Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 (sáng, chiều)

Tiết 2+3 Tập đọc – Kể chuyện

CHIẾC ÁO LEN

I.Yêu cầu cần đạt:

- TĐ

- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,)

-KC

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý (HSKG, kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan)

- Giáo dục HS: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau

- Học sinh khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện.

 

docx 57 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 (sáng, chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể mô tả vị trí của tim trong lồng ngực .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên trình bày. 
- Hai em nhắc lại.
- Lớp chia thành hai đội có số người bằng nhau lên thực hiện trò chơi tiếp sức: Lần lượt từng em trong mỗi đội lên bảng viết tên 1 bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi qua.
- Hai học sinh nêu nội dung bài học 
-Về nhà học bài và xem trước bài mới.
Tiết 4 	Mỹ thuật
	(GV chuyên)
Tiết 5 	Thể dục
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
I - Mục tiêu: 
- Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dồn dàng, dàn hàng. Yêu cầu thực hiện thuần thục động tác.
- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi: Tìm người chỉ huy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. Địa điểm – Phương tiện
Sân tập, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 5 - 7' 
- Cán sự tập hợp lớp báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- Chạy chậm một vòng quanh sân. 
2. Phần cơ bản: 20-22’
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. 
10 - 12'
- Cán sự lớp hô, các bạn tập 
- GV quan sát theo dõi, sửa sai 
- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 
Lần 1 
Lần 2 
- GV làm mẫu 
- HS tập - GV sửa động tác 
10 - 12' 
- Tổ trưởng điều khiển tập. 
- Thi đua giữa các tổ. 
- Trò chơi: Tìm ngươì chỉ huy 
5 - 7'
- GV nhắc tên trò chơi, luật chơi 
- Cả lớp cùng chơi. 
3. Phần kết thúc: 4' 
- Đi thường theo nhịp hát 
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tiết 1 	Tập đọc
QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ,nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các câu hỏi trong sgk.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. Hiểu ND bài thơ qua bài học tập đọc.
- GDKNS: Giáo dục HS yêu thương,hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài đọc ( SGK).
 	- Bảng phụ viết khổ thơ 2 để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ 
- HS lên đk lớp.
 -GV Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 - Bài thơ “Quạt cho bà ngủ”
 b) Luyện đọc 
- Đọc mẫu bài thơ (giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm).
-GV cho HS hoạt động nhóm 5.
+ Các nhóm hoạt động ( nhóm trưởng chỉ đạo các bạn)
+ đọc nối tiếp câu, tìm từ khó.
+ đọc khổ thơ.
+ đọc ngắt nghỉ đúng.
- GV cho hội đồng tự quản lên điều khiển lớp
 - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu trước lớp 
- GV Viết từ khó lên bảng : lặng, nằm im, lim dim, vẫy quạt 
-GV cho HS đọc ngắt nghỉ đúng. - khổ 1: 
Ơi \ chích chòe ơi ! \\
Chim đừng hót nữa,\
Bà em ốm rồi,\
Lặng \ cho bà ngủ.\\
-Các khổ còn lại tương tự như khổ 1.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong từng khổ thơ, (thiu thiu).
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Mời HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào ? 
+ Bà mơ thấy gì ?
+ Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?+ Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào? 
d) Học thuộc lòng bài thơ 
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài tại lớp theo phương pháp xoá dần bảng.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .
- Yêu cầu hai em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về học thuộc bài và xem trước bài mới.
- HS lên đk lớp.
- Gọi bạn lên đọc đoạn mà em chọn.
- Gọi học sinh lên bảng đọc nối tiếp kể lại 2 đoạn câu chuyện “ Chiếc áo len”.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS thực hiện.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm
- HS nhóm 5 và làm nhiệm vụ của nhóm mình.
- HĐTQ làm nhiệm vụ
+ cho các nhóm đọc nối tiếp N1 + N2+N6.
-HS tìm từ khó đọc: lặng, nằm im, lim dim, vẫy quạt 
- HS đọc đúng ngắt nghỉ của từng khổ thơ.
- khổ 1: 
Ơi \ chích chòe ơi ! \\
Chim đừng hót nữa,\
Bà em ốm rồi,\
Lặng \ cho bà ngủ.\\
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
(thiu thiu)
-HS đọc từng khổ trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ.
- Cảnh vật trong nhà rât yên tĩnh, ngấn nắng thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam hoa khế chín lặng. Chỉ có một chú chích chòe đang hót.
- Mơ tay cháu quạt hương thơm tới.
- Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ...
*Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà 
- HS học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên .
- 4 em đại diện 4 nhóm đọc 
- Thi đọc thuộc cả khổ thơ theo hình thức đọc tiếng đầu của khổ thơ.
- Thi đọc thuộc cả bài thơ.
 - 3 em nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “Người mẹ”.
Tiết 2	Toán
XEM ĐỒNG HỒ 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Học sinh biết xem giờ đồng hồ khi kim phút chỉ từ 1 đến 12. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Mặt đồng hồ bằng bìa . Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài). Đồng hồ điện tử .
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT3 cột b và BT4/ 12.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài mới
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu lại số giờ trong một ngày:
+ Một ngày có mấy giờ ? Bắt đầu tính từ mấy giờ và cuối cùng là mấy giờ ?
- Dùng đồng hồ bằng bìa GV đọc giờ yêu cầu HS quay kim đúng với số giờ GV đọc.
- Giới thiệu cho HS về các vạch chia phút.
- Giúp học sinh xem giờ, phút :
- Yêu cầu nhìn vào tranh vẽ đồng hồ trong khung bài học để nêu thời điểm.
+ Ở tranh thứ nhất kim ngắn chỉ vị trí nào? Kim dài chỉ ở vị trí nào? Vậy đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- Tương tự yêu cầu học sinh xác định giờ ở hai tranh tiếp theo.
+Muốn xem đồng hồ chính xác, em cần làm gì?
B) Thực hành, luyện tập.
Bài 1: 
 - Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 1 cá nhân.
- Gọi 1 bạn trình bày miệng trước lớp.
-Yêu cầu tự quan sát và tính giờ ở các ý còn lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
- Cho HS chia sẻ, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 2 :
 - học sinh đọc kỹ đề bài và làm bài cá nhân.
- Yêu cầu lớp cùng thực hiện trên mặt đồng hồ bằng bìa.
- GV đi quan sát các em còn chưa biết tính giờ.
- GV cho HS khác chia sẻ.
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, chốt.
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc kỹ yêu cầu bài toán và làm cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ điện tử.
- Giới thiệu về cách xem loại đồng hồ này.
- Yêu cầu cả lớp xem và trả lời những câu hỏi tương ứng.
- GV cho học sinh khác nhận xét, chia sẻ bài làm.
- Giáo viên chốt.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu các em quan sát và làm cá nhân bài 4.
- Gọi 2 HS đọc kết quả trước lớp.
- GV cho HS chia sẻ.
- Nhận xét bài làm của học sinh, chốt.
 3. Củng cố - Dặn dò 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà tập xem đồng hồ.
- Hai học sinh lên bảng bài .
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Một ngày có 24 giờ.Được tính bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- HS quan sát mô hình, rồi quay các kim tới các vị trí: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 5 giờ chiều (17 giờ), 8 giờ tối (20 giờ ).
- HS lắng nghe để nắm về cách tính phút .
- Lớp quan sát tranh trong phần bài học SGK để nêu:
- Kim ngắn chỉ quá vạch số 8 một ít kim dài chỉ đúng vào vạch ghi số 1 nên bây giờ là 8 giờ 5 phút .
- Tranh 2: 8 giờ 15 phút 
- Tranh 3: 8giờ rưỡi hay 8 giờ 30 phút 
- Cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút .
- HS àm cá nhân.
- HS trả lời miệng:
+ Nêu tên vị trí kim ngắn, kim dài.
+ Nêu giờ, phút tương ứng.
+ Trả lời câu hỏi BT: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-HS chia sẻ, nhận xét.
- HS làm bài cá nhân.
- HS thực hành quay kim đồng hồ để có các giờ: 7 giờ 5 phút; 6 rưỡi, 11 giờ 50 phút .
- Học sinh khác chia sẻ bài làm.
- HS làm cá nhân.
- Cả lớp quan sát hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ để trả lời miệng các câu hỏi của BT:
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chia sẻ bài làm.
- HS làm cá nhân
- 2HS nêu kết quả quan sát: Hai đồng hồ buổi chỉ cùng thời gian là: A - B; C - G; D – E.
- Cả lớp theo dõi, chia sẻ cho bạn.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài: học tập xem đồng hồ.
Tiết 3+4	Tiếng Anh
(GV chuyên)
Tiết 5 	Âm nhạc
(GV chuyên)
Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017
Tiết 1 	Toán 
XEM ĐỒNG HỒ( tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Đọc được theo 2 cách. Chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
- Biết làm dạng toán nhìn trong tranh và trả lời câu hỏi về bao nhiêu giờ qua hình ảnh trong bài tập.
II. Đồ dùng dạy học 
- Mặt đồng hồ bằng bìa, đồng hồ để bàn (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài), đồng hồ điện tử. 
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ 
- GV vặn kim đồng hồ, gọi HS đọc giờ - phút tương ứng.
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
- GV tổ chức cho học sinh cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách: 
- Vặn kim đồng hồ trên mô hình trùng với số giờ, phút ở hình vẽ SGK rồi gọi HS đọc.
+ Còn mấy phút nữa thì đến 9 giờ?
- Gọi HS đọc cách 2, GV sửa chữa.
- KL: Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Tương tự yêu cầu học sinh xác định giờ ở hai tranh tiếp theo.
 B,Thực hành: 
Bài 1: - Yêu cầu tự quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài cá nhân vào vở.
 -Yêu cầu HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ trong tranh rồi chữa bài trước lớp.
-HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- GV chốt, nhận xét cho HS.
Bài 2 
- HS dọc yêu cầu bài và làm bài cá nhân.
- Yêu cầu lớp thực hiện trên mặt đồng hồ bằng bìa.
- Yêu cầu vài em nêu nêu vị trí kim phút trong từng trường hợp tương ứng.
- GV cho HS chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 : Xem tranh trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ba.
- GV đi kiểm tra xem bạn nào yếu chưa làm được giúp đỡ các em.
- Nhận xét bài làm của học sinh và tuyên dương các nhóm 3 trả lời tốt.
Bài 3: HSKG
- Yêu cầu HS tự nối các giờ tương ứng vào VBT
3. Củng cố - Dặn dò.
-Nhận xét đánh giá tiết học 
- 3 HS đọc giờ, phút theo yêu cầu 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Lớp quan sát trên mô hình đồng hồ.
- 2 HS đọc: 8 giờ 35 phút.
- Còn thiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ.
- HS đọc cách 2: 9 giờ kém 25 phút.
- HS làm cá nhân.
-HS chia sẻ trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng 2 cách:
+ Tranh 2: 8 giờ 45 phút (9 giờ kém15 phút)
+ Tranh 3: 8 giờ 55 phút (9 giờ kém 5 phút).
- đổi vở chéo nhau kiểm tra.
- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1.
- Cả lớp tự làm bài.
- 4 em lần lượt trả lời, gọi bạn chia sẻ lớp nhận xét bổ sung.
- 2 em nêu đề bài.
- Lớp thực hành quay kim đồng hồ bằng bìa để có các giờ tưong ứng như.
a/ 3 giờ 15 phút; b/ 9 giờ kém 10 phút; c/ 4 giờ kém 5 phút.
- Cả lớp cùng thực hiện theo nhóm ba.
- Các nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến của các nhóm bạn. 
- Làm bài cá nhân vào vở 
- Đổi vở cho nhau kiểm tra bài
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà tập tiếp tục tập xem đồng hồ. 
Tiết 2	Luyện từ và câu
SO SÁNH – DẤU CHẤM 
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Tìm được hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1). 
- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh trong (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3). 
II. Đồ dùng dạy học :
- 4 băng giấy khổ to ghi sẵn mỗi ý nội dung bài tập 1, bảng phụ viết sẵn nội dung trong bài tập 3, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Chấmvở 1 số em, nhận xét.
2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: - Yêu cầu đọc thành tiếng bài tập.
- Yêu cầu làm bài theo theo cặp để hoàn chỉnh bài làm.
- Giáo viên dán lên bảng lớp 4 tờ giấy to 
- Yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm lên bảng chơi tiếp sức tìm từ so sánh .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
 Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- Mời HS lên bảng làm mẫu 1 câu.
- Yêu cầu cả lớp làm bài 
- Mời 4 H lên bảng gạch 1 gạch dưới những từ chỉ sự so sánh trong câu thơ.
- Giáo viên và lớp theo dõi nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng .
Bài 3 - Yêu cầu HS đọc BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Lưu ý học sinh đọc kĩ đoạn văn và chấm dấu chấm cho đúng.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
-Giáo viên theo dõi và nhận xét. 
3. Củng cố - Dặn dò 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
 - HS1 : làm bài tập 1.
 - HS 2: làm bài tập 2 .
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cả lớp đọc thầm bài tập và trao đổi theo cặp.
- 4 em đại diện 4 nhóm lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài.
 a/ Mắt hiền sáng tựa vì sao .....
-1 em đọc thành tiếng 
- 1 H làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào vở .
- 4 HS lên bảng lên bảng làm bài.
- (các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ là: Tựa – như – là – là ).
- Cả lớp đọc thầm bài tập 3. 
- Lớp thực hiện làm bài vào VBT.
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
- Đoạn văn có 4 câu cuối mỗi câu ghi dấu chấm. Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa 
- 2 HS nhắc lại những nội dung vừa học.
- Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
Tiết 3 	Chính tả
Tập chép : CHỊ EM 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng vần: ăc / oăc; BT3b.
- Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép bài thơ “ Chị em", Bảng lớp viết nội dung bài tập 2. 
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
- Mời học sinh lên bảng .
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn HS chép bài:
 * Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc bài bài thơ trên bảng phụ. 
- Yêu cầu HS đọc lại. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu nội dung bài thơ.
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào? 
- Yêu cầu HS nêu các tiếng khó và viết vào bảng con 
- Yêu cầu HS nhìn vào SGK chép bài vào vở 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh 
- Chấm, chữa bài.
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2 
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- Tổ chức cho HS thi làm bài trên bảng lớp.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3(b) 
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
- Gọi HS chữa bài trên bảng lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng: mở - bể - mũi 
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về học và làm bài xem trước bài mới .
- 3 em lên bảng viết các từ: thước kẻ, học vẽ,vẻ đẹp, thi đỗ. 
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi trong SGK .
- ...đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Chị trải chiếu, buông màn, quạt cho em ngủ, quét thềm, đuổi gà, ngủ cùng .
- Viết theo thể thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ).
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: hát ru, ngoan... 
- Cả lớp nhìn SGK và chép bài thơ vào vở. 
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp nhận xét. 
- Vần cần điền là: Ngắc ngứ, ngoắc tay, dấu ngoặc đơn .
- Cả lớp làm vào VBT.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. 
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai, xem lại các BT đã làm. 
Tiết 4	Tập viết
 ÔN CHỮ HOA B
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Bố Hạ bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu tục ngữ : 	Bầu ơi thơng lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Chữ mẫu 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
HS viết bảng con: Âu Lạc, Ăn quả
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1-2'
b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'
* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: B
- HS nhận xét độ cao, cấu tạo.
- GV hướng dẫn viết con chữ B - viết mẫu B - HS viết bảng con B.
 - GV đưa tiếp chữ H, T.
 - Nêu cấu tạo độ cao chữ H và T.
 - GV hướng dẫn viết từng con chữ - HS luyện viết bảng con H, T.
* Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa: Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, có giống cam ngon nổi tiếng.
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ.
 - GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Bố Hạ 
* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Bầu, bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên những người trong một nước phải thương yêu nhau
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong câu.
 - Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?
 - GV hướng dẫn viết chữ khó Bầu, Tuy.
 - HS viết bảng con: Bầu, Tuy.
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'
- Nêu yêu cầu vở tập viết - Quan sát vở mẫu
- HD tư thế ngồi viết - HS viết bài
d. Chấm, chữa: 5' (chấm 10 em)
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Nhận xét giờ học. 
Tiết 5 	Thủ công
	 Gấp con ếch
 I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách gấp con ếch.
	- Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình kĩ thụât.
	- Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được.
- Quy trình gấp con ếch bằng giấy có vẽ hình minh hoạ cho từng bước.
- Giấy màu, kéo, bút màu đen hoặc bút dạ sẫm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV kiểm tra giấy màu, kéo, của HS.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Gấp con ếch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho hs xem con ếch bằng giấy và hỏi: 
- Con ếch gồm có mấy phần?
Gv hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp và cắt tờ giấy hình vuông. Gọi 1 hs lên thực hiện vì các em đã học ở các bài trước.
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo H2 được hình tam giác H3. Gấp đôi H3 để lấy đường dâu giữa, sau đó mở ra.
- Gấp hai nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và đỉnh C trùng với đỉnh A như hình H4.
- Lồng hai ngón tay cái vào trong lòng H4 kéo sang hai bên được H5.
- Gấp hai nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phia trên H5 theo đường dấu gấp sao cho hai nửa cạnh đáy nằm sát đường dấu giữa H6.
- Gấp hai đỉnh của hình vuông trong H6 vào theo đường dấu gấp sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường giữa hình, được hai chân trước của con ếch H7.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch
- Lật H7 ra mặt sau được H8. Gấp hai cạnh bên của hình tam giác vào sao cho hai mép đường gấp trùng với hai mép nếp gấp của hai chân trước con ếch. Miết nhẹ theo hai đường gấp để lấy nếp gấp. Mở hai đường gấp ra được H9.
- Gấp hai cạnh bên của hình tam giác theo đường dấu gấp sao cho mép gấp hai cạnh bên nằm đúng đường nếp gấp như hình H9b.
- Lật H9b ra mặt sau được H10. Gấp phần cuối của H10 lên theo đường dấu gấp, miết nhẹ theo đường gấp được H11.
- Gấp đôi phần vừa gấp lên theo đường dấu gấp ở H11 được hai chân sau của con ếch như H12.
- Lật H12 lên dùng bút màu sẫm tô hai mắt của con ếch, được con ếch hoàn chỉnh.
Cách làm con ếch nhảy: 
Kéo hai chân trước của con ếch dựng đứng lên để đầu của con ếch hướng lên cao. Dùng ngón tay trỏ đặt vào ô ở giữa nếp gấp của phần cuối thân con ếch, miết nhẹ về phía sau rồi buông ra ngay. Con ếch sẽ nhảy về phía trước, mỗi lần miết như vậy, con ếch sẽ nhảy về phía trước một bước.
Gọi 1-2 hs lên bảng thực hiện lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát và nhận xét. GV uốn nắn những thao tác chưa đúng của HS.
Gv tổ chức cho HS tập gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
HS quan sát mẫu của GV
Con ếch gồm có 3 phần: đầu, thân và chân. Đầu có 2 mắt, nhọn dần về phía trước. Phần thân phình rộng về phía sau, hai chân trước và sau ở phía dưới thân.
1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi để nắm được cách gấp con ếch.
1-2 hs lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát và nhận xét.
Cả lớp tập gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
IV. Củng cố và dặn dò
Con ếch được làm bằng gì?
Nêu các bước thực hiện?
Làm như thế nào để con ếch có thể nhảy được?
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Tiết 1	Toán
 LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút)
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
- Biết so sánh để điền dấu đúng với bài làm số 4
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Đồng hồ, hình trong bài tập 1và 3.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
 - GV vặn kim đồng hồ, gọi HS đọc giờ - phút tương ứng.
2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn HS làm BT 
Bài 1: 
-GV cho HS làm cá nhân.
- Dùng mô hình đồng hồ vặn kim theo các giờ khác nhau và yêu cầu học sinh đọc.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV cho HS chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
- HS làm cá nhân.
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu yêu cầu bài.
- HDHS chưa làm được bài ở bên dưới.
-Cho HS chia sẻ.
-GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
GV cho HS làm cá nhân.
 - Yêu cầu HS đọc câu hỏi ở SGK, xem hình vẽ rồi trả lời miệng.
- Yêu cầu học sinh nêu trong hình 1 đã khoanh vào số phần nào?
- Nhận xét bài học sinh .
Bài 4: (HS KG)
- Gọi học sinh đọc đề 
- Yêu cầu lớp tự làm bài. Sau đó đổi vở chéo để kiểm tra
-Nhận xét bài làm của học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- HS trả lời
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-HS làm cá nhân vào vở.
- 3 em đứng tại chỗ nêu số giờ ở đồng hồ giáo viên vặn kim.
- HS chia sẻ,nhận xét.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- HS chữa bài, lớp theo dõi bổ sung. 
- HS chia sẻ, nhận xét. 
- HS làm cá nhân vào vở.
- HS đọc trình bày bài trước lớp.
- Hình 1 có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số cam.
- Hình B đã khoanh vào số bông hoa trong cả hai hì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an lop 3 tuan 3_12208317.docx