Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

 TIẾT 9: HỖN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết hỗn số.

3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 1 HS làm BT3 của tiết học trước.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó.
- HS làm việc theo cặp, lần lượt từng HS trình bày theo các câu hỏi trên, HS khác theo dõi và nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày cho bạn.
HĐ 3: (8 phút)
Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta
- Yêu cầu HS làm phiếu học tập theo nhóm 4: Nêu lợi ích mà địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta.
- GV nhận xét kết quả thảo luận.
- HS làm phiếu
- 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
4. Củng cố (3 phút)
? Nêu đặc điểm địa hình, khoáng sản của Việt Nam.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS về nhà xem lại nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Khí hậu.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15/09/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2015
Tiết 1
Toán
 Tiết 9: hỗn số
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
2. Kĩ năng: Biết đọc, viết hỗn số.
3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 1 HS làm BT3 của tiết học trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Giới thiệu bước đầu về hỗn số 
- Gắn các hình tròn (bộ đồ dùng) lên bảng như SGK.
? Có bao nhiêu hình tròn ?
- GV giới thiệu cách viết đọc, viết hỗn số.
- Chỉ vào từng thành phần của hỗn số để giới thiệu.
- GV hướng dẫn HS cách đọc viết hỗn số (đọc, viết phần nguyên rồi đọc viết phần phân số).
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS nêu: có 2 hình tròn và 3/4 hình tròn. 
- HS nêu lại
- HS thực hành đọc, viết.
HĐ 2: (15 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS.
- GV chốt ý đúng.
+ Bài 2 (a)
- Cho HS cùng làm bài và chữa bài.
- Cho HS đọc các phân số, hỗn số trên tia số. Có thể xoá đi 1 vài phân số và hỗn số để HS viết (đọc) lại.
- HS nhìn hình vẽ tự nêu nối tiếp.
a) 2 ; b) 2 ; c) 3
- HS làm bài rồi chữa bài.
- Đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
4. Củng cố (2 phút)
? Hỗn số gồm có mấy phần?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- HS về xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài: Hỗn số (tiếp).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2); Viết được đoạn văn tả cảnh (khoảng 5 câu) có sử dụng một số từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu ngôn ngữ, chữ viết dân tộc.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết từ ngữ ở BT2; Bảng nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS làm lại BT2 giờ trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1 
- Cho HS đọc lại nội dung và yêu cầu làm bài theo cặp.
- Nhận xét và chốt ý đúng.
- 1 HS đọc to - lớp theo dõi.
- HS trao đổi cặp.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
Kết quả đúng: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2 
- Yêu cầu HS giải thích yêu cầu: Đọc 14 từ, từ nào cùng nhóm thì xếp vào với nhau.
- Cho HS làm bài theo nhóm vào bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc to - lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
+ Bao la: mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ Lung linh: long lanh ... lấp lánh.
+ Vắng vẻ: hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, 
HĐ 3: (12 phút)
Bài tập 3
- Nêu yêu cầu, nhắc HS cần hiểu đúng yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS đọc bài nối tiếp.
- GV nhận xét.
- Đọc bài cho HS tham khảo.
- Viết 1 đoạn văn miêu tả có sử dụng 1 số từ (không nhất thiết phải cùng 1 nhóm) ở bài tập 2.
- HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn văn (BT3) về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ:Nhân dân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: Nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
2. Kĩ năng: Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày đã viết (BT2 tiết trước).
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Bài tập 1 
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm bài cá nhân.
? Số liệu thống kê được trình bày dưới mấy hình thức? Đó là những hình hình thức nào? 
? Tác dụng của số liệu thống kê? 
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
+ 2 hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng số liệu .
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
HĐ 2: (20 phút)
Bài tập 2 
- Giúp HS tìm hiểu rõ yêu cầu của bài.
- Phát phiếu BT cho 5 nhóm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS nghe.
- HS làm bài theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
? Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Về nhà tập trình bày bảng số liệu.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm việc với SGK.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 10,11 - SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học ? 
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Giảng giải 
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
? Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của con người ? 
? Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ?
? Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ?
- GV giảng giải (SGK,tr.29) để HS nhận biết một số từ: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
=> Kết luận: Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với một tinh trừng của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh.
 Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ em bé sẽ được sinh ra.
- HS dựa vào bài trước để trả lời câu hỏi:
+ Cơ quan sinh dục.
+ Tạo ra tinh trùng.
+ Tạo ra trứng.
- HS nghe.
- HS nhắc lại kết luận.
HĐ 2: (18 phút)
Làm việc với SGK 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc chú giải trong SGK (tr.10) và tìm xem mỗi chú thích hợp với hình nào.
- Yêu cầu quan sát hình 2, 3, 4, 5 (tr.11- SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nghe.
- HS làm bài theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát, trình bày kết quả quan sát.
4. Củng cố (2 phút)
? Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ? 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
 Đính khuy hai lỗ (Tiết 2)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cách đính khuy hai lỗ.
2. Kĩ năng: Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
3. Thái độ: Giáo dục thẩm mĩ, tính cẩn thận, kiên trì. Giúp HS yêu lao động.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu đính khuy hai lỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vải, kim ,chỉ, kéo, khuy hai lỗ.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Nêu cách đính khuy hai lỗ 
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước đính khuy hai lỗ và yêu cầu kĩ thuật.
- HS trong lớp nêu nối tiếp.
HĐ 2: (18 phút)
Thực hành
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ.
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý: Cách vạch dấu giữa các khuy.
- Cho HS thực hành, GV quan sát giúp đỡ HS.
- Nhận xét sản phẩm của HS.
- 2 HS nhắc lại.
- HS nghe.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà thực hành thêm. 
- Chuẩn bị bài sau: Thêu dấu nhân. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Ôn Tiếng Việt
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa và sắp xếp từ đồng nghĩa vào tững nhóm, viết được đoạn văn có sử dụng một số từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
? Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung ôn tập.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Bài tập 1 
- Cho HS đọc lại nội dung và yêu cầu làm bài cá nhân.
- Nhận xét và chốt ý đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- 4 HS trình bày kết quả trước lớp.
Kết quả đúng: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2 
- Yêu cầu xếp các từ cũng nhóm vào với nhau.
- Cho HS làm bài theo nhóm vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc to - lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày:
+ Bao la: mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ Lung linh: long lanh ... lấp lánh.
+ Vắng vẻ: hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, 
HĐ 3: (15 phút)
Bài tập 3
- Mời 1 HS đọc yêu cầu. 
- Giúp HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc bài nối tiếp.
- GV nhận xét.
- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng các từ đồng nghĩa. Lớp làm vào VBT.
- 5 - 6 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- 1 HS nêu lại nội dung vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Về nhà xem lại bài.
- Tìm các từ nói về Nhân dân để chuẩn bị cho giờ học sau.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/09/2015
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2015
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
Tiết 10: Hỗn số (tiếp)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết chuyển một hỗn số thành phân số. 
2. Kĩ năng: Vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5; Bảng nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 1 HS lên thực hiện tính: 
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS chuyển hỗn số thành phân số 
- GV gắn bảng hình như trong SGK.
? bằng phân số nào?
- HD viết gọn: 
2 
? Nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số ?
- HS viết, đọc hỗn số dựa vào 3 hình đó. (hai và năm phần tám)
+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số, rồi cộng với tử số ở phần phân số. Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số. 
- 2 HS nhắc lại.
HĐ 2: (10 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu làm vở cá nhân, sau đó gọi HS đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả.
;;
; 
+ Bài 2 
- Đọc yêu cầu, giải thích mẫu, yêu cầu làm vào vở.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
b) 9+5=+=
c) 10-4=-=
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp và làm bài vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài. 
- HS làm bài rồi chữa bài. a)= 
b) = 
c) 
4. Củng cố (3 phút)
? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
An toàn giao thông
bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết được ý nghĩa các biển báo giao thông đường bộ đơn giản.
2. Kĩ năng: Thực hiện đúng nội dung các biển báo giao thông và nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện theo.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các công trình giao thông của nhà nước.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số biển báo giao thông đuờng bộ đơn giản.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm một số hình ảnh về biển báo giao thông.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị tiết học của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
GV nêu: Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người em cần hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Ôn tập nhóm biển báo Cấm 
- GV đưa cho HS quan sát 5 biển báo cấm.
+ Cấm đi ngược chiều
+ Cấm người đi xe đạp
+ Cấm người đi bộ
+ Đường cấm
+ Cấm các loại phương tiện kể cả xe ưu tiên.
- HS thảo luận ý nghĩa của các biển báo giao thông.
- HS hỏi nhau về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
- 4 HS nêu ý nghĩa các biển báo.
- Nhận xét.
HĐ 2: (8 phút)
Ôn tập nhóm biển báo Nguy hiểm
- GV cho HS quan sát hình 5 biển báo nguy hiểm.
+ Giao nhau với đường 2 chiều
+ Giao nhau với đường ưu tiên
+ Giao nhau có tín hiệu đèn
+ Giao nhau với đường sắt có rào chắn
+ Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
- GV giải thích thêm cho HS về tác dụng của các biển báo.
- HS hỏi nhau về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
- 5 HS nêu ý nghĩa các biển báo trên hình.
- HS khác nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Ôn tập nhóm biển Hiệu lệnh
- GV cho HS quan sát 7 biển báo hiệu lệnh.
- Hướng dẫn thảo luận nội dung trong bảng.
- HS cả lớp thảo luận.
- Một số em báo cáo kết quả.
HĐ 4: (5 phút)
Ôn tập nhóm biển Chỉ dẫn
- GV đưa ra hình ảnh các biển chỉ dẫn sau:
+ Trạm điện thoại
+ Trạm xe buýt
+ Trạm cảnh sát giao thông
- Yêu cầu HS nêu tên biển báo và ý nghĩa của nó.
- GV nhận xét và giúp HS hiểu rõ ý nghĩa từng biển.
- HS quan sát hình ảnh.
- 3, 4 HS nêu.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
4. Củng cố (3 phút)
? Biển báo hiệu giao thông đướng bộ có tác dụng như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Các em phải thực hiện đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
- Chuẩn bị bài sau: Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.2.2015.doc