Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Buổi chiều

MĨ THUẬT

VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.

I.MỤC TIÊU: - Hiểu cách trang trí hình tròn.

 - Biết cách trang trí hình tròn.

 - Trang trí được hình tròn đơn giản.

 - HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết trang trí cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

- Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Sách giáo khoa, sách giáo viên,

 - Một số đồ vật đ¬ược trang trí có dạng hình tròn: Cái đĩa, khay tròn,

 - Hình gợi ý cách vẽ.- Bài vẽ của học sinh năm trư¬ớc.

 HS : - Sách giáo khoa.

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ2(5'): Quan sát nhận xét

 - Giới thiệu một số đồ vật để học sinh quan sát và thấy đ¬ược vẻ đẹp của nó.

 - Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK để tìm hiểu về:

 + Bố cục

 +Vị trí các hình mảng chính phụ

 + Những hoạ tiết thư¬ờng được sử dụng

 + Cách vẽ màu ( HS kể, 1 số em nhắc lại)

 - Giáo viên bổ sung

 

doc 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2016
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
I.MỤC TIÊU: - Hiểu cách trang trí hình tròn.
 - Biết cách trang trí hình tròn.
 - Trang trí được hình tròn đơn giản.
 - HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết trang trí cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
- Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, 
 - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: Cái đĩa, khay tròn,
 	 - Hình gợi ý cách vẽ.- Bài vẽ của học sinh năm trước.
 HS : - Sách giáo khoa.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(5'): Quan sát nhận xét
 - Giới thiệu một số đồ vật để học sinh quan sát và thấy được vẻ đẹp của nó.
 - Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK để tìm hiểu về: 
 + Bố cục
 +Vị trí các hình mảng chính phụ
 + Những hoạ tiết thường được sử dụng
 + Cách vẽ màu ( HS kể, 1 số em nhắc lại)
 - Giáo viên bổ sung 
HĐ3(5'): Cách trang trí hình tròn 
 - Khi hướng dẫn cách trang trí, Giáo viên có thể làm theo từng bước: 
 + Vẽ hình tròn và kẻ đường trục
 + Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hoà 
 + Tìm hoạ tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp
 + Tìm và vẽ màu theo ý thích 
 - HS nhắc lại các bước trang trí hình tròn. 
HĐ4(18'): Thực hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài của học sinh năm trước.
 - GV nêu yêu cầu bài học 
 - Quan sát và hướng dẫn bổ sung để HS hoàn thành bài tại lớp 
HĐ5(4'): Nhận xét đánh giá:
- Chọn một số bài cần đánh giá
N - Học sinh đánh giá, nhận xét theo cảm nhận riêng về:Bố cục, Hình mảng, màusắc.
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung đánh giá.
 HĐ6(1'): Dặn dò : - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp
 Chiều Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2015
TOÁN
TH: ÔN TẬP RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU: Giúp hs: 
 - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản.(trường hợp đơn giản) 
- Vận dụng việc rút gọn phân số vào việc làm tính và giải toán để học tốt các tiết sau.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1 HS lên bảng nêu tính chất cơ bản của phân số. 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ4(18'): Luyện tập, thực hành 
 Bài 1: Rèn luyện k/n rút gọn phân số(Dạy theo Vnen.)
- 1HS đọc thầm đề bài, sau đó tự làm cá nhân vào VBT, GV xuống lớp giúp đỡ HS làm bài, chấm bài, nhận xét chung. 
+KL : Củng cố cách rút gọn phân số. (GV nêu câu hỏi để HS nêu cách rút gọn phân số.)
 Bài 2: Rèn luyện k/n rút gọn phân số, nhận biết phân số bằng nhau.
- HS đọc đề bài, GV yêu cầu thảo luận nhóm, trình bày vào bảng nhóm, tổ chức nhận xét.
- 1HS hỏi: Vì sao bạn biết phân số đã khoanh là phân số bằng phân số 2/3?
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số em đã vận dụng để làm bài tập này.
Bài 2a: Luyện k/n xác định phân số tối giản và rút gọn phân số
- HS đọc đề bài, GV yêu cầu thảo luận nhóm.
- YC HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó chọn đáp án đúng( B.) 
- YC HS giải thích vì sao chọn phân số đó là phân số tối giản. 
HĐ5(3'): Củng cố - dặn dò: 
- HS, GV hệ thống kiến thức của bài
- Nhận xét chung tiết học, liên hệ. 
 Chiều Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2015
TIẾNG VIỆT
ÔNTẬP ĐỌC: BÈ XUÔI SÔNG LA
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: Luyện kĩ năng:
- Đọc thành tiếng.
- Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu ND bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc được một đoạn thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 VBT tiếng Việt tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: nội dung bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa nói lên điều gì?
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(10'): Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc: Giọng nhẹ nhàng trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả.
 + Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: G/V hướng dẫn h/s phát âm tiếng khó: Sông La, lúa trổ .
 - Hết lượt2 : G/V hướng dẫn h/s ngắt nhịp đoạn : “Sông La ....ánh mắt”
+ Đọc theo cặp : 
HS: đọc theo cặp - đồng loạt 
HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
 - 2 HS đọc toàn bài . 
+ GV đọc mẫu toàn bài .
 - G/Vđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ4(12'): Tìm hiểu bài
 -Y/C 1 HS đọc khổ thơ 1( cả lớp theo dõi đọc thầm) và trả lời câu hỏi
 + Những loại gỗ quí nào đang xuôi dòng sông La 
YC HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi
 + Sông La đẹp như thế nào ?
 + Dòng sông La được ví với gì ?( ...ví với con người ...)
 + Chiếc bè gỗ ví với cái gì ? Cách ấy có hay không ?
 - Đoạn văn này nói lên điều gì? ( h/s : trả lời )
Ý1: V ẻ đẹp bình yên trên dòng sông La 
-Y/C h/s đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
 + Đoạn văn còn lại nói lên điều gì? (h/s trả lời)
Ý2: Sức mạnh tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương .. (h/s nhắc lại )
 - ND bài cho ta biết gì ?
HĐ5(8'): Đọc diễn cảm
 - HS K- G tìm giọng đọc hay và đọc đoạn văn mình thích và nói rõ vì sao?
 - GV hướng dẵn HS luyện đọc nâng cao đoạn : “Sông La ơi .....bờ đê”. HS thi đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
HĐ6(3'): Củng cố - dặn dò: - 1 HS nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
BÈ XUÔI SÔNG LA
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu ND bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc được một đoạn thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tranh minh hoạ cho bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn h/s luyện đọc (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: nội dung bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa nói lên điều gì?
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(10'): Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc: Giọng nhẹ nhàng trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả.
 + Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: G/V hướng dẫn h/s phát âm tiếng khó: Sông La, lúa trổ .
 - Hết lượt2 : G/V hướng dẫn h/s ngắt nhịp đoạn : “Sông La ....ánh mắt”
+ Đọc theo cặp : 
HS: đọc theo cặp - đồng loạt 
HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
 - 2 HS : K- G đọc toàn bài . 
+ GV đọc mẫu toàn bài .
 - G/Vđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ4(12'): Tìm hiểu bài
 -Y/C 1 HS đọc khổ thơ 1( cả lớp theo dõi đọc thầm) và trả lời câu hỏi
 + Những loại gỗ quí nào đang xuôi dòng sông La 
YC HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi
 + Sông La đẹp như thế nào ?
 + Dòng sông La được ví với gì ?( ...ví với con người ...)
 + Chiếc bè gỗ ví với cái gì ? Cách ấy có hay không ?
 - Đoạn văn này nói lên điều gì? ( h/s : trả lời )
Ý1: V ẻ đẹp bình yên trên dòng sông La 
-Y/C h/s đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
 + Đoạn văn còn lại nói lên điều gì? (h/s trả lời)
Ý2: Sức mạnh tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương .. (h/s nhắc lại )
 - ND bài cho ta biết gì ?
HĐ5(8'): Đọc diễn cảm
 - HS K- G tìm giọng đọc hay và đọc đoạn văn mình thích và nói rõ vì sao?
 - GV hướng dẵn HS luyện đọc nâng cao đoạn : “Sông La ơi .....bờ đê”. HS thi đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
HĐ6(3'): Củng cố - dặn dò: - 1 HS nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
 Chiều Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP( BÀI 1, 2, 3, 4/9)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản.(trường hợp đơn giản) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-GV: - Vở Luyện tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (35 phút) HD HS luyện tập
 Bài 1- 9: Củng cố k/n rút gọn phân số.
- HS nêu YC, sau đó học sinh tự làm bài vào nháp, điền đúng, sai vào ô trống, cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng: C.
Bài 2- 9: Củng cố k/n rút gọn phân số.
 - HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm điểm cho HS.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng: 
HS nêu lại cách làm.
Bài 3- 9: Củng cố k/n so sánh 2 phân số và nối đúng. 
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập. HS tính nháp
-YC HS làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 4- 9: Củng cố k/n rút gọn phân số và đưa về phân số tối giản.
- HS nêu y/c bài, xác định rõ y/c và làm bài vào vở.
- GV theo dõi HD thêm cho HS yếu đồng thời chấm điểm cho HS
- GV HS thêm cho HS yếu cách làm.
- HS nêu bài làm, cả lớp nhận xét. GVchốt cách làm và chữa bài.
HĐ 3: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học.
 Chiều Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
LT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
(BÀI 8, 9/10)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào?
- Bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT9)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV:-Bảng phụ viết các bài tập;1. HS vở luyện tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (35 phút) 
Bài 8- 10: Trong đoạn văn sâu có mấy câu kể Ai thế nào?.
- GV treo bảng phụ, gọi 1HS đọc nội dung bài tập
 - GV y/c HS xác định và khoanh vào đáp án đúng vào vở, Gv theo dõi HD thêm cho HS yếu.
 - HS nêu miệng kết quả. GV chấm điểm kết luận ĐA: C: 3 câu .
Bài 9 - 10: Viết 3 - 4 câu tả một đàn gà con, trong đó có ít nhất một câu kể Ai thế nào?
- GV gọi 1HS đọc nội dung bài tập
 - GV y/c HS làm bài vào vở, Gv theo dõi HD thêm cho HS yếu.
 - HS nêu miệng kết quả. GV nhận xét đánh giá.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm điểm, nhận xét chung.
HĐ 3: (3 phút) Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. 
 Chiều Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013
THTVIỆT
TẬP ĐỌC : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA + BÈ XUÔI SÔNG LA
I. MỤC TIÊU:
- Trả lời đúng các câu hỏi luyện tập về nội dung bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (câu 1, 2, 3, 4).
- Trả lời đúng các câu hỏi luyện tập về nội dung bài Bè xuôi sông La (10, 11, 12).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở Luyện tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (17phút) Củng cố ND bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
- HS đọc và trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm sau:
Câu1: Ông Trần Đại Nghĩa học trung học ở đâu?
- HS trả lời và khoanh vào vở.
Câu2: Ông học đại học chuyên ngành gì?
- HS trả lời và khoanh vào vở.
Câu3: Theo Bác Hồ về nước, trước tiên ông được giao nhiệm vụ gì?
- HS trả lời và khoanh vào vở.
Câu4: TheBên cạnh những đóng góp cho quốc phòng, ông còn có công lao gì?
- HS trả lời và khoanh vào vở.
GV tổ chức HD cho HS làm và trả lời, nhận xét, bổ sung GV chốt ý.
HĐ 3: (18 phút). Củng cố ND bài Bè xuôi sông La
- HS đọc và trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm sau:
Câu 10: Bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì?
Câu 11: Vẻ đẹp dòng sông La được so sánh với gì?
Câu 12: Đi trên bè sông La, tác giả nghĩ nhiều đến điều gì?
HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học, dăn dò.
 Chiều Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP( BÀI 9, 10, 11, 12/10)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:
- Tìm phân số bằng nhau. Rút gọn phân số và quy đồng mẫu số (tìm mẫu số chung của 2 phân số).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
- Vở Luyện tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (35 phút) HD HS luyện tập
 Bài 9 - 10: Tìm phân số bằng phân số đã cho bằng cách rút gọn phân số.
 - HS nêu yêu cầu, tự làm nháp bài sau đó khoanh đáp án đúng vào vở, sau đó gọi HS lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét, Hs nêu cách làm, GV chốt kết quả đúng ĐA: B.
Bài 10 - 10: Rút gọn phân số đẻ tìm tử số của phân số. 
 - HS nêu y/c và tự nháp bài và viết vào vở theo yêu cầu, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm điểm cho HS.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng ĐA:A. HS nêu lại kết quả đúng
Bài 11 - 10: Tìm mẫu số chung của 2 phân số.
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài vào vở, 
-YC HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng ĐA: B: 20.
Bài 12 - 10: Tìm mẫu số chung của 2 phân số.
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 
- HS tự nháp bài và làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng ĐA: C. 50. GV chấm điểm, nhận xét.
HĐ 3: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tuần 21.doc