Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Buổi 2

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 14: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 1).

A.Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.

- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.

- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ."

 -GDKNS: KN giải quyết vấn đề, KN sử lí thời gian giao tiếp.

B. Đồ dùng dạy học:

.GV: - Tranh BT 1, BT 4, Điều 28 công ước quốc tế quyền trẻ em.

- Bài hát “Tới lớp tới trường”

.HS : -Vở BT Đạo đức 1.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2016
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 27: BÀI SỐ 0
--------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 1).
A.Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ." 
 -GDKNS: KN giải quyết vấn đề, KN sử lí thời gian giao tiếp.
B. Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT 1, BT 4, Điều 28 công ước quốc tế quyền trẻ em.
- Bài hát “Tới lớp tới trường”
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ổn định tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ 
-Tiết trước em học bài đạo đức nào?
-Y/c Hs làm động tác chào cờ.
- Khi chào cờ phải ntn? Vì sao?
- Nhận xét 
III.Bài mới 
1.Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Làm BT1.
- Cho Hs đọc yêu cầu BT
- Giới thiệu các nhân vật của câu chuyện
- Hướng dẫn Hs làm BT
→Gv hỏi:
.Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạm lại đi học đúng giờ?
. Qua câu chuyện này em thấy bạn nào đáng khen và vì sao?
- Gv chữa bài .
3-Hoạt động 3: Làm BT2(đóng vai theo tình huống).
-Cho Hs đọc yêu cầu BT.
-Phân công & chọn vai theo tình huống đã cho
- Gv hỏi:
 .Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
4.Củng cố -Dặn dò: 
-Các em vừa học bài gì ?
-Bạn nào luôn đi học đúng giờ ?Em cần phải làm gì để đi học đúng giờ ?
-Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
- Dặn HS: Về nhà thực hiện bài vừa học.. Chuẩn bị BT 3,4 để tiết sau học tiếp. 
-Hát
- 1HS trả lời
- Cả lớp.
-Hs đọc yêu cầu BT1.
-Hs quan sát tranh & thảo luận làm BT1.
-Hs làm việc theo cặp.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv.
-Hs chữa BT.
-2Hs ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp để đóng vai hai nhân vật trong tình huống→ diễn trước lớp→ cả lớp xem và cho nhận xét.
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Hs liên hệ bản thân.
HƯỚNG DẪN HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TIẾT 27 : ÔN uông-ương
(Tiết 2 - Tuần 14 – Vở LTTiếng Việt) 
A. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được vần uông - ương.
 * - Ghép các chữ và dấu tiếng có uông - ương. Nối ô chữ thành từ, cụm từ. Đọc được đoạn văn ngắn. Viết được một câu ở bài 3.
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh. Vở LTTV..
 - HS : Bảng, Vở LTTViệt.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài uông - ương trong SGK
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: Ghép các chữ và dấu ở 3 cột ....
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét .
- Gọi HS đọc lại các tiếng: ruộng, xuồng, thuổng, nhường, thưởng, sương.
* Bài 2: Điền uông hoặc ương.
- Cho HS quan sát, nêu yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài.
- Quan sát giúp HS đỡ HS còn yếu .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc lại từng từ, cụm từ.
Đáp án: diễn tuồng, ruộng lúa, soi gương, dây cà dây muống.
*Bài 3: Đọc 
- GV đọc đoạn văn .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc lại cả đoạn t.
* Bài 4: Chép lại một câu trong đoạn văn ở bài tập 3:
- Nêu yêu bài.
- Cho HS viết.
- Yêu cầu HS đọc .
- Cho HS viết vào vở.
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bài 3
- Nhận xét , đánh giá .
- Dặn HS: Về nhà xem lại bài .Chuẩn bị bài sau
-Hát
- HS đọc.
- Nhận xét
- Nhắc lại.
- Làm bài. 1 HS chữa bài. Lớp nhận xét
- HS đọc (cá nhân-nhóm -lớp).
- Quan sát, nêu yêu cầu.
- HS làm bài. HS lên bảng chữa bài.
Lớp nhận xét.
- HS đọc.
- HS nghe gv đọc. 
- HS đọc tiếng có vần uông - ương, tiếng khó- đọc câu- cả đoạn văn.
(Cá nhân - nhóm- lớp)
-1 HS khá đọc.
- Nêu yêu cầu.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Đổi vở kiểm tra chéo. Nêu nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Nghe.
-----------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
-------------------------------------------------------
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TIẾT 14: HỌC TẬP CHUYÊN CẦN (tiết 2)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TOÁN
TIẾT 27 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
( Tiết 1-Tuần 14– Vở LT Toán )
A. Mục tiêu:
* - Củng cố cho HS phép trừ trong phạm vi 8.
 - Thực hiện được phép cộng các số trong phạm vi đã học, thực hiện được phép trừ các số trong phạm vi 8. Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
 - Yêu thích toán học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Các nhóm đồ vật, tranh vẽ giống Vở Luyện Toán. 
 - HS: Vở LT Toán, bảng, bộ đồ dùng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc lại các phép tính trong phạm vi 7.
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm các bài tập 
*Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
- Chữa bài. 
- Chữa bài nhận xét. 
- Gọi HS đọc lại các phép tính.
* Bài 3: >, <, =?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét.
- Gọi HS nêu lại cách làm.
* Bài 4: Viết phép cộng thích hợp 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS quan sát tranh nêu bài toán.
- Cho HS tự làm bài.
- Chữa bài: Cho HS viết phép tính trên bảng: 8 - 3 = 5
- Nhận xét. 
*Bài 5: Gợi ý cho HS khá giỏi.
3. Củng cố,dặn dò
- Nhắc lại nội dung .
- Nhận xét tiết học.
- VN hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh. 
- HS quan sát, nêu yêu cầu.
1 HS làm bài mẫu.
- Làm bài vào vở. 
- HS nối tiếp nêu kết quả.Lớp nhận xét.
- Hs quan sát nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở. 
 HS lên bảng điền kết quả. HS khác nhận xét .
- HS đọc.
- Nêu yêu cầu.
- HS nêu
- Làm vào vở.HS chữa bài. Lớp nhận xét.
-HS nêu
- Hs quan sát nêu.
- HS nêu.
- Làm bài vào vở. 
- HS chữa bài. HS khác nhận xét .
- HS đọc lại các phép tính trừ trong phạm vi 8.
- HS nghe.
------------------------------------------
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 28: BÀI SỐ 1
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TIẾT 22: ÔN anh – inh-ênh
(Tiết 3- Tuần 14– Vở LT Tiếng Việt) 
A. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được vần: anh-inh-ênh.
 *- Ghép các chữ và dấu thành tiếng có anh-inh-ênh. Điền đúng anh-inh-ênh vào chỗ trống. Đọc được đoạn thơ có vần đã học và viết đoạn thơ ngắn đó.
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 
 - HS : Bảng, VBT
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài anh-inh-ênh trong SGK
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: Ghép các chữ và dấu ở 3 cột...
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét .
- Gọi HS đọc lại các ô chữ.
* Bài 2: Điền anh hoặc inh, ênh:
- Cho HS quan sát, nêu yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài
- Quan sát giúp HS đỡ HS còn yếu .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc lại từ, cụm từ.
*Bài 3: Đọc:
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Nhận xét.
* Bài 4:Chép lại hai lần đoạn thơ ở bài 3. 
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS viết vào vở.
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bài 3
- Nhận xét , đánh giá .
- Dặn HS: Về nhà xem lại bài .Chuẩn bị bài sau
-Hát
- HS đọc.
- Nhận xét
- Nhắc lại.
- Làm bài. HS chữa bài miệng. Lớp nhận xét
- HS đọc (cá nhân-nhóm -lớp).
- Quan sát, nêu yêu cầu.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng điền.
Lớp nhận xét.
- HS đọc.
- 2 HS khá đọc. 
- HS đọc tiếng có vần ưu-ươu, tiếng khó - đọc các dòng thơ.(Cá nhân - nhóm- lớp)
- Nêu yêu cầu.
- HS viết.
- Đổi vở kiểm tra chéo. Nêu nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Nghe.
----------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
(Nếp sống thanh lịch văn minh)
TIẾT 8 (BÀI 7): CÁCH ĐI ĐỨNG CỦA EM.
A. Mục tiêu:
- HS nhận thấy sự cần thiết của việc đi và đứng đúng cách thể hiện sự TL, VM.
- Học sinh có kĩ năng :
a) Khi đi : +Đi thong thả, nhẹ nhàng và tránh gây tiếng động mạnh. 
+ Quan sát phía trước để tránh bị va chạm.
+ Nhường đường cho người ra khi vào cửa hàng, cầu thang máy, lên xe buýt hay tàu điện,
+ Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện. 
+ Nếu cần phải đi qua thì phải xin phép và hơi cúi người xuống. 
b) Khi đứng nói chuyện với người khác :
+ Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện với mình.
+ Biết chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
- Học sinh có thái đô :
+Tự giác thực hiện việc đi, đứng đúng cách thể hiện sự thanh lịch, văn minh.
+Đồng tình, ủng hộ với cách đi, đứng thanh lịch, văn minh.
B. Các hoạt động dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ trong sách HS. 
 - Video clip có nội dung bài học (nếu có).
HS: - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ 
- Hỏi “Khi ở nhà ta lựa chọn trang phục như thế nào 
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
- Đề nghị HS hát bài “ Đường và chân”.
- Từ nội dung của bài hát , GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cách đi, dứng của em”.
 2.Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết cách đi đúng. 
* Các bước tiến hành :
- GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 28, 29.
- Cho HS trình bày kết quả. 
 GV kết luận nội dung theo từng tranh:
Tranh 1 : Nên học tập cách đi của Lâm. 
Tranh 2 : Không nên giống bạn Nam. Khi đi, chúng ta cần chú ý quan sát đường đi để không bị va chạm với người, cây cối, đồ vật.
Tranh 3 : Không nên giống bạn Tuấn. 
Tranh 4 : Không nên giống bạn Linh. Nếu cần di chuyển, chúng ta chú ý đi vòng ra phía sau mọi người.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, 2 của lời khuyên, SHS trang 31.
- Liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
3.Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết cách đi, cách đứng đúng. 
* Các bước tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 30. 
- Cho HS trình bày kết quả.
-GV kết luận nội dung từng tranh :
Tranh 1 : Hành vi không nên làm. Đi như vậy sẽ làm ồn, ảnh hưởng tới mọi người.
Tranh 2 : Hành vi không nên làm. Đứng như vậy không đẹp.
Tranh 3 : Hành vi không nên làm. Đứng nói chuyện như vậy chưa thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi.
-Tranh 4 : Hành vi không nên làm. Đứng như vậy, bố mẹ sẽ không nhìn thấy ti vi. 
- Hướng dẫn HS rút ra ý 3, 4 của lời khuyên, SHS trang 31.
- Liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
4.Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS thực hành cách đi, cách đứng đúng cách.
* Các bước tiến hành :
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 31
- Cho HS trình bày kết quả
- Giúp học sinh phân tích, nhận xét.
- GV liên hệ với thực tế của HS.
5. Củng cố dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 8 : “Vui chơi ở trường”.
- Hs nêu miệng nối tiếp.
-Hs xem truyện,quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nêu kết quả, nhận xét 
- Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên (SHS trang 31)
- Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.
-Hs nêu 
-HSliên hệ trong lớp, trong trường.
- Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.Chọn bạn có cách đi, đứng phù hợp nhất.
- Hs thực hành.
- 1,2 em nhắc lại.
-----------------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TOÁN
TIẾT 28: ÔN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
( Tiết 3 -Tuần 14 – vở LT Toán)
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS phép trừ trong phạm vi 9.
 * - So sánh, điền số, thực hiện được phép trừ các số trong phạm vi 9.
Viết được phép tính thích hợp theo tình huống cho trước. 
 - Yêu thích toán học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Các nhóm đồ vật,tranh vẽ giống vở LT Toán. 	
 - HS: - VBT, bảng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại phép trừ trong Pvi 9.
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài: 
*Bài 1: Tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài vào vở
-Lưu ý HS viết thẳng cột.
- Nhận xét , sửa chữa.
*Bài 2: >, <, =?
- Nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS nêu cách làm
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung ; cho HS giải thích cách so sánh.
* Bài 3:Tính
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài
- Gọi HS nêu lại cách tính.
*Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 5: 
- Hướng dẫn cho HS khá 
3. Củng cố,dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS: Về nhà hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
-2 HS đọc 
-3 HS lên bảng .
- HS làm bài vào vở.
 HS chữa bài trên bảng.
- Nêu lại yêu cầu.
- HS nêu.
- Làm bài vào vở. 
6 HS chữa bài trên bảng (3 lượt). 
Lớp nhận xét.
- HS nêu.
- HS làm vào vở. 
6 HS chữa bài trên bảng (3 lượt).
HS khác nhận xét .
- Nêu lại yêu cầu.
- HS nêu.
- Làm bài vào vở. 2 HS chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét 
- Đọc lại phép cộng trong phạm vi 8.
- Nghe.
-----------------------------------
THỂ DỤC
TIẾT 14: TD RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. 
TRÒ CHƠI: VẬN ĐỘNG
A.Mục tiêu:
- Ôn động tác Thể dục RLTTCB đã học.
- Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- Làm quen đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được."“ Chạy tiếp sức”
- Hăng say luyện tập.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần mở đầu:
- GV Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
- Cho HS ôn phối hợp
2. Phần cơ bản:
a) Ôn động tác đã học: phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- GV nêu tên động tác.
- Gọi HS tập lại.
- Cho HS tập.
- Quan sát, nhận xét.
b)Làm quen với tư thế đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
- Nêu tên động tác.
- Làm mẫu
N1: Đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông. 
N2: Về TTĐCB
N3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông. 
N4: Về TTĐCB
- Cho HS tập.
- Quan sát, nhận xét.
d) Trò chơi “Chạy tiếp sức”
- Nêu tên trò chơi
- Cho HS tập hợp theo 3 hàng dọc.
- Nhắc lại cách chơi.
- Cho một tổ chơi thử.
- Cho HS thi theo tổ.
- Quan sát, nhận xét
3. Phần kết thúc:
- Cho HS tập hợp.Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học 
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo 1 hàng dọc thành vòng tròn va hít thở sâu.
- HS tập 3-4 lần.
- 1 HS tập, lớp nhận xét.
- Cả lớp tập theo sự điều khiển của lớp trưởng.
- Nghe.
- Tập theo.
- Tập theo theo GV.
-Theo dõi
- Chơi thử.
- Chơi trò chơi.
-HS tập.
HƯỚNG DẪN HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14. B2.doc