Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 7 - GV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Toán

BÀI 17: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ (tiết 2)

I. Mục tiêu

- Em biết vận dụng phép chia hết vào giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Sách hướng dẫn học

III. Hoạt động dạy học

B. Hoạt động thực hành

- Hoạt động 1, 2, 3, 4.

C. Hoạt đọng ứng dụng: học sinh về nhà hoàn thành.

* Câu hỏi trợ giúp

 HĐ 3: - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.

 - Hướng dẫn HS giải toán dựa vào tóm tắt:

+ Muốn đi tìm một phần ta làm thế nào? ( 20 : 4 )

+ 20 là gì? 4 là gì?

HĐ 4: - Cho HS một vài phép chia ( 9 : 3; 10 : 3 ; 11 : 3) để HS so sánh, rút ra được số dư lớn nhất của phép chia đó là 2.

GV rút ra kết luận: Số dư phải nhỏ hơn số chia.

 

doc 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 VNEN - Tuần 7 - GV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 12 tháng10 năm 2015
Chào cờ
Toán
BÀI 17: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Em biết vận dụng phép chia hết vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách hướng dẫn học
III. Hoạt động dạy học
B. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 1, 2, 3, 4.
C. Hoạt đọng ứng dụng: học sinh về nhà hoàn thành.
* Câu hỏi trợ giúp
 HĐ 3: - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
 - Hướng dẫn HS giải toán dựa vào tóm tắt: 
+ Muốn đi tìm một phần ta làm thế nào? ( 20 : 4 )
+ 20 là gì? 4 là gì?
HĐ 4: - Cho HS một vài phép chia ( 9 : 3; 10 : 3 ; 11 : 3) để HS so sánh, rút ra được số dư lớn nhất của phép chia đó là 2.
GV rút ra kết luận: Số dư phải nhỏ hơn số chia.
Tiếng Việt
BÀI 7A : VÌ SAO KHÔNG ĐƯỢC ĐÁ BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG? (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc và hiểu câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
A. Hoạt động cơ bản 
 - Hoạt động 1; 2; 3; 4; 5.
* Trợ giúp: 
- HĐ 3: Để học sinh nhớ và hiểu nghĩa các từ khó trong bài, giáo viên hướng dẫn HS:
+ Đọc kĩ các từ và lời giải nghĩa.
+ Tìm cụm từ, câu văn chứa các từ đó.
+ Dựa vào nghĩa các từ đó để nói cho nhau nghe nghĩa của cụm từ, câu.
Tiếng Việt
BÀI 7A : VÌ SAO KHÔNG ĐƯỢC ĐÁ BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG? (Tiết 2)
I. Mục tiêu
 - Đọc và hiểu câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường.
 - Nói về trò chơi mà em yêu thích.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
B. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 1, 2, 3, 4.
* Trợ giúp: 
- HĐ 2 : Để học sinh trả lời được đúng các câu hỏi, GV hướng dẫn học sinh đọc kĩ câu hỏi, sau đó đọc lại đoạn văn có nội dung liên quan để trả lời.
C. Hoạt động ứng dụng: HS về nhà hoàn thành
Tin học
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Việt
ÔN TẬP: PHÂN BIỆT CHÍNH TẢ TR/CH, SO SÁNH
I. Mục tiêu
- Luyện phân biệt các từ chứa tiếng có vần tr/ch.
- Luyện tập tìm các hình ảnh so sánh, các từ chỉ hoạt động. - Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng học tập
- Bài tập thực hành Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo Bài tập thực hành Tiếng Việt.
A. Hoạt động thực hành. 
- HS làm bài 1, 2, 3 tiết Chính tả trang 25-26.
- Hs làm bài 1 tiết Luyện từ và câu trang 26.
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2015
Toán
BÀI 18: BẢNG NHÂN 7 (tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Em học thuộc bảng nhân 7.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học
B. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động 1,2,3.
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Việt
BÀI 7B: TÔN TRỌNG TRẬT TỰ NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Kể lại câu chuyện Tận bóng dưới lòng đường. Củng cố từ chỉ hoạt động, trạng thái.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
A. Hoạt động cơ bản 
 - Hoạt động 1; 2; 3.
Lưu ý: HĐ 1
- Hỗ trợ: Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc kĩ lời gợi ý phía dưới. Sau đó lần lượt kể lại từng đoạn câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường.
 HĐ 3:
- Hiểu được thế nào là từ chỉ hoạt động, trạng thái: trả lời được câu hỏi làm sao?, thế nào?
Đám học trò làm sao? (HS tìm được là hoảng sợ bỏ chạy). Vậy hoảng sợ là từ chỉ trạng thái.
Quang thế nào? (HS tìm được là sợ tái cả người( Vậy sợ chính là từ chỉ trạng thái).
Tiếng Việt
BÀI 7B: TÔN TRỌNG TRẬT TỰ NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu
 - Củng cố cách viết chữ hoa E, Ê.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
A. Hoạt động cơ bản 
 - Hoạt động 4.
A. Hoạt động thực hành
 - Hoạt động 1, 2, 3.
Lưu ý: HĐ - Hỗ trợ : GV yêu cầu học sinh nhớ và đọc thuộc bảng chữ cái theo thứ tự. Gv có thể viết lên bảng chữ hoặc tên chữ từ chữ cái đầu tiên.
Tự nhiên xã hội
BÀI 6: CƠ QUAN THẦN KINH CỦA CHÚNG TA (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan thần kinh trên cơ thể, tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1,2,3.
* Hỗ trợ:
B. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động 1:
- Tình huống: Có thể có một số học sinh điền sai hoặc không điền được vào chỗ chấm theo yêu cầu của đề bài. 
- Biện pháp: 
+ GV cho học sinh quan sát thật kĩ mô hình.
+ GV giảng thêm về các bộ phận đó.
+ Cho học sinh suy nghĩ rồi điền vào chỗ chấm.
+ GV quan sát giúp đỡ những nhóm học sinh chưa điền được.
Toán
ÔN TẬP: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. Mục tiêu
- Củng cố phép chia hết và phép chia có dư, vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng học tập
Vở bài tập Toán 3
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo vở bài tập
A. Hoạt động thực hành. 
 - HS làm bài 1, 2, 3 trang 36- 37.
Thể dục
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
Toán
BÀI 18: BẢNG NHÂN 7 (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Vận dụng bảng nhân 7 vào thực hành tính và giải toán.
II. Đồ dùng học tập
- Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học
A. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 1,2,3,4.
* Hỗ trợ: 
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 4: 
- Tình huống: Có một số học sinh thực hiện sai có thể các em sẽ thực hiện phép cộng trước.
- Biện pháp: GV Hướng dẫn học sinh học quy tắc : Trong một biểu thức phép tính cộng trừ nhân chia thì ta phải thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
Âm nhạc
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Việt
BÀI 7B: TÔN TRỌNG TRẬT TỰ NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 3)
I. Mục tiêu
Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầ ch/tr hoặc từ ngữ có vần iên/iêng.
Nghe một đoạn văn
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
B. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 4, 5, 6.
Lưu ý: HĐ 6
a, Yêu cầu học sinh viết ra giấy
- Mình chòn, mình tròn( nhấn mạnh cho HS trong tiếng Việt không có chữ chòn viết bằng ch, mà chỉ có chữ tròn viết bằng tr)
- Chẳng bằng, trẳng bằng ( nhấn mạnh cho HS trong tiếng Việt không có từ trẳng viết bằng tr mà chỉ có từ chẳng viết bằng ch).
- trâu/châu
+ Với từ chỉ con vật như con trâu thì được viết bằng tr
+ Với tên người hoặc từ chỉ một vùng đất rộng lớn: châu, châu lục, năm châu được viết bằng ch.
C. Hoạt động ứng dụng: HS về nhà hoàn thành
Đạo đức
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
 HS hiểu: - Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ .
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình .
- HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II. Đồ dùng học tập
- VBT đạo đức. 
III. Các hoạt động dạy học
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Bài mới
*Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
*Hoạt động 2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất .
*Hoạt động 3: Đánh giá hành vi 
3. Củng cố, dặn dò
GV quan sát giúp đỡ HS.
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ? 
+ Em suy nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta. Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ? 
GV kết luận
GV quan sát giúp đỡ HS.
 GV kết luận – nhận xét
GV kết luận
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Ban VN làm việc
- NT điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu trong VBT.
- HS thảo luận, liên hệ
- NT điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu trong VBT.
- NT điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu trong VBT.
Tự nhiên xã hội
BÀI 6: CƠ QUAN THẦN KINH CỦA CHÚNG TA (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu được tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan thần kinh trên cơ thể, tranh vẽ hoặc mô hình.
- Nhận biết được vai trò của cơ quan thần kinh đối với hoạt động của cơ thể.
II. Đồ dùng học tập
- Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
B. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động 4,5,6.
C. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 1
* Hỗ trợ:
B. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động 5:
- Tình huống: Còn một số học sinh chưa trả lời được các câu hỏi ở phần b hoạt động 5.
- Biên pháp: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc kĩ phần đóng khung màu hồng trong sách hướng dẫn.
Tiếng Việt
ÔN TẬP: PHÂN BIỆT CHÍNH TẢ TR/CH, CÁC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI.
I. Mục tiêu
- Luyện phân biệt các từ chứa tiếng có vần tr/ch hoặc các từ chứa tiếng có vần en/eng.
- Luyện tập tìm các từ chỉ đặc điểm, các từ chỉ thái độ (trạng thái). - Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng học tập
- Bài tập thực hành Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo Bài tập thực hành Tiếng Việt.
A. Hoạt động thực hành. 
- HS làm bài 1, 2 tiết Chính tả trang 27.
- Hs làm bài 2, 3 tiết Luyện từ và câu trang 26-27.
	Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Việt
BÀI 7C: VÌ SAO MỌI NGƯỜI, MỌI VẬT BẬN MÀ VUI(Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc và hiểu bài thơ Bận. Thuộc một số câu thơ trong bài.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
A. Hoạt động cơ bản 
 - Hoạt động 1; 2; 3, 4; 5; 6.
Lưu ý: HĐ 6
GV đặt những câu hỏi:
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
- Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui.
+ Vậy bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui.
Toán
BÀI 19: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Em biết cách gấp một số lên nhiều lần.
II. Đồ dùng học tập
- Sách hướng dẫn học.
- 2 băng giấy.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động 1, 2, 3, 4, 5.
* Hỗ trợ:
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 2:
- Tình huống: Trong hoạt động này có một số học sinh không diền được vào chỗ chấm.
- Biện pháp:
+ Gv hướng đẫn học sinh quan sát kĩ hình vẽ trong sách hướng dẫn sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi.
+ Đoạn thẳng AB có mấy đoạn?
+ Đoạn thẳng CD có mấy đoạn?
- Cho học sinh thời gian suy nghĩ rồi tự điền vào sách hướng dẫn.
- GV đưa ra câu trả lời đúng.
Mĩ thuật
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ( Tiết 2)
I . Mục tiêu
- Sau bài học giúp HS có khả năng tự tin và thoải mái khi đi trên đường.
- GDKNS: Kĩ năng tự tin và biết được những hành vi tham gia giao thông an toàn.
- Giáo dục HS có ý thức tốt khi tham gia giao thông và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- VBT kỹ năng sống
- Biển xanh, đỏ, vàng làm đèn tín hiệu
III. Các hoạt động dạy học
Tên hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
B. Hoạt động thực hành
* Hoạt động 1: 
Trò chơi đóng vai
* Hoạt động 2: Ý kiến của em
*Hoạt động 3: Vui học an toàn giao thông.
3. Củng cố, dặn dò
GV phổ biến cách chơi
- Bốn em đứng ở 4 góc cầm biển xanh, đỏ, vàng làm đèn tín hiệu
- Các em còn lại đi bộ, đi xe đạp theo tín hiệu của đèn
- GV là người chỉ huy đèn.
- GV cho HS trả lời câu hỏi theo tín hiệu đèn giao thông trong các trường hợp 
+ Tín hiệu đèn màu đỏ có ý nghĩa như thế nào ?
+ Tín hiệu đèn màu xanh có hiệu lực gì?
+ Tín hiệu đèn màu vàng có nghĩa là gì?
- GV cho HS chơi trò chơi theo các tình huống
GV kết luận: Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ các em phải chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ 
- Em hãy cùng các bạn sưu tầm, hát và đọc thơ an toàn giao thông.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày bài thơ 
- GV cho lớp bình chọn nhóm đọc thơ hay, tốt nhất.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Ban VN làm việc
NT điều khiển nhóm thực hiện hoạt động theo sách HD
- Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ cấm đi.
+ Tín hiệu đèn xanh cho người đi bộ được đi.
+ Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, khi đèn bật sáng, các em phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
- HS chơi thử trò chơi 
- HS chơi trò chơi
NT điều khiển nhóm thực hiện hoạt động theo sách HD
Toán
ÔN TẬP: BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu
- Củng cố bảng nhân 7 và vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng học tập
Vở bài tập Toán 3
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo vở bài tập
A. Hoạt động thực hành. 
 - HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 38.
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP: CƠ QUAN THẦN KINH
I. Mục tiêu
Sau bài học, em:
Ôn lại tên các bộ phận của cơ quan thần kinh và vai trò của chúng.
II. Đồ dùng học tập	
 - Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy - học
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
B. Thực hành.
 Hoạt động 1: Hệ thống hoá lại kiến thức
Hoạt động 2: Trải nghiệm
C. Củng cố, dặn dò.
Nêu lại vị trí và tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên cơ thể
Nêu vai trò của các bộ phận đó.
Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động.
- Nhận xét, chốt.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ban Vn điều hành.
Các nhóm làm việc dưới sự điều hành của NT.
Đối chiếu kết quả với nhóm bạn.
Hs thực hiện lại hoạt động 2 trang 37 sách HDH.
	Thứ sáu 16 tháng 10 năm 2015
Toán
BÀI 19: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Em biết cách gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng học tập
- Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 1,2,3,4,5.
* Hỗ trợ:
B. Hoạt động thực hành
- Hoạt động 5:
- Tình huống: Trong lớp sẽ có một số học sinh làm sai có thể các em sẽ làm thực hiện hết bằng phép nhân hoặc thực hiện hết bằng phép cộng.
- Biện pháp: GV đưa ra hệ thống câu hỏi giúp các em khắc ghi kiến thức
+ Khi một đề toán nói gấp lên bao nhiêu lần thì chúng ta phải thực hiện phép tính nhân.
+ Còn khi đề toán nói hơn bao nhiêu đơn vị thì các em phải thực hiện phép tính cộng.
- GV hướng dẫn mẫu thật kĩ giúp học sinh hiểu bản chất của bài.
Tin học
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Tiếng Việt
BÀI 7C: VÌ SAO MỌI NGƯỜI, MỌI VẬT BẬN MÀ VUI (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Nhận biết hình ảnh so sánh.
Viết đúng từ ngữ có vần en/oen, vần iên/iêng hoặc từ ngữ mở đầu bằng ch/tr.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
B. Hoạt động thực hành. 
 - Hoạt động 1, 2, 3, 4, 5.
Lưu ý: HĐ 2
-Yêu cầu học sinh tìm sự vật được so sánh và từ so sánh
VD: Trẻ em như búp trên cành. (như là từ so sánh)
 SV1 SV2
-Vậy hình ảnh so sánh bao gồm cái gì?
-Bao gồm cả SV1, SV2 và từ so sánh.
-Tương tụ tìm cho cô các hình ảnh so sánh trong những câu thơ.(các hình ảnh trong những câu thơ là so sánh sự vật với con người).
Tiếng Việt
BÀI 7C: VÌ SAO MỌI NGƯỜI, MỌI VẬT BẬN MÀ VUI (Tiết 3)
I. Mục tiêu
 - Kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn.
II. Đồ dùng học tập
Sách hướng dẫn học.
III. Hoạt động dạy học: Tiến hành theo sách hướng dẫn học
B. Hoạt động thực hành. 
 - Hoạt động 6, 7, 8.
Lưu ý : HĐ 8
- HS sẽ bị nhầm kể thành học thuộc lại câu chuyện.
- GV yêu cầu HS kể theo trí nhớ nội dung của câu chuyện.
C. Hoạt động ứng dụng: HS về nhà hoàn thành
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Gấp, cắt, dán được bông 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng qui trình kĩ thuật.
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, 
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu hoa 5 cánh 
- Đồ dùng thủ công
- Tranh qui trình gấp , cắt, dán bông hoa 5 cánh 
III. Các hoạt động dạy học 
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ban VN làm việc
2. Bài mới
1. Hoạt động 1: GV
 hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu bông hoa 5 cánh 
- HS quan sát, trả lời.
- Các bông hoa có màusắc như thế nào?
- Màu sắc khác nhau.
- Các cánh của bông hoa giống nhau không ? 
- Có giống nhau 
- Khoảng cách giữa các cánh hoa ? 
- Khoảng cách đều nhau 
- Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để gấp, cắt hoa 5 cánh được không ? 
- HS nêu, liên hệ với các loài hoa trong thực tế.
2. Hoạt động 2:
GV hướng dẫn mẫu
- GV vừa nêu vừa thực hiện các bước như trong sách hướng dẫn
- HS quan sát, làm theo.
* Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thao tác gấp gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh như đã HD.
- HS thực hành.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương HS có bài làm đẹp 
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu 
	- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
 - Phương hướng tuần tới.	
II. Các hoạt động
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần
3. Tổ chức sinh nhật cho học sinh
- Theo dõi, quan sát.
- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
- CTHĐTQ nhận xét chung về tình hình của lớp. Khen ngợi những nhóm, cá nhân có thành tích tốt trong tuần:
- Nhóm: 
..
- Cá nhân: 
..
- Nhắc nhở những nhóm, cá nhân chưa tích cực:
- Nhóm: 
..
- Cá nhân: 
..
- Nhắc HS chú ý học tập, rèn luyện .
- Trưởng ban văn nghệ cho lớp sinh hoạt.
- Các nhóm kiểm điểm.
- Từng nhóm báo cáo.
- Đại diện ban Lao động, ban học tập lên báo cáo về tình hình lao động và học tập của lớp.
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn.
Thể dục
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 vnen.doc