Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 10 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 10:

Tiết 2: Chính tả (Tiết 10)

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. KT: HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa.

- Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.

2. KN: HS có kĩ năng nghe viết chính xác. Trình bày bài khoa học, sạch sẽ.

3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài. Luôn biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 10 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
 Ngày soạn: 16/10/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 17/10/2016.
Tiết 2: Chính tả (Tiết 10) 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa.
- Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
2. KN: HS có kĩ năng nghe viết chính xác. Trình bày bài khoa học, sạch sẽ. 
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài. Luôn biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 
2. Hướng dẫn nghe viết.
3. HD làm BT: Bài 2: Thảo luận nhóm đôi
Bài 3: Hoạt động nhóm.
C. Củng cố- Dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”. HS trả lời câu câu hỏi ở các bông hoa.
- GT bài, ghi đầu bài lên bảng.
- GV đọc bài: Lời hứa
- Cho HS đọc thầm bài 
+ Chú ý từ khó: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
- Lưu ý cách trình bày bài cho HS nhớ
- Đọc bài cho HS nghe, viết bài vào vở.
- Giúp HS viết đúng mẫu chữ
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
- Chấm, đánh giá 5-7 bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- YC thảo luận cặp đôi, phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, bổ sung:
a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn
b) Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
c) Các dấu ngoặc kép ... hay của em bé.
d) Không được. Trong mẩu chuyện trên ... gạch ngang đầu dòng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HD và cho HS làm bài tập vào phiếu
- Cho các nhóm lên trình bày bài 
- NX và bổ sung
- Kết luận lời giải đúng:
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
Tên người, tên địa lý Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu cua mỗi tiếng tạo thành tên đó
- Hồ Chí Minh
- Điện Biên Phủ ...
Tên người, tên địa lý nước ngoài
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó....
Lu-i Pa-xtơ
Tuốc-ghê-nhép
Luân đôn...
- Cho HS đọc lời giải đúng
*Vận dụng: Về nhà các em ôn lại các bài tập đọc đã học và luyện tập đọc cho diễn cảm các bài học đó. Luện viết các từ ngữ dễ sai lỗi chnhs tả; Chuẩn bị bài giờ sau: “Ôn tập - Tiết 3”
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe
- Nghe
- Đọc thầm 
- Viết bảng con.
 - Viết bài vào vở
- Đổi bài KT chéo
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận, trả lời. 
- Nghe.
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào phiếu
- Đại diện, trình bày
- Nghe, chữa bài.
- BHT nêu các câu hỏi cho các bạn chia sẻ nội dung bài ÔT
Tiết 3: Ôn Tiếng Việt - Luyện viết (Tiết 5)
CHỢ TÌNH KHÂU VAI.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Chợ tình Khâu Vai”
2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp.
 - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. 
II. Đồ dùng dạy và học: 
- GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
2. HDHS viết bài, viết đúng.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy cho biết công viên địa chất toàn cầu cao nguyên ở huyện nào của tỉnh ta?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn bài viết
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? 
+ Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi?
+ Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi?
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm bài, nhận xét
*Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, các nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Giang.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài viết.
- Trả lời nối tiếp.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
- HS chép bài viết vào vở.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn:17/10/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 18/102016.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 10)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. Mục tiêu:
1. KT: Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải nghĩa từ và đặt câu. Làm đúng các bài tập.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và ôn bài. Vận dụng vào thực tế nói, viết hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Làm bài tập Bài 1: Hoạt động nhóm.
 Bài 2: Làm bài cá nhân.
 Bài 3: Hoạt động nhóm.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”. HS trả lời câu câu hỏi ở các bông hoa.
- GT bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và thảo luận cách làm bài 
- HD cho HS đọc, xem lại các bài mở rộng vốn từ
- Ghi những từ ngữ đã học theo từng chủ điểm
+ Nhân hậu - Đoàn kết (T2 - T3)
+ Trung thực - Tự trọng ( T5 - T6)
+ Ước mơ (T9)
- YC các nhóm hoạt động tìm từ của các chủ điểm
- YC đại diện nhóm trình bày
- NX và bổ sung, KL, tuyên dương nhóm làm bài tốt:
+ Thương người, nhân hậu, nhân ái...
+ Trung thực, trung thành...
+ Ước mơ, ước muốn...
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS suy nghĩ và tìm nêu được một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học. 
- Trình bày kết quả.
- NX, đánh giá:
+ Ở hiền gặp lành 
 Lành như đất,...
+ Thẳng như ruột ngựa
 Đói cho sạch, rách cho thơm...
+ Cầu được ước thấy
 Ước của trái mùa...
- Cho HS đặt một số câu với các thành ngữ tục ngữ: VD: Bạn Nam lớp em tính thẳng như ruột ngựa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HD và cho HS thảo luận làm bài 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả 
- NX và chữa bài:
a) Tác dụng của dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhận vật ...
VD: Bố tôi hỏi:
- Hôm nay con được điểm mấy?
b) Tác dụng của dấu ngoặc kép: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến,...
 VD: Bố thường gọi tôi là "cục cưng" của bố
- Nhận xét chung tiết học
*Vận dụng: Về nhà các em sưu tầm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề và học cho thuộc.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe
- Nêu yêu cầu bài.
 - Đọc SGK.
- Nêu tên 3 chủ điểm đã học.
- Theo luận nhóm.
 - Đại diện trình bày
- Nghe.
 - Đọc yêu cầu 
- Suy nghĩ, tìm.
 - Trình bày nối tiếp.
- Nghe.
- Nêu ví dụ.
- Đọc yêu cầu. 
- thảo luận làm bài.
- Đại diện trình bày.
- Nghe.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 10)
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết1)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét, thảo luận và thực hành đúng các thao tác. Rèn cho đôi tay khéo léo.
3. GD: Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III. Hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 
2. Các HĐ: HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
 HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Bắn tên”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy nêu các loại đồ dùng dùng để: cắt, khâu, thêu?”
- GT bài, ghi đầu bài lên bảng.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 - GV cho HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
+ Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
- Cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
* Lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải (HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
- GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 
*Vận dụng: Về nhà các xem lại qui trình thực hiện, tập thực hành thêm ở nhà, có thể nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong gai đình em.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe
- Quan sát và trả lời.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
 - Quan sát và trả lời.
- NX, bổ sung.
- HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
- Thực hiện thao tác - Nghe.
- Nghe.
- HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- HS lắng nghe.
 - Thực hiện
 - Cả lớp nhận xét.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn: 18/10/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 19/10/2016.
Tiết 1: Địa lý (Tiết 10) 
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
1. KT: Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sx của con người
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, thảo luận nhóm, nêu nhận xét và trình bày ý kiến ngắn gọn.
3. GD: GD cho HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí VN
- Tranh ảnh 
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 
1. GT bài: 
2. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
3. Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát.
 4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?”
- GT bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK và yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào (Cao nguyên Lâm viên)
+ Đà Lạt có độ cao khoảng bao nhiêu mét? (Khoảng 1500 m)
+ Đà Lạt có khí hậu như thế nào? (Mát mẻ)
- Quan sát hình 1, 2 (Trang 94)
- Mô tả 1 cảnh đẹp ở Đà Lạt.
- Chia nhóm và cho HS thảo luận theo nội dung câu hỏi sau:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát? (Không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp)
+ Có những công trình nào phục vụ cho việc này (Khách sạn, sân gôn, biệt thự...)
+ Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt?
(Lam Sơn, Công Đoàn, Palace...)
- Cho HS trình bày, NX, bổ sung và KL:
Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp. Không khí trong lành mát mẻ,...
- YC HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên 1 số loài hoa, quả, rau xanh ở Đà Lạt (lan, cẩm tú cầu, hồng, mi-mô-da. Rau: bắp cải, súp lơ, cà chua... Quả: dâu tây, đào...)
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh (Đà Lạt có nhiều loại rau, quả...)
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại như vậy? (Do địa hình cao-> khí hậu mát mẻ, trong lành)
+ Hoa, rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào? (Tiêu thụ ở thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài)
- NX và chốt nội dung
- Cho HS đọc mục ghi nhớ
- NX chung giờ học
*Vận dụng: Về nhà các sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về thành phố Đà Lạt.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- Đọc bài SGK
 - Trả lời nối tiếp các câu hỏi.
- NX, bổ sung.
- Quan sát hình
- Nêu
- Vào vị trí nhóm.
- Thảo luận câu hỏi.
- Trả lời.
- NX, bổ sung.
 - Quan sát hình.
 - Thảo luận câu hỏi.
- Trả lời.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
- Đọc 
- Nghe
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Đạo đức (Tiết 10)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
1. KT: Hiểu được: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. Cách tiết kiệm thời giờ.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng tư duy, luyện tập thực hành, tổng hợp, vận dụng vào làm đúng các bài tập.
3. GD: HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ 1 cách tiết kiệm trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá; Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả; Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày; Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Thẻ màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động. 
B. Bài mới: 1. GT bài.
2. Các HĐ : HĐ1: Làm việc cá nhân.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi
HĐ3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
C. Củng cố- Dặn dò.
- Trò chơi: “Hái hoa” HS thua trò chơi trả lời các câu hỏi ở các bông hoa. 
- Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và HD HS làm bài tập 1
- Gọi HS trình bày
- NX và kết luận:
+ Việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ
+ Việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
- GV nhận xét và giảng liên hệ
- YC HS trao đổi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- Cho HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi những HS biết sử dụng đúng thời giờ. Nhắc nhở HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
- HD và cho các nhóm trình bày giới thiệu tranh ảnh, các bài ca dao, tục ngữ,...
- GV khen ngợi những em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay
- Kết luận chung:
- Thời giờ là quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích 1 cách hợp lý có hiệu quả
- Nhận xét chung giờ học
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS.
*Vận dụng: Về nhà các em hãy lập thời gian biểu hàng ngày cho mình và liên hệ việc sử dụng thời giờ
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Nêu yêu cầu BT. - Trao đổi các ý kiến
- HS trình bày.
- Nghe.
 - Nghe.
- HS trao đổi và trình bày trước lớp ý kiến của mình
- HS trình bày
- Nghe.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ,... vừa trình bày.
- Nghe
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10.doc