Giáo án Khối 4 - Tuần 23

MĨ THUẬT

TẬP NẶN TẠO DÁNG:TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN

(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh tìm hiểu các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.

- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (Tượng tròn).

- Nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.

- HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống dáng người.

- Giáo dục HS ý thức vệ sinh sạch sẽ sau khi nặn, không vứt bừa bãi các túi ni lông đựng đất nặn để BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* Giáo viên: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên. Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh. Bài tập nặn của học sinh. Chuẩn bị đất nặn.

*Học sinh: - Sách giáo khoa, giấy vẽ. Một miếng ổ hoặc bảng cứng để làm bảng nặn. - Một thanh tre. Đất nặn. Vở thực hành, màu, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ2(5'): Quan sát nhận xét

- Giáo viên giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian hay các bài tập nặn của học sinh lớp trước để học sinh nhận xét

+ Dáng người đang làm gì? ( Đang cúi, đứng giơ tay, chạy, ngồi )

+ Các bộ phận của người ? ( Đầu, mình, chân, tay).

+ Chất liệu để nặn, tạc tượng? ( Đất, gỗ )

+ Vị trí đồ vật nào trước, đồ vật nào sau ? (HS quan sát nhận xét)

- Giáo viên gợi ý học sinh tìm 1, 2 hoặc 3 dáng người để nặn như: Hai người đứng, câu cá, ngồi học.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG:TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh tìm hiểu các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (Tượng tròn).
- Nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.
- HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống dáng người.
- Giáo dục HS ý thức vệ sinh sạch sẽ sau khi nặn, không vứt bừa bãi các túi ni lông đựng đất nặn để BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
* Giáo viên: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên. Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh. Bài tập nặn của học sinh. Chuẩn bị đất nặn.
*Học sinh: - Sách giáo khoa, giấy vẽ. Một miếng ổ hoặc bảng cứng để làm bảng nặn. - Một thanh tre. Đất nặn. Vở thực hành, màu, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(5'): Quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian hay các bài tập nặn của học sinh lớp trước để học sinh nhận xét
+ Dáng người đang làm gì? ( Đang cúi, đứng giơ tay, chạy, ngồi )
+ Các bộ phận của người ? ( Đầu, mình, chân, tay).
+ Chất liệu để nặn, tạc tượng? ( Đất, gỗ)
+ Vị trí đồ vật nào trước, đồ vật nào sau ? (HS quan sát nhận xét)
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm 1, 2 hoặc 3 dáng người để nặn như: Hai người đứng, câu cá, ngồi học.
HĐ3(5'): Cách nặn dáng người:
- Giáo viên thao tác để minh hoạ cách nặn cho học sinh quan sát
+ Nhào đất cho mềm, dẻo. + Nặn hình các bộ phận
+ Dính các bộ phận thành người. + Tạo thêm chi tiết khác
- Giáo viên gợi ý thêm cho học sinh.
+ Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật.
+ Sắp xếp thành bố cục
- Học sinh quan sát và tìm ra cách nặn phù hợp nhất, HS giỏi nhắc lại cách nặn.
HĐ4(18'): Thực hành 
- Cho học sinh quan sát tham khảo một số bài minh hoạ
- Hướng dẫn bổ sung để học sinh hoàn thành bài tại lớp.- Học sinh thực hành
- GV nhắc HS vệ sinh sau khi nặn và thu gom các dụng cụ tránh vứt bừa bãi để BVMT.
HĐ5(4'): Nhận xét đánh giá
Chọn một số bài ( 3 bài hoàn thành tốt, 1 bài đạt loại hoàn thành) để đánh giá
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng: Về hình dáng, bố cục, cách pha màu
- Giáo viên tóm tắt và đánh giá
HĐ6(1'): Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau.
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
(Phương thức tích hợp giáo dục BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu (BT1); viết được một đoạn văn ngắn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích (BT2).
- Giáo dục HS lồng ghép việc BVMT vào bài viết của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBTTV tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1HS đọc đoạn văn tả lá hay gốc, thân cái cây mà em thích.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập:
a) Bài tập 1: - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập (cả lớp đọc thầm )
- HS thảo luận nhóm đôi về cách miêu tả của tác giả, làm bài vào VBT.
+ Cách miêu tả hoa, quả của nhà văn ?
+ Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả ?
+ Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS tiếp nối nhau phát biểu (Đoạn a: tả cả chùm hoa, tả mùi thơm đặc biệt bằng cách so sánhĐoạn b:)
- GV treo bảng phụ ghi sẵn phần nhận xét và cách miêu tả của tác giả, 2HS đọc thành tiếng
b) Bài 2:- 1 hs đọc thành tiếng yc của bài tập, HS tự làm vào VBT, 3 HS làm vào giấy khổ to. GV HS để HS lồng ghép công việc BVMT vào bài viết của mình.
- 3 HS trình bày vào giấy dán bài lên bảng lớp, cả lớp và GV nhận xét
-4 hs dưới lớp đọc bài làm của mình. hs cả lớp nhận xét, góp ý .
KL:Củng cố kiến thức miêu tả các bộ phận của cây cối .
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò : Nhận xét chung tiết học . Liên hệ.
- YC những HS viết bài chưa đạt cần hoàn chỉnh đoạn văn,viết lại vào vở.
 Chiều Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2015
TOÁN
TH: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TIẾP)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBTT tập 2, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1HS lên bảng làm : 4/5 +6/5
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ4(18'): Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: Luyện k/n cộng hai phân số khác mẫu số.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? HS tự làm bài, GV giúp HS chưa hoàn thành.
- 4 HS lên bảng làm, HS cả lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét chung.
Bài 2: Luyện k/n cộng hai phân số khác mẫu số chỉ cần quy đồng 1 phân số.
- HS đọc thầm bài 2, GV ghi bài tập mẫu lên bảng: + 
- YC HS nhận xét mẫu của 2 phân số:
(vì 12=3 x 4 nên chọn MSC là 12. + = + = )
-YC tự làm bài vào vở BT.
- 2HS lên bảng làm, tổ chức nhận xét, góp ý.
Bài 2: Luyện k/n cộng hai phân số khác mẫu số thông qua giải toán.
- HS đọc thầm đề bài, giải vào VBT, 1HS lên bảng giải, tổ chức nhận xét.
- Y/C Hs nêu lại cách cộng 2 phân số khác MS.
HĐ5(3'): Củng cố – dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
TIẾNG VIỆT
 ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
(Phương thức tích hợp giáo dục BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp(BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài câu tục ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp(BT4).
- Có hứng thú học môn LTVC, giáo dục HS yêu quý cái đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : VBTTV tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HĐ1(5'): Bài cũ : 2 HS đọc lại đoạn văn kể về cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập:
a) Bài tập 1: GV gọi 1HS đọc nội dung bài ở VBT, YC HS cùng bạn trao đổi, làm bài vào vở, gọi đọc bài làm của mình.
- HS phát biểu ý kiến và nhận xét kết quả của bạn. GV chốt câu trả lời đúng.
-YC HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
KL: Đó là những câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp.
b) Bài 2: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1HS làm mẫu nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ.
- HS suy nghĩ tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên.
- HS lần lượt phát biểu GV sửa lỗi đặt câu cho các em.
c) Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, viết từ tìm được ra bản nhóm.
- Gắn bảng nhóm lên bảng, YC diện nhóm đọc các từ của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
- GV kết luận các từ đúng (tuyệt vời, tuyệt diệu, mê hồn, như tiên) và yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở BT.
KL: Các từ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được sau đó đọc trước lớp ( HS tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp ) câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài3, GV sữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học, dặn HS HTL các câu tục ngữ có trong bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
(Phương thức tích hợp giáo dục BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp(BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài câu tục ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp(BT4).
- Có hứng thú học môn LTVC, Giáo dục HS yêu quý cái đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 2 HS đọc lại đoạn văn kể về cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập
a) Bài tập 1: GV treo bảng phụ, gọi 1HS đọc nội dung B, YC HS cùng bạn trao đổi, làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- HS phát biểu ý kiến và nhận xét kết quả của bạn. GV chốt câu trả lời đúng.
-YC HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng
KL: Đó là những câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp
b) Bài 2: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- 1HS làm mẫu nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ.
- HS suy nghĩ tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên.
- HS lần lượt phát biểu GV sửa lỗi đặt câu cho các em.
c) Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, viết từ tìm được ra phiếu.
- Gọi 1nhóm dán phiếu lên bảng, YC diện nhóm đọc các từ của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
- GV kết luận các từ đúng (tuyệt vời, tuyệt diệu, mê hồn, như tiên) và yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.
KL: Các từ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được sau đó đọc trước lớp ( HS tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp ) câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài3, GV sữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học, dặn HS HTL các câu tục ngữ có trong bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tuần 23.doc