Giáo án Lớp 3B - Tuần 12

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Luyện tập

I- Mục tiêu.

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số .

- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần . Bài tập cần làm:Bài 1 (cột 1,3,4), Bài 2, Bài 3, Bài 4, Bài 5

II- Các hoạt động dạy và học.

 

docx 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
Vậy khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?
2.3 Luyện tập - thực hành:
Bài 1:- Gọi 1 HS đọc lại đề bài
- GV lần lượt dán phần a, b, c lên bảng 
- Yêu cầu HS QS hình a và nêu số hình tròn màu xanh và số hình tròn màu trắng có trong hình này.
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm thế nào ?
- Vậy trong hình a, số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài nhận xét
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Thu7 bài nhận xét
- Chữa bài và nhận xét
- Hỏi chốt: Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
Bài 3:- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Chữa bài và nhận xét
Bài 4*:- GV dán hình lên bảng
- Yêu cầu HS nêu đó là hình gì ?
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của một hình rồi tự làm bài.
- GV chốt
3. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS làm bài trên bảng. Lớp nhận xét
- Nghe giới thiệu
- 1 HS đọc đề toán
- Đoạn thẳng AB = 6 cm, CD = 2cm
- AB = mấy lần CD?
- Đoạn thẳng AB gấp 3 lần đoạn thẳng CD.
- Chia đoạn thẳng AB thành các đoạn thẳng 2 cm.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia số bé.
- 1 HS đọc đề toán
- Hình a: Có 6 hình tròn màu xanh và 2 hình tròn màu trắng.
- Ta lấy số hình tròn màu xanh chia cho số hình tròn màu trắng.
- Số hình tròn màu xanh gấp số hình tròn màu trắng số lần là: 6 : 2 = 3 ( lần)
- Làm bài và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề toán
- Trong vườn có 5 cây cau và 20 cây cam. 
- Hỏi số cây cam gấp mấy lần số cây cau.
- Bài toán thuộc dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
- Lớp nhận xét
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- 1 HS đọc đề toán
- Hs trả lời
- Bài toán thuộc dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề toán
- hình vuông MNPQ ; tứ giác ABCD
- Muốn tính chu vi của một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- HS làm vào nháp, trả lời
- Lớp nhận xét
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Cảnh đẹp non sông
I- Mục tiêu. 
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát , thơ 7 chữ trong bài .
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài ). 
- GDBVMT: HS cảm nhận được nội dung bài và thấy được ý nghĩa : Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó. Từ đó, HS thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT.
II- Đồ dùng:Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bản đồ VN.
III- Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: GVgọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Nắng Phương Nam.
- Nhận xét và đánh giá.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn.
B. Dạy học bài mới:
1 Giới thiệu bài:Yêu cầu HS kể tên một số cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh của đất nước ta mà em biết.
- Cho HS tìm hiểu nội dung tranh sau đó GV giới thiệu bài: Mỗi miền trên đất nước Việt Nam ta lại có những cảnh đẹp riêng, đặc sắc. Bài TĐ hôm nay sẽ đưa các em tới thăm một số cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước ở khắp ba miền Bắc– Trung – Nam
2 Luyện đọc:
(Tiến hành tương tự các tiết trước)
- Từ khó đọc: Kì Lừa, tiếng chuông Trấn Vũ, nước biếc, sừng sững,
Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp thơ.
 Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/
 Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh
 - Thực hiện theo HD của GV
3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GVgọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Y/c HS đọc từng câu ca dao cho biết: Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó là vùng nào ? (GV chỉ định cho HS trả lời về từng câu ca dao)
- Ghi bảng từng địa danh có trong bài.
GV treo bản đồ VN chỉ các địa danh đó.
- GV chốt lại.
- Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc – Trung – Nam trên đất nước ta. 
- HS đọc lại toàn bài.
 Hỏi : Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?
- Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đến trong câu ca dao (xem ảnh, tranh minh hoạ). 
- GV chốt, nhấn mạnh về vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó.
- Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Câu 1 nói về Lạng Sơn; Câu 2 nói về Hà Nội, Câu 3 nói về Nghệ An, Câu 4 nói về Huế, Đà Nẵng, Câu 5 nói về Thành Phố Hồ Chí Minh; Câu 6 nói về Đồng Tháp Mười.
-HS theo dõi để biết các địa danh.
- HS nói về cảnh đẹp trong từng câu ca dao theo ý hiểu của mình.
- Nghe
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời: Cha ông ta muôn đời nay đã ra sức bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cho non sông ta, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
4 Học thuộc lòng
- GV đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Tuyên dương những HS đã thuộc lòng bài.
- Tự học thuộc lòng
- Mỗi HS chọn đọc thuộc lòng một câu ca dao em thích nhất trong bài.
- HS thi đọc thuộc lòng.
C. Củng cố - dặn dò: - Sau khi đọc các câu ca dao trên, em có nhận xét, suy nghĩ gì về đất nước ta?
- Nhận xét tiết học
- Dặn: HS thuộc lòng bài tập đọc, sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình.
- Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, thêm tự hào về quê hương đất nước
--------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Một số hoạt động ở trường
I- Mục tiêu: Sau bài học:
+ Nêu được các hoạt động của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi , văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
+ Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
+ GDKNS: - Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn còn
Gặp khó khăn trong học tập.
 - Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II- Đồ dùng dạy học: Các hình SGK trang 46,47 (HĐ 1),4 Phiếu học tập (HĐ2)
III- Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Mở đầu
+ Kiểm tra bài cũ.
- Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét bài h/s.
+ Giới thiệu bài: Khi ở trường các em thợc hiện những hoạt động nào...Một số hoạt động khi ở trường.
Hoạt động 2. Kể tên một số hoạt động diễn ra trong giờ học?
Cách tiến hành
- Kể tên một số hoạt động diễn ra trong giờ học?
- Hình 1 thể hiện hoạt động gì?
- Hình 2 thể hiện hoạt động gì?
- Hình 3 thể hiện hoạt động gì?
- Hình 4 thể hiện hoạt động gì?
- Hình 5 thể hiện hoạt động gì?
- Hình 6 thể hiện hoạt động gì?
* Kết luận: trong giờ học các em được tham gia nhiều hoạt động khác nhau....
Hoạt động 3: Làm việc theo tổ học tập.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu.
? Công việc chính HS làm ở trường là gì? 
? Kể tên môn học em được học ở trường?
Hoạt động cuối.
+ Củng cố:
- Liên hệ tình hình học tập của lớp.
+Dặn dò: Về nhà xem lại bài
- 1HS lên nêu, nhận xét
- Vài em nêu lại
-HS kể nhóm đôi, sau đó kể trước lớp..
Nhận xét, nhắc lại.
- QS cây hoa trong giờ TNXH.
- Kể chuyện theo tranh trong giờ Tiếng Việt.
- Thảo luận nhóm trong giờ đạo đức.
- Trình bày sản phẩm trong giờ thủ công.
- Làm việc cá nhân trong giờ Toán.
- Tập thể dục
 - thảo luận nhóm. Báo cáo KQ
- Công việc chính của HS ở trường là học.
- HS được học các môn: toán, tiếng việt, TNXH, Thể dục, tiếng Anh,đạo đức, nghệ thuật. HĐNGLL.
- HS liên hệ với tình hình học tập ở lớp mình.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn 
I .Mục tiêu: HS làm được các bài tập về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 57 ,số 1,2,3,4 trang 46,47 ở vở thực hành toán 3
Yêu cầu HS làm bài-gọi HS lên bảng làm-nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 19 tháng 11 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục:
Động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân-TC: Kết bạn
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
- Chơi trò chơi : Kết bạn. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi được trò chơi.
II. Điạ điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : còi, kẻ vạch cho trò chơi Kết bạn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : chẵn lẻ
- GV hô chẵn
- GV hô lẻ
- Em nào lẻ ra phải lò cò xung quanh lớp
2. Phần cơ bản
+ Ôn 6 động tác vươn thơ, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- GV đi đến từng tổ QS nhắc nhở sửa chữa động tác sai cho HS
-Cho các tổ thi đua tập 6 động tác đã học.
- GV chọn 5, 6 em tập đúng, đẹp lên biểu diễn trước lớp
GV uốn nắn,sửa động tác cho HS .
-GV nhận xét. 
+ Chơi trò chơi : Kết bạn
- GV điều khiển trò chơi
- Những em bị lẻ 3 lần sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp 2 vòng, vừa nhảy vừa hát ::nhảy lò cò
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
+Tập hơp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp
- Chạy chậm thành vòng tròn rộng xung quanh sân
- Cả lớp đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 cánh tay
- Từng đôi chạy lại nắm tay nhau
- 3, 5 hoặc 7 em chạy lại nắm tay nhau
+ HS ôn luyện đội hình 2 - 4 hàng ngang
- Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học
- Thi đua giữa các tổ tập 6 động tác thể dục đã học
-HS theo dõi 
- HS chơi trò chơi
+ Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang.
+ Tập một số động tác hồi tĩnh
- Vỗ tay theo nhịp và hát
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Cho HS phân tích đề: Cho biết gì? Hỏi gì?
- GV thu 1 số em nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài làm
- GV chốt bài 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm
 -GV nhận xét đánh giá.
- GV chốt bài 
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Hỏi gì? 
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV thu vở 1 số em nhận xét.
- GV chốt bài 
Bài 4:Yêu cầu HS đọc nội dung của cột đầu tiên trên bảng.
- Nêu y/c từng cột?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- 5 HS nối tiếp nhau lên bảng làm
- GV nhận xét đánh giá.
- Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào ?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
3. Củng cố - dặn dò:Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài.
- Nhận xét tiết học.
- Nghe giới thiệu
-1 HS đọc đề bài
- HS nêu, làm vào vở 
a. Sợi dây 18m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 ( lần )
b. Bao gạo 35 kg cân nặng gấp bao 5 kg số lần là: 35 : 5 = 7 ( lần )
- Lớp nhận xét
- HS nêu
-1 HS đọc đề bài
- Có 4 con trâu và 20 con bò. 
- Hỏi số con bò gấp mấy lần số con trâu ?
- HS nêu
- Cả lớp làm bài vào vở.1 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
-1 HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS nêu
- HS nêu
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
- Chữa bài, nhận xét
-1 HS đọc
- HS nêu
- Làm bài vào VBT
- HS nối tiếp nhau chữa bài
- Lớp nhận xét
- Ta lấy số lớn trừ đi số bé
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
---------------------------------------
Tiết 3: Âm nhạc: Học hát bài: Con chim non
I. Yêu cầu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát..
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng
- Hát thuần thục bài Con chim non.
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp 3:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Học hát: Con chim non
1. giới thiệu bài hát:
Bài hát Con chim non là bài dân ca Pháp có nét nhạc uyển chuyển, mềm mại. Bài hát miêu tả tiếng chim hót say sưa và thiết tha trong buổi sáng. Tiếng chim yêu đời nhắn nhủ chúng ta biết yêu quý cuộc sống, biết bảo vệ các loài vật 
2. Nghe bài hát:
HS nghe bài hát do GV trình bày.
3. Đọc lời ca:
Cho HS đọc lời ca trên bảng
GV gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 2 - 3 lần.
GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu.
HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca. HS đọc lời theo tiết tấu lời ca.
4. Luyện thanh: 1- 2 phút
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu câu một, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong 4 câu , cho hát nối với nhau.
GV nhắc HS lấy hơi trước khi hát từng câu.
GV chỉ định 1 –2 HS hát lại bốn câu này.
Tiến hành dạy bốn câu còn lại theo cách tương tự.
6. Hát đầy đủ cả bài.
- Hát cả bài hai lần, vừa hát vừa gõ phách, sau đó mỗi tổ trình bày một lần.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp GV H/dẫn 
- Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: GV hướng dẫn 
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
8.Tập hát lĩnh xướng: Một HS hát 4 câu đầu, cả lớp hát 4 câu tiếp theo.
IV Tổng kết- Dặn dò
HS lên trình bày bài hát
Dặn dò HS về học bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1 ,2 em đọc lời ca
HS gõ lại tiết tấu
HS đọc lời và gõ tiết tấu
HS luyện thanh
HS tập hát
HS thực hiện
HS hát, tập lấy hơi
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát và gõ đệm
HS hát và vận động
HS thực hiện
HS tham gia
Trình bày theo tổ
HS ghi nhớ
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
 I.Mục tiêu: HS thành thạo về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé,biết so sánh số lớn hơn số bé 
mấy đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 58 , trang 47 vở bài tập thực hành Toán 3.
Yêu cầu HS làm bài-
Gọi HS lên bảng làm bài –nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 20 tháng 11 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
( Dạy vào chiều thứ 4/19/11/2014)
Tiết 1: Thể dục: 
Động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy
 của bài thể dục phát triển chung
TC: Ném trúng đích
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
- Bước đầu biết thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung..
- Chơi trò chơi " Ném trúng đích ". Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : còi, kẻ vạch cho trò chơi " Ném trúng đích "
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Chẵn lẻ
- Em nào bị thừa sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh vòng tròn
2. Phần cơ bản
+ Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- GV đến từng tổ QS, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS
- GV điều khiển lớp-cho các tổ thi đua tập.
+ Học động tác nhảy
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác
- GV hô
- GV QS sửa động tác sai cho HS
+ Chơi trò chơi : Ném trúng đích
- GV HD qua cách chơi
- GV nhắc nhở các em bảo đảm kỉ luật an toàn tập luyện
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung giờ học –Dặn Ôn tập bài TD.
+ Tập hơp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
+ Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân
- HS chơi trò chơi
+ Các tổ tập luyện theo đội hình 2 - 4 hàng ngang-Do tổ trưởng chỉ huy.
- HS thi đua giữa các tổ tập 6 động tác.
- HS tập theo nhịp 
- HS chơi trò chơi
-Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang.
+ Tập một số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay và hát.
-HS nghe.
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Bảng chia 8
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán ( có một phép chia 8 ). Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3), Bài 2 (cột 1,2,3), Bài 3, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học;- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
- Nhận xét và đánh giá.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 8 để thành lập bảng chia 8 và làm các bài luyện tập trong bảng chia 8.
2. Lập bảng chia 8:
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy 1 được mấy ?
- Hãy viết phép tương ứng với “ 8 được lấy 1 lần bằng 8”.
- Lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có tám 8 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- Hãy nêu phép tính để tìm số nhóm?
- Vậy 8 chia 8 được mấy ?
- Viết lên bảng 8 : 8 =1 và yêu cầu HS đọc phép nhân và phép chia vừa lập được.
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa 
có 8 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao 
nhiêu chấm tròn ?
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa.
- Tại sao em lại lập được phép tính này
- Lấy 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? 
- Hãy lập phép tính để tìm số nhóm?
- Vậy 16 chia 8 bằng mấy ?
- Viết lên bảng phép tính 16 : 8 = 2 lên bảng, sau đó cho HS cả lớp đọc hai phép tính nhân, chia vừa lập được.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
- Y/c HS dựa vào cách phân tích trên xây dựng bảng chia 8
3. Học thuộc lòng bảng chia 8
- Yêu cầu cả lớp đọc cá nhân ,đồng thanh bảng chia 8 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau của các phép tính trong bảng chia 8.
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 8?
- Có nhận xét gì về kết quả của phép chia trong bảng chia 8?
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng chia 8, lưu ý HS ghi nhớ các đặc điểm đó phân tích trong bảng chia này để học thuộc cho nhanh.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bảng chia 8.
- Yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng bảng chia 8.
4. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ, tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét bài của HS
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 Hỏi: Khi đã biết 8 x 5 = 40, có thể ghi ngay kết quả của 40 : 8 = 5 và 40 : 5 được không ? Vì sao ? 
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV chốt
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- GV thu 5 vở nhận xét. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Nhận xét bài của HS
- Y/c HS so sánh 2 bài toán, 2 bài giải 3, 4
- GV chốt
C. Củng cố - dặn dò:
- Gọi 1 vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 8.
 Dặn dò: HS về nhà học thuộc lòng bảng chia 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của các bạn.
- 8 lấy 1 lần bằng 8
- Viết phép tính: 8 x 1 =8
- 8 chấm tròn chia theo các nhóm,mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được 1 nhóm.
-8 : 8 = 1( nhóm)
- Phép tính: 8 : 8 = 1 
- Đọc:+ 8 nhân 1 bằng 8
+ 8 chia 8 bằng 1
- Mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, vậy 2 tấm 
bìa như thế có 16 chấm tròn.
- Phép tính : 8 x 2 = 16
- Ví mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 8 được lấy 2 lần, nghĩa là 8 x 2.
-16 chấm tròn chia thành các nhóm,mỗi 
Nhóm có 8 chấm tròn thì được 2 nhóm.
-16 : 8 = 2 (nhóm)
- Vậy: 16 : 8 = 2 
- Đọc phép tính:
+ 8 nhân 2 bằng 16
+16 chia 8 bằng 2
- Lập bảng chia 8
- lớp nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh bảng chia 8
- Các phép chia trong bảng chia 8 đều có dạng một số chia cho 8.
- Đọc dãy các số bị chia 8, 16, 24, 32,.và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 8, bắt đầu từ 8.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2,  3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Tự học thuộc lòng bảng chia
- Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.
- Cả lớp đọc
- 1 em đọc yêu cầu bài
- Tính nhẩm
- Làm bài vào VBT, sau đó HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu bài
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS dưới lớp nhận xét
- Khi đã biết 8 x 5 = 40 có thể ghi ngay 
40 : 8 = 5 và 40 : 5 = 8, vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- HS giải thích tương tự
- Lớp nhận xét bổ sung
- 1 em đọc yêu cầu bài
- Bài toán cho biết có 32m vải được cắt thành 8 mảnh bằng nhau.
- Hỏi mỗi mảnh vải dài bao nhiêu m ?
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét bổ sung 
- 1 em đọc yêu cầu bài
- có 32m vải được cắt thành các mảnh bằng nhau, mỗi mảnh dài 8m
- Hỏi cắt được mấy mảnh vải?
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét bổ sung 
- HS so sánh
- Học sinh xung phong đọc bảng chia.
 -----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát , thể song thất .
- Làm đú

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 12.docx