TIẾT: 1. CHÀO CỜ
(HP)
TIẾT: 2. TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU.
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến sự việc
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Em Quyên đọc trơn được đoạn.
- TCTV: Lâm tặc
*KNS:
- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. (PP DH: Thảo luận nhóm nhỏ, Tự bộc lộ)
*GDBVMT: (Khai thác trực tiếp)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức bảo vệ MT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
_____________________ TIẾT: 2. GDKNS (GV2) TIẾT: 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU. - Mở rộng vốn từ về bảo vệ môi trường. - Đọc đoạn văn và đọc phần ghi chú (BT1) hiểu được khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật - Viết được đoạn văn có nội dung nói về bảo vệ môi trường. - HSNK viết được đoạn văn sinh động có nội dung nói về bảo vệ môi trường - HSCĐC hiểu được khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật theo gợi ý của GV. *) GDBVMT: (Khai thác ở mức độ trực tiếp) - GD lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng dắn với môi trường xung quanh. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giấy, bút cho HS hoạt động nhóm 4 BT2. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: - Khu bảo tồn thiên nhiên là gì ? Giới thiệu bài: *GDMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Bài tập: 1. - Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học? - GV lưu ý: Dựa vào số liệu thống kê và nhận xét về các loại động vật, thực vật - GV nhận xét và chốt lại các ý chính. Bài tập: 2. - GV phát giấy, bút cho các nhóm. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập: 3. Mỗi em chọn một cụm từ ở BT2 làm đề tài rồi viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó - GV theo dõi và giúp đỡ các HSCĐC. - GV nhận xét, khen các em viết hay. 3. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực trong đó loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài. - Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học - HS đọc bài tập 1. - Đọc chú giải: rừng nguyên sinh, loài lưỡng cư,... - Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật - HS đọc yêu cầu BT2 - HS thảo luận nhóm 4 để trả lời. (55 loài có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát) - Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét + Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng. + Hành động phá hoại môi trường: bắn thú rừng, chặt cây, xả rác, phá - HS đọc yêu cầu BT3. - HS tự chọn đề tài và viết. - HS trình bày bài viết - Cả lớp trao đổi, nhận xét __________________________________________________________ TIẾT: 4. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU. - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường hoặc có thể kể những chuyện được biết qua truyền hình, phim ảnh. - HSNKkể tương đối sinh động. - HSCĐCkể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm. *) GDBVMT: (Khai thác trực tiếp) + Cả hai đề bài (Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để BVMT/ Kể về một hành động dũng cảm để BVMT) đều có tác dụng giáo dục về ý thức BVMT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng lớp viết 2 đề bài trong SGK - CB câu chuyện III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường - GV và HS nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. *GDMT: Hai đề bài (Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường ; Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ MT) Hoạt động 1: HD HS hiểu yêu cầu của đề bài: - GV ghi đề bài lên bảng. - Gọi HS đọc đề bài. - GV: Câu chuyện phải là chuyện về một việc làm tốt hay 2 hành động dũng cảm về bảo vệ môi trường - GV mời 1 số HS nêu tên câu chuyện em sẽ kể - HD HS tự xây dựng dàn ý câu chuyện Hoạt động 1: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 18-19’ - GV theo dõi - GV tuyên dương các em có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - 2 HS lần lượt kể - HS lắng nghe - Khai thác trực tiếp nội dung bài - HS đọc đề bài. - HS đọc gợi ý ở SGK - HS nối tiếp nêu tên đề tài câu chuỵện - HS tự làm dàn ý - Từng cặp HS kể và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện - HS thi kể chuyện trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất ____________________________________________________________ Chiều thứ 3 ngày 28 tháng 11 năm 2017 TIẾT: 1. TOÁN (TT) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. - Luyện tập củng cố các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân. - Em Quyên làm BT1. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HTBT III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HDHS Làm BT Bài: 1. Tính nhẩm. 245,1 x 0,1 ; 234 x 0,1 ; 3,8 x 0,1 0,5 x ,01 245,1 x 0,01 ; 234 x 0,01; 3,8 x 0,01 0,5 x 0,01 245,1 x 0,001 ; 234 x 0,001; 3,8 x 0,001 0,5 x 0,001 HS nhắc lại quy tắc nhâm nhẩm một số với 0,1; 0,01; 0,001 Bài: 2. Tính nhanh. a. 42,25 + 26,34 + 57,25 + 73,66 (Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh) b. 0,5 x 19,75 x 20 c. 1,25 x 12,6 x 8 x 0,5 Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính nhanh. d. 2,5 x 67,84 x 40 e. 12,56 x 56,4 + 43,6 x 12,56 g. 125,23 x 45,67 - 45,67 x 25,23 Áp dụng tính chất nhân một tổng với một số để tính. Bài: 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có rộng 12,6 m và chiếu dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó. HD: Tính chiều dài rồi tính chu vi và diện tích. Bài: 4*: Dành riêng HSNK Cho 2 dãy số sau: a. 1; 4 ; 7 ; 10... b. 2,15; 3,65; 5,15; 6; 65; 8,15... 1.Tìm số hạng thứ 24 của dãy số trên. 2.Tính tổng 24 số hạng đầu tiên của dãy số trên. Gợi ý: a. Dãy số có quy luật số sau hơn số liền trước nó 3 đơn vị. Ta thấy : Số thứ 2 là: 4 = 3 x (2 - 1) + 1 Số thứ 3 là: 7 = 3 x (3 - 1) + 1 Số thứ 4 là: 10 = 3 x (4 - 1) + 1 Vậy số thứ 24 là: ( 24 -1 ) x 3 + 1 = 70 Tổng hai số cách đều đầu và cuối của dãy 24 số trên là: 1 + 70 = 67 + 4 = 66 + 7 =....= 71. Tổng 24 số là : 71 x (24 : 2) = 852 b. Dãy số có quy luật là số sau hơn số liền trước 1,5. Ta thấy số thứ 2 là 3,65 = ( 2-1) x 1,5 + 2,15 số thứ 3 là 5,15 = (3- 1) x 1,5 + 2,15 Vậy số thứ 24 của dãy trên là: (24 -1 ) x 1,5 + 2,15 = 36,65 Tổng hai số cách đều đầu và cuối là: 2,15 + 36,65 = 38,8 Vậy tổng 24 số đầu tiên của dãy là: 38,8 x ( 24 : 2 ) = 465,6 3. Củng cố - dặn dò: - Tổng kết tiết học. ______________________________________________________________ TIẾT: 2. TIẾNG VIỆT (TT) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. - Củng cố lại các kiến thức đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HTBT, phiếu BT 3. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HDHS làm BT Bài: 1: Đặt câu nói về việc học tập của em với mỗi cặp quan hệ từ sau (làm vở) a. vì – nên: Vì không chú ý học tập nên em bị điểm xấu. b. nhờ - mà: Nhờ sự dạy dỗ tận tình của cô giáo mà em đã có nhiều tiến bộ trong học tập. c. Mặc dù – nhưng : Mặc dù trời rét nhưng em em vẫn dậy sớm để học bài. d. Chẳng những - mà: Chẳng những em học giỏi môn Toán mà em còn học giỏi cả môn Tiếng Việt. Bài: 2. Hãy thay quan hệ từ sau bằng quan hệ từ khác cho hợp lí. (nêu miệng) Trời nắng nhưng đường khô ráo. (nhưng thay bằng nên) Ông ấy đã 70 tuổi nên vẫn còn xuân. (nên thay bằng nhưng) Tuy nhà gần trường nên bạn Lan đi học muộn. (Thay nên bằng nhưng) Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn Hùng vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi. ( thay vì – nên bằng tuy – nhưng) Bài: 3. Điền vế câu thích hợp vào chỗ chấm. (làm phiếu) Vì trời mưa nên..............................(đường trơn.) Nếu trời mưa thì............................(chúng em không đi lao động.) Tuy trời mưa nhưng.......................(các bạn vẫn làm trực nhật đúng giờ.) Trời càng mưa............................... (đường càng lầy lội) 3. Củng cố - dặn dò: - Tổng kết tiết học ___________________________________________________________ TIẾT: 3. THỂ DỤC ĐỘNG TÁC NHẢY TRÒ CHƠI: “CHẠY NHANH THEO SỐ” I. MỤC TIÊU. - Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu chơi chủ động và nhịp tình. - Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN. - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi, tranh ĐT nhảy, kẻ sân chơi trò chơi. - HS: Bata, quần áo TT. III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP. NỘI DUNG TL PHƯƠNG PHÁP A. Phần mở đầu: - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Cho HS khởi động các khớp. B. Phần cơ bản: 1. Chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số” - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử một lần sau đó chơi chính thức. 2. Ôn tập 6 động tác đã học - GV chia tổ và phân công địa điểm để tự quản tập luyện. - GV giúp các tổ tưởng điều khiển và sửa sai cho HS. - Cho các tổ tập thi đua nhau trước lớp. 3. Học động tác nhảy - GV nêu tên và làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật, sau đó cho HS tập theo nhịp hô chậm. Sau đó mới tăng dần đến mức vừa phải để HS kịp phối hợp động tác. Chú ý sửa sai cho HS. C. Phần kết thúc: - Cho HS thả lỏng. - GV hệ thống bài học. 5p 25p 3lần 5lần 6p ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ___________________________________________________________ TIẾT: 4. ATGT EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS biết được những con số thống kê về tai nạn giao thông. - HS biết phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. 2. Kĩ năng. - Biết va giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè nghe. - Đề ra phương án phòng tránh tai nạn GT. 3. Thái độ. - Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn khi đi đường. - Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB để đảm bảo ATGT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Phiếu học tập. HS: Bút màu, giấy vẽ tranh cổ động III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Tuyên truyền. GV đọc mẫu tin TNGT. Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện ATGT - Phát phiếu học tập cho HS. - Chia lớp thành 4 nhóm - Nội dung tham khảo tài liệu. GV kết luận. Nội dung phương án: *Khảo sát điều tra: + Bao nhiêu bạn đi xe đạp. Bố mẹ chở. Đi bộ. + Bao nhiêu bạn đi xe thành thạo, chưa thành thạo... + Bao nhiêu bạn đã nắm được luật giao thông đường bộ, thuộc các loại biển báo trên đường... Hoạt động 3: GV kết luận. 3. Củng cố - dặn dò: Tổng kêt ATGT cho HS vẽ tranh cổ động về ATGT. - HS lắng nghe. - Tóm tắc số liệu từ thông tin. - Thảo luận nhóm, phân tích trình bay tranh sưu tầm để cổ động. - Phát biểu trước lớp. - Học sinh thảo luận và lập phương án cho nhóm mình. + Nhóm đi xe đạp. + Nhóm được ba mẹ đưa đi học. + Nhóm đi bộ đến trường - Nhóm nào xong trước được biểu dương. - Trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. Sau đó vài HS nhắc lại. ____________________________________________________________ Thứ 4 ngày 29 tháng 11 năm 2017 TIẾT: 1. TOÁN CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên . - Bước đầu biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HDHS thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên a) Ví dụ 1: * Hình thành phép tính - GV nêu VD1, HS nghe và tóm tắt bài toán * Đi tìm kết quả - HS trao đổi để tìm cách chia. * Giới thiệu kĩ thuật tính - Như SGK. + Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia. + Viết dấu phẩy vào bên phải thương trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân ở số bị chia để tiếp tục thực hiện chia. + Tiếp tục chia. b) Ví dụ 2: 72,58 : 19 c) Quy tắc thực hiện phép chia - HS nêu ghi nhớ SGK. HDHS thực hành Bài tập: 1. - Cho HS đọc yêu cầu. - Cả lớp nhận xét. - GV chữa bài. Bài tập: 2. Tìm x - Cho HS đọc yêucầu - HS làm bài. - 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. -GV chấm- chữa bài Bài 3: Dành HSNK 3. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - 8,4 : 4 - HS thảo luận để tìm kết quả của phép chia. 4 21 (dm) 0 - HS thực hiện chia vào nháp, 1 em lên bảng làm. - Nhắc lại kĩ thuật chia. - 3 em nêu quy tắc SGK - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào nháp - 1 HS lên bảng trình bày cách đặt tính a. 5,28 : 4 = 1,32 b. 95,2 : 68 = 1,4 c. 0,36 : 9 = 0,04 d. 75,52 : 32 = 2,36 - 1HS đọc yêu cầu a. x x 3 = 8,4 x = 8,4 : 3 x = 2,8 b. 5 x x = 0,25 x = 0,25 : 5 x = 0,05 - HS tự học ___________________________________________________________ TIẾT: 2. TẬP ĐỌC TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. MỤC TIÊU. - Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học. - Hiểu các ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá ; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua ; tác dụng rừng ngập mặn khi được phục hồi. * GDBVMT: (Khai thác ở mức độ trực tiếp) - Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi động trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh ảnh rừng ngập mặn trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ở những vùng ven biển thường có gió to bão lớn. Để bảo vệ biển chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to bão lớn, đồng bào sống ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn – đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của trồng rừng ngập mặn lớn như thế nào, đọc bài văn các em sẽ hiểu rõ. a) Luyện đọc: - GV giới thiệu tranh ảnh về rừng ngập mặn. - 1HS đọc bài - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu sóng lớn. + Đoạn 2: Tiếp đó Cồn mờ + Đoạn 3: Tiếp .hết. - Luyện đọc nối đoạn. + Lần 1: Luyện đọc + tìm từ khó + Lần 2: Luyện đọc + kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó phần chú giải. - Luyện đọc cặp - GV HD cách đọc và đọc diễn cảm bài văn b) Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1 H: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ? - Cho HS đọc đoạn 2. - Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ? - Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ? - Cho HS đọc đoạn 3 H: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ? - Bài văn cung cấp cho em thông tin gì ? - GDBVMT: H: Rừng ngập mặn có tác dụng rất lớn trong việc ngăn lũ chắn gió. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nó ? - GV liên hệ ở địa phương: Ở địa phương chúng ta tuy không có rừng ngập mặn nhưng việc trồng rừng có ý nghĩa như thế nào? Và chúng ta đã trồng rừng ra sao? c) HDHS đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc bài - GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từng đoạn văn. - GV hướng dẫn cả lớp đọc đoạn văn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc. 3. Củng cố - dặn dò: - 1 em nhắc lại nội dung chính. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài - HS lắng nghe - Quan sát ảnh minh họa trong SGK - 1HSNK đọc bài. - 3 HS đọc nối tiếp (rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi) - Luyện đọc theo cặp. - Theo dõi cô đọc. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. - Nguyên nhân: Do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm mất đi một phần rừng ngập mặn. Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. - 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm - Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. - Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh ... - 1 HS đọc đoạn 3 -cả lớp đọc thầm - Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển ; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều ; các loài chim nước trở nên phong phú - Bài văn giúp chúng ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển ; tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản. - HS trả lời - HS liên hệ thực tế trả lời. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn Cả lớp nhận xét và nêu giọng đọc cho mỗi đoạn. - HS nghe đọc mẫu, luyện đọc nhóm đôi. - 3 em thi đọc trước lớp. - HS tự học _________________________________________________________ TIẾT: 3. KHOA HỌC (GV2) TIẾT: 4. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. MỤC TIÊU. - HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả ngọai hình với việc thể hiện tính cách nhân vật. - Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ hoặc giấy khổ to ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi) ; của nhân vật Thắng (bài Chú bé vùng biển) - Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc thực hiện BT về nhà theo lời dặn của thầy cô: quan sát và ghi lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Trong các tiết TLV tuần trước, các em đã hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả người (tả ngoại hình, hoạt động). Tiết học hôm nay giúp các em hiểu sâu hơn: các chi tiết miêu tả ngoại hình có quan hệ với nhau như thế nào? Chúng nói lên điều gì về tính cách nhân vật? HDHS luyện tập Bài tập: 1. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1 - Gọi HS trình bày miệng trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. a. Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của người bà ? - Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. - Chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? H: Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà ? H: Đoạn 2 gồm mấy câu ? Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu? H: Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà ? b. Đoạn 2 gồm mấy câu ? - Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu? H. Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng ? H: Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng ? Kết luận: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau giúp khắc họa rõ nết hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm, tính tình vì những chi tiết tả ngoại hình cũng nói lên tính tình, nội tâm nhân vật Bài tập: 2. - GV nêu yêu cầu BT. - GV mở bảng phụ ghi cấu tạo bài văn tả người. - Yêu cầu HS lập dàn bài vào vở. - 2 em lập vào bảng phụ. - Gọi HS trình bày dàn bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu nội dung BT1. - Nửa lớp làm BT1(a), còn lại làm BT1(b). - HS trao đổi theo cặp. - Thi trình bày miệng ý kiến của mình trước lớp. - Đoạn 1: Tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé (đoạn gồm 3 câu) Câu 1: Mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu. Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày) - Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. - Đoạn 2: Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà. - Đoạn 2 gồm: 4 câu. Câu 1-2: Tả giọng nói. (Câu 1: Tả đặc điểm chung của giọng nói: trầm bổng, ngân nga. Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé – Khắc sâu vào trí nhớ dễ dàng và như những đoá hoa, cũng dịu dàng , rực rỡ , đầy nhựa sống ) Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười (hai con ngươi đen sẫm nở ra), tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt (long lanh, dịu hiền khó tả ; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui) Câu 4: Tả khuôn mặt của bà (hình như vẫn tươi trẻ, dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn) - Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau không chỉ làm hiện rõ về ngoài của bà mà cả tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan. - Đoạn văn gồm 7 câu: Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng (con cá vược, có tài bơi lội) trong thời điểm được miêu tả đang làm gì. Câu 2: Tả chiều cao của Thắng – hơn hẳn bạn một cái đầu. Câu 3: Tả nước da của Thắng – rám đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Câu 4: Tả thân hình của Thắng (rắn chắc, nở nang) Câu 5: Tả cặp mắt to và sáng. Câu 6: Tả cái miệng tươi, hay cười. Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh. - Tất cả đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau làm hiện rất rõ không chỉ vẻ ngoài của Thắng – một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội giỏi, có sức khỏe dẻo dai mà cả tính tình Thắng - thông minh, bướng bỉnh và gan dạ. - HS lắng nghe. - 1 em nêu yêu cầu bài tập - 1 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người. - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp - 1 HSNK lên ghi chép lại kết quả đã quan sát. - Cả lớp nhận xét. - Cả lớp lập dàn ý cho bài văn. - Cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK. - HS tự học ở nhà TIẾT: 5. HDHSTH HỌC SINH LÀM BÀI TẬP “THTV” TUẦN: 12 (EM NÀO CHƯA XONG TUẦN 11 TIẾP TỤC LÀM) __________________________________________________________ Thứ 5 ngày 30 tháng 11 năm 2017 TIẾT: 1. KHOA HỌC (GV2) TIẾT: 2. ĐỊA LÍ (GV2) TIẾT: 3. LỊCH SỬ (GV2) TIẾT: 4. ÂM NHẠC (GVC) ____________________________________________________________ Chiều thứ 5 ngày 30 tháng 11 năm 2017 TIẾT: 1. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho số tự nhiên . II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HDHS làm BT. Bài tập: 1. - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS nhận xét – GV chữa bài Bài tập: 3. - Cho HS đọc yêu cầu - 1HS lên bảng trình bày - Cho HS nhận xét – GV chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò:
Tài liệu đính kèm: