pháp thành lập, song ngành này phát triển khá chậm chập ngay cả khi chúng ta giành được độc lập, thống nhất đất nước. Kể từ khi chúng ta mở cửa thì ngành Bưu chính – Viễn thông đã có những chuyển biến mới, đặc biệt là Việt Nam đã thành công trong chiến lược tăng tốc phát triển viễn thông giai đoạn 1993 – 2000 tới nay mạng lưới viễn thông Việt Nam đã được tự động hoá hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số. Tổng số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm qua tăng 34 lần, đứng thứ hai thế giới về tốc độ phát triển. Song mật độ điện thoại ở nước ta mới đạt 4-5 máy/100 dân, các nước phát triển là 30 – 40 máy/100 dân, các nước đang phát triển trung bình 7-10 máy/100 dân. Hiện nay 90% số xã đã có điện thoại. Trong thời gian tới ngành Bưu chính – Viễn thông sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích và hiện đại với giá ngày một giảm. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Bưu chính – Viễn thông. 
a. Đối tượng lao động: 
Học sinh nêu đối tượng lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – viễn thông. 
10. Bạn hãy cho biết công cụ lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông? 
Đối tượng lao động điển hình của Bưu chính là tem thư, báo chí bưu kiện, bưu phẩm, giao dịch bưu điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet ... của Viễn thông là chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, văn bản, tiếng nói, hình ảnh ... 
Học sinh nêu công cụ lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
b. Công cụ lao động: 
11. Hãy cho biết công cụ lao động của các nghề trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông? 
Chủ yếu là các phương tiện kỹ thuật điện tử như máy phát sóng, máy vô tuyến điện, máy tính điện tử, các trạm thu phát sóng, các tổng đài cơ điện, tổng đài điện tử, tổng đài quang học, các thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh, thiết bị truyền số liệu, cáp mạng thuê bao điện thoại, fax, Interner, thương mại điện tử ...	
c. Nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông: 
12. Hãy cho biết nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông?
Học sinh lần lượt nêu các nội dung lao động một số nghề của ngành Bưu chính – viễn thông? 
Các công việc chủ yếu của Bưu chính – viễn thông là: 
- Nhận, chuyển phát thư từ, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền, điện tín, điện thoại ... 
- Ngoài ra ngành này còn có các công việc phụ trợ là: 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, bảo dưỡng các loại tổng đài. 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị thông tin vệ tinh. 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cáp mạng lưới thuê bao điện thoại, fax, Internet, thương mại điện tử. 
d. Yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
13. Bạn cho biết những yêu cầu đối với những người lao động trong Bưu chính – Viễn thông? 
Học sinh nêu những yêu cầu của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
Phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì. 
Học sinh cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
14. Bạn cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông? 
- Trình độ học lực kém. 
- Trí nhớ và tư duy kém phát triển. 
- Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ. 
- Hay đãng trí, thích bay nhảy, không chịu ngồi yên một chỗ ... 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành Bưu chính – Viễn thông? 
a. Cơ sở đào tạo: 
Học sinh cho biết những cơ sở đào tạo các hệ cho lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
15. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo về ngành Bưu chính – Viễn thông? 
Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, trung cấp. 
- Trường Cn Bưu điện 1 (TX Phủ Lý – Hà Nam). 
- Trường CN Bưu điện 2 (Liên Chiểu – TP Đà Nẵng). 
- Trường CN Bưu điện 3 (Mỹ Tho – Tiền Giang). 
- Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân- Hà Nội). 
b. Điều kiện tuyển sinh: 
Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
16. Bạn cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường của ngành Bưu chính – Viễn thông. 
Theo yêu cầu quy định của Bộ GD & ĐT và quy định của từng trường. 
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề. 
17. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề? 
Nơi làm việc tại các công ty, các bưu điện ... thuộc ngành bưu điện. 
Triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông có dự kiến phát triển số điện thoại /100 dân theo kịp các nước trong khu vực và 100% số xã trong cả nước có điện thoại. Bên cạnh đó ngành cũng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực của mình để phục vụ khách hàng, tính toán giảm giá thành ... 
III. TÌM HIỂU CÁC NGHỀ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Công nghệ thông tin. 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về lịch sử ngành CNTT ở Việt Nam 
18. Em cho biết khái quát về lịch sử phát triển của ngành CNTT ở Việt Nam? 
Công nghệ thông tin là một ngành khá mới mẻ đối với Việt Nam, tuy nhiên lĩnh vực này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu xã hội, giáo dục - Đào tạo, Y tế, Thể dục thể thao, Văn hoá nghệ thuật ... 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về các đối tượng lao động trong ngành CNTT. 
19. Em hãy nêu công cụ lao động của các nghề trong nành CNTT? 
Đối tượng lao động: 
Các nguồn thông tin, dữ liệu dưới dạng: chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, bảng biểu, văn bản, tiếng nói, hình ảnh ... 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về các công cụ lao động trong ngành CNTT. 
Công cụ lao động: 
Các thiết bị phần cứng, các thiết bị điện tử ngoại vi, các phương tiện truyền thông, các phần mền ... 
Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình dịch vụ. 
Nội dung lao động: 
Tuỳ theo từng ngành cụ thể: 
+ Dịch vụ CNTT bao gồm: 
- Lắp ráp MTĐT và cung cấp dịch vụ thông tin. 
- Thực hiện tin học hoá: Nghĩa là phát triển nhanh, rộng khắp việc ứng dụng tin học vào các ngành kinh tế quốc dân và công tác quản lý xã hội. 
- Thực hiện Internet hoá: đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ trên mạng. 
 Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình viết phần mền. 
+ Xây dựng công nghiệp phần mềm: 
Khi tạo ra một sản phẩm phần mền cần thực hiện các bước công việc sau:
- Phân tích, thiết kế hệ thông.
- Thi công sản xuất phần mềm.
- Thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm.
- Đóng gói sản phẩm và kinh doanh tiếp thị.
* Hoạt động2Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Công nghệ thông tin.
20. Hãy nêu yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực CNTT?
Học sinh trình bày các yêu cầu của một số nghề trong lĩnh vực CNTT.
Người làm việc loại hình dịch vụ cần có chuyên môn vững vàng về tin học nói chung, có tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng tốt, có năng lực quan sát để theo dõi các thiết bị điện tử, có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng giao tiếp với khách hàng: niềm nở, lịch sử và phục vụ tận tình ...
Với những người làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm cần có năng lực sáng tạo, tư duy toán học, tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp ...
21. Hãy nêu những chống chỉ định y học của một số nghề trong linh vực CNTT?
Gợi ý:
Trình độ học lực kém, nhất là môn toán
Trí nhớ và tư duy kém phát triển.
Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ.
Hay đãng trí, thích bay nhẩy, không chịu ngồi yên một chỗ...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành CNTT.
2.2. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của ngành CNTT?
Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, Trung cấp. Riêng đối với hệ trung cấo hiện nay nhiều trường đào tạo các kỹ thuật viên trong ngành CNTT, ngoài ra nhiều trường ĐH, CĐ có thành lập chuyên ngành CNTT điển hình ở các trường sau: 
- Học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân – Hà Nội). 
- ĐH Bách Khoa Hà Nội ( Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội). 
- ĐH Quốc gia Hà Nội (Đường Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội). 
- Học viện kỹ thuật Quân sự (Đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội). 
b. Điều kiện tuyển sinh: 
Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực CNTT. 
23. Hãy cho biết các điều kiện tuyển sinh? 
Theo quy định của Bộ GD& ĐT và quy định của từng trường. 
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề: Học sinh cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực CNTT. 
24. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề? 
Nơi làm việc: 
Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các văn phòng đại diện, các công ty tin học, nếu có thêm nghiệp vụ sư phạm có thể tham gia giảng dạy tin học tại các trường học,...
Triển vọng của nghề:
Trong vài năm gần đây ngành CNTT đều đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi trong điều kiện kinh tế ổn định của Việt Nam và với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vì thế nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tuy nhiên chỉ có thể kiếm được việc làm nếu như các sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn vững vàng, có năng lực thực sự.
4. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.
- Mỗi học sinh lập một bản mô tả về một nghề thuộc lĩnh vực năng lượng hoặc bưu chính viễn thông hoặc CNTT.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o L¹ng s¬n
Tr­êng THPT ViÖt B¾c
Ng­êi so¹n: NguyÔn ThÞ Nhµn
GVCN: 11A8
Chủ đề 4
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC 
AN NINH, QUỐC PHÒNG 
(3 tiết)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Qua chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được vai trò, vị trí xã hội của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Kỹ năng: 
Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này.
3. Thái độ: 
Có nhận thức đúng đắn về sự hy sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an từ đó biết ơn những người đã và đang làm trong các lực lượng vũ trang. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 (SGK) và các tài liệu liên quan. 
- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: 
(Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 
3. Tiến trình lên lớp: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển các nghề trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. 
Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. 
Có thể mỗi học sinh trình bày một phần bằng nhận thức của mình. 
1. Em hãy cho biết những kiến thức của mình về sự phát triển của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. 
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên nhân dân ta có một kho tàng kinh nghiệm quý báu về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kinh nghiệm chiến tranh trăm trận trăm thắng của chúng ta là chiến tranh nhân dân, khi có quân thù thì già trẻ, gái trai, ai ai cũng là chiến sĩ tham gia tiêu diệt quân thù. Tuy nhiên, trong thời kỳ nào cũng vậy chúng ta bao giờ cũng có một lực lượng chủ lực trong chiến đấu và giữ gìn an ninh cho đất nước đó là những người làm việc, cống hiến cả đời mình cho lực lượng vũ trang của đất nước. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của lĩnh vực an ninh, Quốc phòng. 
2. Em hiểu quốc phòng, an ninh là gì và vai trò vị trí của hai ngành này? 
- Quốc phòng là Bộ quản lý nhà nước của các ngành nghề thuộc lực lượng quân đội của một đất nước. Quân đội nhân dân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chống lại những lực lượng xâm lược từ bên ngoài và cả những thế lực phản bội từ bên trong. Quân đội luôn phối hợp mật thiết với Công an để giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân. 
- An ninh là lực lượng thuộc Bộ Công an là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chống lại những tội phạm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, bảo đảm đời sống yên vui của nhân dân. 
 -Cả hai ngành trên đều có đầy đủ các cơ quan phụ trách công tác giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế bảo vệ sức khoẻ, thể dục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật, thông tấn báo chí, vì vậy các nghề trong Quân đội và Công an rất đa dạng và phong phú về yêu cầu chuyên môn như các nghề ngoài dân sự. Do đó việc đào tạo nghề trong hai lĩnh vực này cũng hoàn toàn tương tự như ở ngoài dân sự. Tuy nhiên có điểm khác biệt là các nghề được đào tạo này lại phục vụ cho quân đội hoặc Công an, những người tham gia quân đội, Công an được bao cấp toàn bộ trong thời gian đào tạo, sau khi tốt nghiệp chịu sự phân công của cấp trên, mọi thời gian, quy định đều phải chấp hành tuyệt đối theo kỷ luật. 
3.Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của lĩnh vực quốc phòng và an ninh? 
Trong lĩnh vực Quốc phòng gồm các ngành liên quan đến vũ khí đạn dược, phương tiện như ô tô, tàu chiến, máy bay, các thiết bị quân sự khác như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, hoá học, máy móc cơ khí chế tạo ... đến các ngành nghề phục vụ đời sống của cán bộ chiến sĩ như: may mặc, chăn nuôi, hậu cần, y tế ... 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 
4. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh? 
Đối tượng lao động: 
Cả Quân đội và Công an có đối tượng chính là trấn áp những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của nhân dân.Về cụ thể từng nghề thì đối tượng lao động của họ cũng tương tự như các nghề tương ứng ngoài dân sự. 
Công cụ lao động: 
Công cụ lao động của từng nghề tương tự như các nghề ngoài dân sự, nhưng nói một cách tổng quát thì đối tượng lao động chính của hai lĩnh vực này là các loại vũ khí, khí tài, máy móc thiết bị phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu như các loại súng đạn, bom, mìn, máy bay, tàu chiến, xe tăng xe bọc thép, tên lửa, các thiết bị thông tin liên lạc ... 
Điều kiện lao động: 
Thường thay đổi vị trí đóng quân, làm việc nặng nhọc, làm việc trong khuôn khổ mệnh lệnh, kỷ luật cao, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải chịu đựng gian khổ, hy sinh quên mình. 
Nội dung lao động: 
Hàng ngày là sẵn sàng tư thế chiến đấu để giữ vững an ninh của Tổ quốc, trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân. Với những người làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì nội dung lao động tương tự như ngoài dân sự. 
Học sinh phát biểu về yêu cầu của những người muốn tham gia vào quốc phòng, an ninh và đối chiếu với bản thân có phù hợp không? 
Những yêu cầu đối với người lao động: 
- Có thể lực tốt về chiều cao cân nặng.
- Dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến. 
- Không sợ hi sinh gian khổ.
- Tinh thần cảnh giác cách mạng. 
- Trung thành tuyệt đối với cách mạng.
- Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân sự. 
Những chống chỉ định y học: 
- Không mắc các bệnh lao phổi, suy thận, đau cột sống, bệnh ngoài da, thấp bé, có dị tật ...
* Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề. 
a. Các cơ sở đào tạo nghề. 
Hãy kể tên các trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. 
Học sinh nêu tên các trường và có thể cho biết địa điểm nơi trường đóng. 
5. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo. 
Hệ thống các trường ĐH,CĐ: 
- Học viên An ninh nhân dân. 
- Học viện cảnh sát nhân dân.
- Đại học Phòng cháy chữa cháy. 
Học viện kỹ thuật Quân sự. 
- Học viện Quân y. 
- Học viện Khoa học quân sự. 
- Đại học biên phòng. 
- Học viên biên phòng. 
- Học viên Hậu cần. 
- Học viện Phòng không – không quân. 
- Học viện chính trị Quân sự. 
- Trường sĩ quan lục quân 1 
- Trường sĩ quan lục quân 2 
- Trường sĩ quan tăng, thiết giáp
- Trường sĩ quan đặc công. 
- Trường sĩ quan phòng hoá. 
- Trường sĩ quan không quân 
- Trường sĩ quan Công binh 
- Trường sĩ quan Thông tin. 
- Trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhem – Pich . 
- Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội. 
Hệ trung cấp chuyên nghiệp: 
- Trường Trung học Quân Y II. 
- Trường Trung học Kỹ thuật xe máy. 
- Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng. 
- Trường Trung học Kỹ thuật Hải quân. 
- Trường Trung học Cầu đường và dạy nghề. 
- Trường Trung học trong trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhem –Pich. 
- Trường Trung học trong học viện Quân y... 
Học sinh nêu các điều kiện tuyển sinh vào các trường trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 
5. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng? 
Hầu hết các trường trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đều tổ chức sơ tuyển, quá trình thi tuyển theo quy chế của Bộ GD& ĐT. 
Nơi làm việc và triển vọng của các nghề. 
+ Nơi làm việc: 
Người lao động sẽ làm việc tại các đơn vị, nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trong các trường của quân đội hoặc Công an. 
+ Triển vọng của nghề: 
An ninh, quốc phòng là lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, hai lĩnh vực này đang được hiện đại hoá, mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng lực lượng an ninh, quốc phòng thông qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động trong lĩnh vực này. 
4. Tổng kết đánh giá: 
- Nhận xét, đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. 
- Mỗi học sinh lập một bản mô tả về một nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng mà em biết hoặc của người thân. 
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi, trang trí cho buổi giao lưu với những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi. 
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o L¹ng s¬n
Tr­ê

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_huong_nghiep_11.doc