Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Tân Châu

Tiếng Việt

Tiết 1+2:NGUYÊN ÂM ĐÔI/ UÔ/

VẦN CÓ ÂM CUỐI: /UÔN/, /UÔT/

(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/ 132)

 Toán

 MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI/ 101

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết cấu tạo các số mười, mười một, mười hai.

- Biết đọc, viết các số đó, bước đầu nhận biết số có 2 chữ số

- Số mười một gồm một chục và một đơn vị, mười hai gồm một chục và hai đơn vị.

- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.

- Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bó que tính và các que tính rời

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2016
Chào cờ
_____________________________________
Tiếng Việt
Tiết 1+2:NGUYÊN ÂM ĐÔI/ UÔ/
VẦN CÓ ÂM CUỐI: /UÔN/, /UÔT/
(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/ 132)
_______________________________________
 Toán
 MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI/ 101
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết cấu tạo các số mười, mười một, mười hai. 
- Biết đọc, viết các số đó, bước đầu nhận biết số có 2 chữ số 
- Số mười một gồm một chục và một đơn vị, mười hai gồm một chục và hai đơn vị.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
- Học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bó que tính và các que tính rời 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước em học bài gì?
- Có 10 quả trứng là có mấy chục quả trứng ?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
- GV nhận xét.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 
 2. Bài mới:
* Giới thiệu số 11,12
 a. Giới thiệu số 11: 
- Học sinh lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời . Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và một que tính rời 
- Hỏi :Mười que tính và một que tính là mấy que tính ?
- Giáo viên lặp lại: Mười que tính và một que tính là mười một que tính 
- Giáo viên ghi bảng: 11
- Đọc là : mười một 
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị . Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau, chữ số 1 đứng trước là chữ số hàng chục, chữ số 1 đứng sau sau là chữ số hàng đơn vị.
 b. Giới thiệu số 12:
- Giáo viên gắn 1 chục que tính và 2 que tính rời 
- Hỏi: 10 que tính và 2 que tính là bao nhiêu que tính ? 
- Giáo viên viết: 12 
- Đọc là: mười hai 
- Số 12 gồm : 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau : chữ số 1 ở bên trái là chữ số hàng chục và chữ số 2 ở bên phải là chữ số hàng đơn vị.
 3. Luyện tập- Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Bài 2: 
- Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị 
- Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị 
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh dùng bút màu hoặc bút chì đen tô 11 hình tam giác, tô 12 hình vuông .
- Nhận xét bài làm của học sinh.
C. Củng cố dặn dò: 
- Hôm nay em học bài gì ? 
- Số 11 được viết như thế nào ? Số 12 được viết như thế nào ? 
- Cho học sinh đọc : 11, 12 
- Nhận xét, tiết học 
- Trả lời
- Một chục quả trứng.
- Một chục bằng 10 đơn vị.
- Lắng nghe.
- Học sinh làm theo giáo viên 
-11 que tính 
- Học sinh lần lượt đọc số 11 
- Học sinh làm theo giáo viên 
- 12 que tính
- Học sinh lần lượt đọc số: 12 
- Học sinh làm bài
- Học sinh tự làm bài 
-Học sinh làm bài.
- Học sinh trả lời
_______________________________________________________________
Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2016
 Tiếng Việt
 Tiết 3+4: VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /UA/78
(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/ 135) 
_________________________________________
Đạo đức
Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giao,cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- T: VBT ĐĐ-Tranh phóng to SGK
- H: Vở BTĐĐ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A . Kiểm tra bài cũ : 
- Em cần làm gì để giữ trật tự trong trường, lớp học ?
- GV nhận xét.
B . Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm 
- GV cho HS đóng tiểu phẩm: yêu cầu HS quan sát và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư xử với cô giáo như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS phân tích tiểu phẩm 
+ Cô giáo và các bạn HS gặp nhau ở đâu ?
+ Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào ?
+ Khi vào nhà bạn đã làm gì ?
+ Vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan và lễ phép?
+ Các em cần học tập ở bạn điều gì ?
- GV nhận xét, chốt: Khi thầy cô giáo đến thăm nhà thì các em phải lễ phép, lời nói nhẹ nhàng, thái độ vui vẽ,  Như vậy mới ngoan .
 * Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai 
- GV cho các cặp HS thảo luận tìm hiểu các tình huống ở BT 1, nêu cách ứng xử và phân vai.
- GV nhận xét, chốt: Khi thấy thầy cô ta phải lễ phép chào hỏi, và khi đưa hoặc nhận một vật gì đó từ tay thầy cô thì các em phải dùng 2 tay để nhận.
 * Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm
- Thầy cô thường khuyên bảo, dạy dỗ em những điều gì?
- Những điều đó có giúp ích gì cho em không ? 
- Vậy để thực hiện tốt những điều thầy cô dạy, các em sẽ làm gì ?
- GV NX chốt: Hằng ngày thầy cô dạy các em những điều hay lẽ phải để trở thành người tốt và được mọi người yêu mến.
- Học sinh trả lời.
- HS quan sát, thảo luận
- HS trình bày
- HS thảo luận, trình bày
- Lắng nghe
- HS thảo luận tình huống, nêu cách ứng xử
- Lắng nghe
- HS thảo luận. Đại diện HS trình bày
C. Củng cố, dặn dò: 
- Tại sao phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo ?
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
_________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2016
Tiếng Việt
Tiết 5+6:LUYỆN TẬP
(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/ 138)
__________________________________________
Toán
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM / 103
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được mỗi số 13, 14, 15 gồm 1 chục và một số đơn vị( 3 ,4, 5)
- Biết đọc, viết các số đó. 
- Bài tập cần làm: 1,2,3.
- GD học sinh yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- T: + Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Bảng dạy toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng 
+ Học sinh viết bảng con: đọc ,viết số 11, 12 
- Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 11 đứng liền sau số nào? Số nào đứng liền sau số 11 ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2.Bài mới:
 * Giới thiệu số 13, 14, 15.
a. Giới thiệu số 13: 
- Giáo viên gắn 1 bó chục que tính và 3 que tính rời lên bảng 
- Hỏi học sinh: Được bao nhiêu que tính? 
- Giáo viên nói: 10 que tính và 3 que tính là 13 que tính 
- Giáo viên ghi bảng: 13
- Đọc: mười ba
- Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có 2 chữ số, Chữ số 1 và 3 viết liền nhau, từ trái sang phải 
 b. Giới thiệu số 14, 15:
( Tiến hành tương tự như số 13 )
 HD học sinh tương tự như các số trên.
 3. Tập viết số.
- Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con các số 13, 14, 15 và đọc lại các số đó
- Lưu ý: Học sinh không được viết 2 chữ trong số quá xa hoặc quá sát vào nhau 
 4. Luyện tập- Thực hành:
Bài 1: 
a. Yêu cầu học sinh tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 
b.Yêu cầu học sinh viết các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần, giảm dần 
- Giáo viên sửa sai chung 
Bài 2:
- Cho học sinh đếm ngôi sao ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống 
- Giáo viên nhận xét, đúng sai 
Bài 3:
- Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối với số đó.
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- Gọi HS nhận xét trả lời.
- Giáo viên nhận xét chung.
C.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- Số 13 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ? 
- Số 14 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ? 
- Số 15 được viết như thế nào ? 
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh làm theo giáo viên 
-13 que tính 
- Học sinh đọc lại .
- Học sinh viết và đọc các số: 13, 14, 15 
- 2 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào vở. 
-Học sinh tự làm bài 
- Học sinh tự làm bài 
- 1 em chữa bài miệng 
- Nhận xét và chốt lại.
- Học sinh trả lời.
__________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 12 tháng 01 năm 2016
Tiếng Việt
Tiết 7+8:NGUYÊN ÂM ĐÔI/ ƯƠ/
VẦN CÓ ÂM CUỐI: /ƯƠN/, /ƯƠT/ 80
(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/ 139)
____________________________________________
Toán
MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN / 105
I. MỤC TIÊU:	
- Nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19 ) gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9 )
- Biết đọc, biết viết các số đó.
- Điền đượccác số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19,trên tia số.
- Học sinh đại trà làm các bài tập: 1, 2, 3, 4.
- Học sinh yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- T: + Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Bảng dạy toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết số 13, 14, 15 và đọc số đó (HS viết bảng con )
- Liền sau 12 là mấy ? Liền sau 14 là mấy? Liền trước 15 là mấy?
- Số 14 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV nhận xét.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
 2. Bài mới :
 Giới thiệu 16, 17, 18, 19 
*Nhận biết mỗi số có 2 chữ số 
- Giáo viên gắn 1 bó chục que tính và 6 que rời lên bảng. Cho học sinh nêu số que tính.
- 10 que tính và 6 que tính là mấy que tính ?
- 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Cho học sinh viết vào bảng con số 16 
- Số 16 gồm mấy chữ số ? Chữ số 1 chỉ hàng nào? Chữ số 6 chỉ hàng nào ?
- Gọi học sinh lần lượt nhắc lại 
 Giới thiệu số: 17, 18, 19 
 (Tương tự như số 16) 
- Số 17 gồm 1chục và 7 đơn vị 
17 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 7
- Số 18 gồm 1chục và 8 đơn vị 
18 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 8
- Số 19 gồm 1chục và 9 đơn vị 
- 19 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 9
 3. Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con: Viết các số từ 11 đến 19.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét và chốt lại.
Bài 2: 
- Cho HS đếm số cây nấm ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống đó. 
- Hướng dẫn học sinh nhận xét tranh tìm cách điền số nhanh nhất, căn cứ trên tranh đầu tiên 
Bài 3: 
- Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi hình vạch 1 nét nối với số thích hợp ( ở dãy các 6 số và chỉ có 4 khung hình nên có 2 số không nối với hình nào ) 
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
- HS viết vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Gọi HS lên bảng làm bài. 
- GV uốn nắn sửa sai cho học sinh.
C. Củng cố dặn dò: 
- Hôm nay em học bài gì ? 
- 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
- Số 17 được viết bằng mấy chữ số ? Là những chữ số nào ? 
- Số 18 đứng liền sau số nào và đứng liền trước số nào ? 
- Nhận xét, tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh làm theo giáo viên 
- 16 que tính 
- 16 que tính 
- 1 chục và 6 đơn vị 
- Học sinh viết:16 
-16 có 2 chữ số, chữ số 1 và chữ số 6 ở bên tay phải 1. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ hàng đơn vị
-1 số học sinh nhắc lại 
- Học sinh tự làm bài vào bảng con.
- Học sinh lên bảng chữa bài 
- Nhận xét.
- Cho học sinh tự làm bài 
- Học sinh tự làm bài 
- 1 học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh viết.
- Làm bài.
- Chú ý.
- Học sinh trả lời.
____________________________________
Thủ công
GẤP MŨ CA LÔ ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca nô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
- GDHS yêu thích môn thủ công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- T: 1 mũ ca nô lớn,1 tờ giấy hình vuông to.
- H: Giấy màu,giấy nháp, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét . 
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2. Các hoạt động
 * Hoạt động 1: Quan sát mẫu.
 - Giáo viên cho học sinh xem chiếc mũ ca lô mẫu.
 - Cho 1 em đội mũ để quan sát.
 - Khi đội mũ ca lô em thấy thế nào? Mũ ca lô khác mũ bình thường ở điểm nào?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu: Cách tạo tờ giấy hình vuông,gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật,gấp tiếp phần giấy hình chữ nhật thừa còn lại và xé bỏ ta được tờ giấy hình vuông.
- Gấp đôi hình vuông theo đường chéo,gấp đôi tiếp để lấy đường dấu giữa,sau đó mở ra gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của canh trên vào đường dấu giữa.Lật hình ra mặt sau gấp tương tự như vậy.
- Gấp 1 lớp giấy phần dưới lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp,gấp vào trong phần thừa vừa gấp lên.Lật ra mặt sau,làm tương tự như vậy.
- Giáo viên chú ý làm chậm từng thao tác để học sinh quan sát.
- Cho học sinh tập gấp, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm.
C. Củng cố, dặn dò :
- Tinh thần, thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.Về nhà tập gấp lại trên giấy vở.
- Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập,vở thủ công để tiết sau thực hành.
- Chuẩn bị đồ dùng để GV kiểm tra.
- Học sinh quan sát mũ ca lô mẫu và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát từng bước gấp.
- Học sinh gấp hình vuông từ tờ giấy vở và tờ giấy màu để gấp mũ.
- Quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tập gấp trên giấy vở cho thuần thục.
- Thực hiện.
_________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2016
 Tiếng Việt
 Tiết 9+10:VẦN CÓ ÂM CUỐI: /ƯA/ 82
(Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2/142) 
 _________________________________________ 
Toán
HAI MƯƠI. HAI CHỤC /107 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được số 20 gồm 2 chục. 
- Biết đọc, viết số 20
- Phân biệt sốchục, số đơn vị.
- Học sinh đại trà làm các bài: 1, 2, 3. 
 - GD học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- T: Các bó chục que tính .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 học sinh đọc các số 16, 17, 18 , 19
Số 19 đứng liền sau số nào ? Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- 19 có mấy chữ số ? là những chữ số nào ?
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2. Giới thiệu số 20 
- Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và gắn thêm 1 bó chục que tính nữa. Được tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV nói: hai mươi còn gọi là hai chục 
- Hướng dẫn viết bảng con: Viết chữ số 2 trước rồi viết chữ số 0 ở bên phải 2 
+ Lưu ý: Viết số 20 tương tự như viết số 10 
- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị 
- Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0 
 3. Luyện tập- Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS viết các số từ 0 đến 20, từ 20 đến 10 
- Giáo viên gọi 2 học sinh chữa bài trên bảng lớp 
- Nhận xét.
Bài 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. 
-VD: số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị 
 Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị 
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài 3: 
-Yêu cầu học sinh viết số vào mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó 
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết.
- Nhận xét. Cho cả lớp đọc lại tia số.
C. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài
- Học sinh làm theo và nói :
+ 1 chục que tính thêm 1 chục que tính là 2 chục que tính . 10 que tính thêm 10 que tính là hai mươi que tính 
- Hai mươi còn gọi là hai chục.
- Học sinh viết vào bảng con 
- HS nhắc lại. 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 
- Học sinh tự làm bài 
- 2 em lên bảng viết 
- Lắng nghe.
- Học sinh trả lời miệng 
- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
- Học sinh tự làm bài 
- 1 học sinh lên bảng viết.
___________________________________
Tự nhiên và xã hội
 Bài 18 : CUỘC SỐNG XUNG QUANH ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân thành phố.
- HS biết quan sát và nói được1số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân thành phố .
- Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
- GDHS biết yêu quý và giữ sạch cảnh quan xung quanh mình.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - T: Tranh minh họa SGK phóng to. 
 - H: VBT, bút màu.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Tên xã các em đang sống ?
- Quanh nơi em ở có những gì?
- Nhận xét
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2. Bài mới:
 *Hoạt động 1: Hoạt động nhóm :
 Cách tiến hành :
+ Bước 1: Hoạt động nhóm
 - HS nêu được: Dân ở đây hay bố mẹ các con làm nghề gì?
 - Bố mẹ nhà bạn hàng xóm làm nghề gì ?
 - Có giống nghề của bố mẹ em không?
+ Bước 2: Thảo luận chung
 - GV nêu yêu cầu câu hỏi như bước 1 và yêu cầu HS trả lời
 - GV nhận xét tuyên dương rút ra kết luận.
- Kết luận: Đặc trưng nghề nghiệp của bố mẹ các con là làm vườn, làm ruộng, trồng rẫy, buôn bán
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm ở SGK.
+ Bước 1:
 - Các con quan sát xem bức tranh vẽ gì ?
- Bức tranh trang 40/41 vẽ cuộc sống ở đâu? 
- So sánh cảnh nông thôn với cảnh thanh phố?
 - GV đưa 1 số tranh HS và GV đã sưu tầm cho HS quan sát.
- GV Kết luận: Cuộc sống xung quanh có nhiều cảnh vật, người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán..cần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Qua các bài hát, đặc điểm về văn hóa, ta cũng nhận ra được địa phương đó. Do đo, cần giữ gìn bản chất văn hóa dân tộc của từng địa phương góp phần làm giàu đẹp nước nhà. 
- Chuẩn bị: An toàn trên đường đi học.
 - Xã em đang sống là xã Liên Khê.
- Trả lời.
- Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận 
- HS nói cho nhau nghe nghề của bố mẹ
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Thành phố.
- HS so sánh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
____________________________________
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 19 - PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 20
__________________________________________________________________
 Kiểm tra, ngày tháng năm 2016.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 1_12243312.doc