Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Đình Sứ - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

 I-Mục tiêu :

 -Kĩ năng : HS đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật .

 -Kiến thức :

 + Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện : thái sư , cây dương , kiệu , quân hiệu .

+Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng mà làm trái phép nước .

-Thái độ : HS kính yêu thái sư Trần Thủ Độ .

- Luyện đọc: Thương, H. Nguyên,Văn.

` II- Đồ dùng dạy học :

-Tranh minh hoạ bài học .

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Đình Sứ - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : CÔNG DÂN 
I-Mục tiêu :
	-Kiến thức : Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm : Công dân .
	-Kĩ năng: Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân .
-Thái độ: Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
-Kiểm tra: Thân, Nhung, Sơn, Tùng.
II-Đồ dùng dạy học :
-Kẻ sẵn bảng phân loại để HS làm BT 2.
-Bảng phụ ghi các câu nói của nhân vật Thành (BT4 ).
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra : (5 phút)
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh, chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
-Nhận xét + ghi điểm .
2-Bài mới : (25 phút)
a- Giới thiệu bài : (2 phút)
-Hôm nay chúng ta cùng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm :Công dân. Rèn cách dùngmột số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân .
-HS thực hiện yêu cầu.
-Lớp nhận xét .
Hs theo dõi
b- Hướng dẫn HS làm bài tập : (23 phút)
*Bài 1 : 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
-Hướng dẫn HS làm .
- Gọi HS trình bày.
-Theo dõi, nhận xét, chốt cách giải đúng: +Dòng b : Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước là đúng nghĩa của từ Công dân .
*Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
-Hướng dẫn HS làm BT2 .
-Cho HS làm theo nhóm.
*Bài 1
-2 HS đọc câu hỏi. Lớp theo dõi SGK .
-HS làm bài theo cặp. 
-Nêu bài làm trước lớp .
-Lớp nhận xét .
*Bài 2
-1HS đọc câu hỏi .Lớp theo dõi SGK .
-HS làm bài theo nhóm; HS viết bài làm vào vở nháp . 1 HS lên bảng.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả .
-Nhận xét , chốt lại ý đúng :
* Công (của chung, của nhà nước): công dân , công cộng, công chúng .
*Công (không thiên vị ): công bằng, công lí, công minh , công tâm .
*Công (thợ, khéo tay) : công nhân, công nghiệp .
*Bài 3 :
-Gọi 1 HS đọc câu hỏi và hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo cặp và trình bày kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét.
-GV theo dõi, nhận xét, chốt cách giải đúng:
+ Từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng , dân.
+ Từ không đồng nghĩa với công dân: đống bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
*Bài 4: Hướng dẫn HS làm BT4 .
-Ghi bảng lời nhân vật Thành, nhắc HS cách làm đúng .
*Bài 3
-1HS đọc câu hỏi .Lớp theo dõi SGK .
-HS làm bài theo cặp (dùng từ điển).
-Nêu kết quả làm trước lớp .
-Lớp nhận xét .
*Bài 4
-HS đọc yêu cầu bài .
-HS traođổi cặp và làm .
-HS phát biểu ý kiến .
-GV chốt ý đúng: Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa (ở bài tập 3). Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3- Củng cố , dặn dò : (5 phút)
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện cách sử dụng từ công dân trong các trường hợp khác
-HS lắng nghe .
----------------------------------------- 
KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh .
I – Mục tiêu :
	1- Rèn kĩ năng nói :
-HS kể đựơc câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh .
-Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
	2 - Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3- Kiểm tra: Lương Tâm, Bắc, Yến.
II -Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện .
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài (1 phút)Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
-1 HS kể chuyện.
-HS lắng nghe.
b-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: 
(12 phút)
-Mời 1 HS đọc đề bài .
+Đề bài yêu cầu gì ?
-Gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh .
-Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau gợi ý 1, 2, 3 SGK .
-Cho HS đọc thầm lại gợi ý 2.
+Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học (anh Lý Phúc Nha, Mồ Côi, Chú bé gác rừng) chỉ nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Em nên kể các câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình .
-Cho HS lần lượt nêu tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là câu chuyện về ai?
c-HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : (12 phút)
-HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Cho HS thi kể trước lớp .
-GV nhận xét tuyên dương .
-HS đọc đề bài .
-HS nêu .
-HS chú ý những từ ngữ gạch chân .
-3 HS đọc nối, cả lớp theo dõi SGK.
- đọc thầm gợi ý 2.
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt nêu tên câu chuyện sẽ kể .
-HS kể chuyện trong nhóm theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Đại diện các nhóm thi kể .
-Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay, nêu ý nghĩa câu chuyện đúng , hay nhất.
4- Củng cố dặn dò: (5 phút)
-Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK (Bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 21).
-HS lắng nghe.
---------------------------------- 
KHOA HỌC :
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiết 38-39)
I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : 
 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học .
 - Phân biệt sự biến đổi hoá học & sự biến đổi lí học .
 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng & nhiệt trong biến 
 đổi hoá học .
 - Kiểm tra: Thương, H. Nguyên,Văn.
II – Đồ dùng dạy học :
 - H.trang 78, 79, 80, 81 SGK . 
 -Thìa có cán dài & nến 
 - Một ít đường kính trắng .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 – Ổn định lớp : (1 phút)
2 – Kiểm tra bài cũ : (4 phút) “ Dung dịch “
 + Dung dịch là gì ?
 + Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
 - Nhận xét.
3 – Bài mới : (25 phút)
 a – Giới thiệu bài : (1 phút) “ Sự biến đổi hoá học “
- Hát
-2 HS trả lời.
- HS nghe .
b – Hoạt động : (24 phút)
 HĐ 1 : - Thí nghiệm 
 @Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả sau khi làm thí nghiệm. 
 - Theo dõi.
 * Làm việc cả lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. 
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi hoá học là gì ?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
+ Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Lắng nghe.
Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học . Nói cách khác , sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
 HĐ 2 :.Thảo luận .
 @Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận. 
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 + Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 * Làm việc cả lớp .
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK ø thảo luận và trả lời.
+ Hình 2, 5, 6 vì các chất này bị biến đổi thành chất khác.
+ Hình 3, 4, 7 vì các chất này vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học .
HĐ 3 : Trò chơi “ Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học “
 @Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK.
 * Làm việc cả lớp .
 -Cho đại diện từng nhóm trình bày.
 -Theo dõi và nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK.
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
HĐ4 : Thực hành xử lí thông tin trong SGK .
 @Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 -Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80, 81 SGK.
 * Làm việc cả lớp .
 - Cho đại diện các nhóm trình bày. 
 - Theo dõi, nhận xét.
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80, 81 SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .
4 – Củng cố : (3 phút)
+Sự biến đổi hoá học là gì ? 
5 – Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “ Năng lượng “
- 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe .
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015
Tập đọc
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG 
I-Mục tiêu :
-Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài , biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi , kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng 
-Kiến thức : Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài văn: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính .
-Thái độ : Giáo dục HS kính trọng những người yêu nước chân chính .
- Luyện đọc: Ngân,Trang, Linh.
II-Đồ dùng dạy học :
	-Ảnh chân dung của nhà tư sản Đỗ Đình Thiện.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra : (5 phút)
-Gọi 2 HS đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét + ghi điểm .
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1 phút)
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã tận lòng đóng góp cho cách mạng mà không hề đòi hỏi một điều gì 
-2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 -HS lắng nghe .
b-Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :(24 phút)
* Luyện đọc :
- Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 5 đoạn nhỏ theo SGK (mỗi lần xuống dòng là một đoạn ).
-Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. 
-Hướng dẫn HS đọc các từ khó : tài trợ, Tuần lễ Vàng, Quỹ Độc lập 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
-Đọc mẫu toàn bài .
* Tìm hiểu bài :
-Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: 
*Trước Cách mạng ?
*Cách mạng thành công ?
*Trong kháng chiến ?
*Hòa bình lập lại ?
+Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ? 
+Từ câu chuyện này , em suy nghĩ như thế nào về trách mhiệm của một công dân với đất nước ?
*Đọc diễn cảm :
-Mời 2 em đọc tiếp nối bài văn.
 -Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo gợi ý mục 2a.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn đoạn 2 và 3: (Với lòng ..phụ trách quỹ).
Đọc mẫu đoạn văn
Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Cho HS thi đọc diễn cảm.
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp (2 lượt).
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ .
- Đọc từ khó.
- Đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
-HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài học qua các câu hỏi và trả lời 
+ Trước Cách mạng, năm 1943, ông ủng hộ quĩ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
+ Khi Cách mạng thành công: năm 1945, trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng; góp vào Quĩ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
+ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc.
+Sau khi hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
+ Ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
-HS trả lời tự do .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-Đọc diễn cảm theo gợi ý mục 2a .
- Lắng nghe.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
3- Củng cố , dặn dò : (5 phút)
-Gợi ý để HS nêu nội dung bài + ghi bản.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc thêm.
+Biểu dương một công dân - nhà tư sản yêu nước đã đóng góp cho Cách mạng rất nhiều tiền bạc , tài sản .
-HS lắng nghe .
------------------------------------------------------------
Toán :
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Củng cố công thức tính CV và Dtích hình tròn. 
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính CV và Dtích hình tròn vào giải toán .
- Rèn tính : Phương, Quân, Diễm.
II- Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh hoạ bài 3 .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
+ Nêu công thức tính CV và Dtích hình tròn ?
Nhận xét.
3 - Bài mới (25 phút)
 a- Giới thiệu bài (1 phút):Luyện tập
- Hát
2 HS trình bày.
-HS nghe .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút)
*Bài 1 : 
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi 2 HS đọc bài của mình ; 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để Ktra bài cho nhau .
- Gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét, chữa bài .
+ Muốn tính Dtích hình tròn ta làm như thế nào ?
*Bài 2 : 
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? .
+ Muốn tính Dtích hình tròn ta phải biết được yêú tố gì trước ? .
+ Bán kính hình tròn biết chưa ?
+Tính BK bằng cách nào ? .
- Yêu cầu Hs làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Chữa bài .
- GV nhận xét cho điểm .
*Bài 3 : 
- Vẽ hình như SGK. 
- Gọi 2 HS đọc đề bài .
+ Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: muốn tìm Dtích phần gạch chéo, ta làm thế nào ?.
+ Nêu các bước giải bài toán này ? 
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Quan sát giúp đỡ HS còn yếu .
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, cả lớp chữa bài vào vở .
- GV nhận xét chung 
*Bài 1
- HS làm bài .
- 2 HS đọc, cả lớp chữa bài .
 ĐS: a) 113,04cm2 .
 b) 0,38465dm2 .
- HS nhận xét .
+ Lấy BK nhân với BK rồi nhân với 3,14.
*Bài 2
+ Tính S hình tròn biết C = 6,28 cm .
+BK hình tròn .
+Chưa, có thể tính được .
+ Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia cho 2 .
- HS làm bài .
 Bán kính của hình tròn đã cho là : 
 6,28 : 3,14 : 2 = 1 (cm) .
 Dtích của hình tròn đó là : 
 1 × 1 × 3,14 = 3,14 (cm2) .
 ĐS: 3,14 cm2 .
- Vài HS nhận xét bài, HS còn lại chữa bài vào vở .
*Bài 3
-2 HS đọc .
+ Lấy S hình tròn lớn trừ đi S hình tròn nhỏ .
- HS nêu .
 BK hình tròn lớn là : 
 0,7 + 0,3 = 1 (m) .
 Dtích hình tròn lớn là : 
 1× 1 × 3,14 = 3,14 (m2) .
 Dtích hình tròn nhỏ là : 
 0,7 × 0,7 × 3,14 = 1,5386 (m2) .
 Dtích thành giếng là : 
 3,14 – 1,5386 = 1,60149 (m2).
 ĐS: 1,60149m2 .
-2 HS nhận xét, chữa bài . 
4- Củng cố : (3 phút)
+ Nêu cách tính BK hình tròn khi biết CV hình tròn ?
5- Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung 
- HS nêu . 
- HS nghe
----------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN 
 TẢ NGƯỜI 
 ( Kiểm tra 1 tiết )
I - Mục tiêu : 
-HS biết viết 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh , có cảm xúc .
- Kiểm tra cả lớp
II - Đồ dùng dạy học : 
- Ghi sẵn 3 đề kiểm tra. 
	- Ảnh minh họa cho đề bài.	
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ : (Không )
 2-Bài mới : (30 phút)
a-Giới thiệu bài :
 -Các em đã học văn tả người. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để làm một bài văn về văn tả người hoàn chỉnh .
b-Hướng dẫn làm bài :
-Treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề bài trong SGK.
-Goi 3 HS đọc 3 đề bài
-Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài.
+ Em hãy chọn 1 trong 3 đề bài để viết thành bài văn hoàn. Khi đã chọn, phải tập trung làm không được thay đổi 
+ Nếu chọn tả 1 ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó khi biểu diễn .
+Nếu chọn tả 1 nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó.
+Nếu chọn tả 1 nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật ( hình dáng, khuôn mặt ) khi miêu tả.
+ Khi chọn đề bài , cần suy nghĩ tìm ý, sắp xếp các ý thành 1 dàn ý, dựa vào dàn ý đã xây dựng viết hoàn chỉnh 1 bài văn tả người .
-Cho HS nói đề bài mình chọn .
c-Học sinh làm bài :
-Nhắc cách trình bày 1 bài TLV .
-Cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
4 - Củng cố dặn dò : (5 phút)
-Nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV lập chương trình hoạt động .
-HS lắng nghe.
- 3 HS đọc.
-Đọc các đề trong bảng phụ và chọn đề.
-HS lắng nghe chú ý của GV.
-HS nêu đề bài chọn .
-HS làm bài kiểm tra .
-HS nộp bài cho GV .
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------
TOÁN :
LUYỆN TẬP CHUNG 
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
Củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
Kiểm tra: Đạt, Tú, Phúc, Uyên.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Hình minh hoạ bài 2, 3, 4 .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2- Kiểm tra bài cũ : (5 phút) 3 HS
+ Nêu Qtắc và viết công thức tính CV hình tròn ?
+ Nêu Qtắc và viết công thức tính Dtích hình tròn ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 - Bài mới : (25 phút)
 a- Giới thiệu bài: (1 phút) Luyện tập chung .
 b– Hoạt động : (24 phút)
 *Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc đề .
+ Bài toán cho bết gì ? .
- Bài toán hỏi gì ? .
+ Muốn tính độ dài sợi dây ta làm cách nào ? .
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớpï, cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét, sửa chữa (HS có thể làm 2 cách).
*Bài 2 : 
- Gắn hình minh hoạ lên bảng .
+ Đề bài cho biết gì ? . 
+ Đề bài hỏi gì ? . 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
- Quan sát cách tính của HS còn yếu .
- Hướng dẫn HS chữa bài.
*Bài 3 : 
- Gắn hình minh hoạ lên bảng . 
+ Hình trên bảng được tạo bởi hình nào ? 
+ Bài toán yêu cầu gì ? 
+ Dtích hình đó bằng tổng Dtích của những hình nào ? . 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, một HS làm bảng lớp. 
-Hướng dẫn thêm HS còn yếu. 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi vở để Ktra bài .
+ GV nhận xét, chữa bài .
*Bài 4 : 
- Gắn hình minh hoạ lên bảng .
+ Đề bài yêu cầu gì ? .
+Dtích phần tô màu được tính bằng cách nào ? 
- Yêu cầu HS trình bày vào vở, sau đó đưa ra đáp án đúng.
- Nhận xét, sửa chữa . 
4- Củng cố : (3 phút)
- Nêu công thức tính Dtích và CV hình tròn .
5- Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Giới thiệu biểu đồ hình quạt . 
3 HS trình bày.
-HS nghe .
HS nghe .
 *Bài 1
-1 HS đọc cả lớp đọc thầm .
+ Cho 1 sợi dây thép được uốn thành 2 hình tròn, có BK là 7cm và 10 cm .
+ Tính độ dài sợi dây đó .
+ Lấy CV hình tròn lớn cộng CV hình tròn nhỏ .
HS làm bài .
ĐS: 106,76cm.
HS nhận xét .
 *Bài 2
HS quan sát .
+OB = 60cm và AB = 15 cm.
+ Chu vi hình tròn lớn dài hơn CV hình tròn nhỏ bao nhiêu cm ?
Hs làm bài .
ĐS : 94,2cm .
HS nhận xét.
 *Bài 3
- HS quan sát .
+ Hình trên tạo bởi 1 hình chữ nhật có chiều rộng bằng 10 cm và 2 nửa hình tròn bằng nhau có BK 7cm .
+ Tính Dtích hình đã cho .
+ Lấy Dtích hình chữ nhật cộng Dtích hình tròn .
- HS làm bài .
 ĐS : 293,86cm2 .
+ HS nhận xét , chữa bài .
 *Bài 4
-HS quan sát .
+ Chọn đáp án đúng cho câu trả lời .
+Tính Dtích phần tô màu bằng Dtích hình vuông trừ Dtích hình tròn.
HS làm bài .
Kquả : Khoanh vào A .
Nhận xét .
- HS nêu .
- HS nghe. 
----------------------------------------- 
KHOA HỌC :
NĂNG LƯỢNG
 I – Mục tiêu :Sau b

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc