Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - GV: Võ Ngọc Hồng

Chào cờ – Triển khai công việc

 trong tuần 27

 I./Mục tiêu:

 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 26 và triển khai công tác của tuần 27.

 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .

 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

 II./ Lên lớp :

 1/ Chào cờ đầu tuần :

 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :

 - Thực hiện đúng chương trình tuần 27

 - Lao động chăm sóc cây và dọn vệ sinh (Mỗi tổ chăm sóc một bồn hoa theo sự phân công).

 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học

 - Các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.

 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).

 III./ Một số việc cần thông báo thêm:

 

doc 36 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - GV: Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, lưỡi sóng, lấp loá.
- GV cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ cuối và tự viết bài.
3/ Chấm chữa bài :
 + GV chọn chấm một số bài của HS.
 + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm.
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 2 .
- GV cho HS đọc thầm những đoạn trích và dùng bút chì gạch dưới các tên riêng và giải thích cácg viết tên riêng đó, GV phát phiếu cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài tập vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- Cho 2 HS làm bài trên phiếu, dán phiếu lên bảng .
- GV nhận xét, sửa chữa.
 - Nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam 
III- Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. 
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập giữa HK II .
4/
1/ 
20/ 
4/
8/ 
3/ 
- 01 HS trình bày quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam và 02 em viết tên: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An.
-HS lắng nghe.
- HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng
- HS đọc thầm và ghi nhớ .
- HS chú ý lắng nghe.
-HS lên bảng viết: nước lợ, tôm rảo, ưỡi sóng, lấp loá 
 -HS nhớ - viết bài chính tả.
- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu nội dung, cả lớp theo dõi SGK .
- HS đọc thầm những đoạn trích và dùng bút chì gạch dưới các tên riêng và giải thích cách viết tên riêng đó.
- HS làm bài tập vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS làm bài trên phiếu, dán phiếu lên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung . 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 11/03/2017
Ngày dạy: 14/03/2017
Tiết 4 : Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt
(Dạy học theo PP mới: Bàn tay nặn bột)
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt .
 - Nêu được điều kiện nảy mầm & quá trình phát triển thành cây của hạt .
 - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Hình trang 108,109 SGK .
- Chuẩn bị theo cá nhân : Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, ) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3 - 4 ngày trước khi có bài học & đem đến lớp .
 2 – HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Làm việc theo nhóm nhỏ.
	- Bàn tay nặn bột.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “Sự sinh sản của thực vật có hoa“ 
+ Nêu đặc điểm các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nhờ gió ?
- GV nhận xét chung kết quả KT bài.
III – Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : “ Cây con mọc lên từ hạt “ 
 2) Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt .
 * Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt .
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
(H.dẫn thực theo KT Bàn tay nặn bột)
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp .
 Kết luận: Hạt gồm : vỏ phôi & chất dinh dưỡng dự trữ
 b) HĐ 2 :.Thảo luận .
 * Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công.
 Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm & nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
 c) HĐ 3 : Quan sát 
* Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp .
- GV theo dõi .
Bước 2: Làm việc cả lớp .
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp .
IV– Củng cố : Dặn HS về nhà thực hành như yêu cầu ở mục thực hành trang 109 SGK .
- Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”
1/
4/
1/
8/
12/
6/
3/
- Hát TT
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe . 
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng .
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập .
- Đại diện từng nhóm lên thuyết trình kết quả thảo luận cảu nhóm mình: 2b; 3a; 4c; 5c; 6d .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc :
- Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau :
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. 
- Đại diện từng nhóm lên thuyết trình kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi gieo hoa, kết quả và cho hạt mới .
- HS trình bày trước lớp .
- HS nghe .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ tư ngày 15 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 13/03/2017
Ngày dạy: 15/03/2017
 Tiết 1 : Toán 
Luyện tập .
A – Mục tiêu :
- Củng cố về kĩ năng tính quãng đường. 
- Rèn kĩ năng tính toán.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ.
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não; Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2HS nêu công thức tính quãng đường.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Luyện tập
 2) Hoạt động : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 1HS lên bảng bài làm câu a) và giải thích cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS đọc kết quả bài làm của mình và giải thích cách làm.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, tự tóm tắt
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách và công thức tính quãng đường.
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Thời gian 
4/
1/
10/
12/
10/
3/
-2 HS nêu miệng. 
- HS nghe .
- HS đọc.
Điền là 130 km
S = v x t = 32,5 x 4 = 130 (km)
HS làm bài.
HS nêu đáp số và giải thích.
- Nhận xét.
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Thời gian ô tô đã đi hết đoạn đường AB:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
46 x 4,75 = 218,5 (km)
 Đáp số: 218,5 km
- Nhận xét.
- Chữa bài.
 - HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 13/03/2017
Ngày dạy: 15/03/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Đất nước
A/ Mục tiêu :
	- Kĩ năng : -Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước .
 - Kiến thức:Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, truyền thống bất khuất của dân tộc .
	- HS học thuộc lòng bài thơ.
- Thái độ : Giáo dục HS yêu Tổ quốc .
B/ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi - bài Đất nước .
2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chú ý uốn nắn HS đọc các từ ngữ : chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới  .
- GV đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
Hai khổ đầu :
H:"Những ngày thu đẹp và buồn được miêu tả trong khổ thơ nào?
- Giải nghĩa từ :hương cốm mới, hơi may 
*Khổ 3 : 
H:Nêu một số hình ảnh dẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?
G.nghĩa từ:thay áo mới, nói cười thiết tha.
* Khổ thơ cuối :
H: Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ 4 và 5 ?
- Giải nghĩa từ :chưa bao giờ khuất .
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
c/Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
 "Mùa thu nay..Trời xanh .
 thiết tha . phù sa ."
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS học TL bài thơ.
III – Củng cố - dặn dò:
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
4/
1/
10/
12/
10/
3/
- HS đọc lại bài Tranh làng Hồ, trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài .
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi 
+ Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới; buồn: sáng chớm lạnh, phố dài xao xác hơi may 
- 1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ Đẹp : rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trong biếc  Vui: rừng tre phấp phới , nói cười thiết tha . 
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi
+Trời xanh đây, núi rứng đây; của chúng ta, của chúng ta; tiếng của cha ông nghìn năm gợi về nhắn nhủ cháu con .
-HS nêu: Thể hiện niềm vui, tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm .
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS đọc nhẩm thuộc từng khổ thơ, cả bài .
- HS nêu: Thể hiện niềm vui, tự hào về đất nước tự do .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 13/03/2017
Ngày dạy: 15/03/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết:
 - Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri .
 - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp địng Pa-Ri .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-Ri .
 2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II – Kiểm tra bài cũ : “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”
+ Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1–Giới thiệu bài : “Lễ kí Hiệp định Pa-Ri” 
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 - GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó .
 - Gọi 1 HS kể lại .
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
 + N.1 :Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri ?
+ N.2: Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào? 
+ N3: Nội dung chính của Hiệp định ?
 c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
+ Nêu ý nghĩa lịch sử Hiệp định Pa-ri.
- GV nhắt lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ : “vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
IV – Củng cố : Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau:“Tiến vào Dinh Độc Lập”
1/
4/
6/
12/
8/
3/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
 - 1 HS kể lại .
+ N.1: Sau 18 năm gây chiến tranh xâm lược, Mĩ liên tiếp thất bại ngày càng nặng nề ở cả 2 miền Nam-Bắc Việt Nam. Cuộc tấn công bằng B52 vào Hà Nội và sự cố gắng cuối cùng trong sự leo thang chiến tranh của Mĩ.
+ N.2: HS thuật lại diễn biến lễ kí kết..
+ N.3 : Mĩ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
+ Là kết quả sau gần 18 năm chiến đấu gian khổ, hi sinh của dân tộc Việt Nam. Là một văn bản chấp nhận thất bại của Mĩ từ đây Mĩ phải “cút” để tiến tới ta “Đánh cho nguỵ nhào” như lời Bác Hồ đã dạy.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 13/03/2017
Ngày dạy: 15/03/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
A/ Mục đích yêu cầu : 
 1) Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự miêu tả, những giác quan được sử dụng để quan sát, những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn .
 2) Nâng cao kỷ năng làm bài văn tả cây cối .
B/ Đồ dùng dạy học : - Phiếu bài tập ghi nội dung bài tập 1
	 - 03 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 1 trên phiếu
	 - Sưu tầm tranh ảnh về một số loài cây, hoa, quả, 
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I - Kiểm tra bài cũ : HS đọc lại đoạn văn đã viết tiết TLV trước .
II - Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Năm lớp 4, các em đã học về văn miêu tả cây cối. Trong tiết học này, các em sẽ ôn tập để khắc sâu kiến thức về văn tả miêu tả cây cối, để tiết sau sẽ luyện viết 1 bài văn tả cây cối.
2 / Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- Cho HS đọc bài Cây chuối mẹ và 3 câu hỏi a , b , c.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối .
-HS đọc thầm lại bài Cây chuối me; suy nghĩ và làm bài .
- GV phát 3 tờ giấy cho 3 HS làm bài .
- GV cho HS trình bày kết quả .
- GV nhận xét và bổ sung; chốt lại kết quả đúng . 
*Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 
- GV nhắc lại yêu cầu .
+ GV lưu ý: Khi tả có thể chọn lựa cách miêu tả: Tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian .
- GV giới thiệu tranh ảnh .
- Cho HS làm bài .
- Cho HS trình bày kết quả .
- GV chấm 1 số đoạn văn hay .
- GV nhận xét, bổ sung .
III - Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại .
- Cả lớp chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết TLV tới. (Đọc trước 5 đề bài, chọn 1 đề, quan sát trước 1 loài cây)
4/ 
1/ 
16/
16/ 
3/ 
- 02 HS lần lượt đọc .
- HS lắng nghe.
- 02 HS đọc, lớp theo dõi SGK .
- HS đọc Cây chuối mẹ, cả lớp theo dõi trên bảng .
-HS làm bài .
- 03 HS làm bài trên giấy .
- HS làn trên giấy lên dán trên bảng.
- Lớp trao đổi, nhận xét .
- 01 HS đọc, cả lớp đọc thầm .
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh ảnh .
- HS làm bài vào vở .
- 1 số HS đoạn văn vừa viết.
- Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 16 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 14/03/2017
Ngày dạy: 16/03/2017
 Tiết 1: Toán
Thời gian
A – Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động.
 - Thực hành tính thời gian của một chuyển động.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ.
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo cặp.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên làm bài tập 4.
- 1 HS nêu cách tính và công thức tính quãng đường. 
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : Thời gian 
2) Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Hình thành cách tính thời gian 
Bài toán 1:
- Nêu bài toán trong SGK. Cả lớp tự giải.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Vận tốc 42,5 km/giờ cho biết điều gì ?
- Hướng dẫn HS đi đến cách tính:
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 s : v = t
- Giúp HS đi đến kết luận: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
 t = s : v
- Gọi 2HS nhắc lại.
Bài toán 2:
- Nêu đề toán, gọi 1 HS đọc lại đề bài.
- Cho HS dựa vào công thức tính thời gian vừa được học để giải bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng làm; HS dưới lớp làm nháp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét (sửa chữa nếu có)
- Gọi vài HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức tính thời gian.
-H: Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra các công thức còn lại không? Tại sao ?
- GV viết sơ đồ lên bảng: 
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS làm câu a) và nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở các câu còn lại.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài (nếu có).
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt đề bài.
- Cho 2 HS lên bảng giải, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
IV - Củng cố :
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian và nêu quy tắc? 
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
1/
5/
1/
12/
16/
3/
2/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
 - 1HS làm bài.
 - 1 HS nêu.
- HS nghe .
 - HS đọc và giải.
+ Thời gian ô tô đi quãng đường đó.
+ 1 giờ ô tô đi được quãng đường là 42,5 km.
+Lấy quãng đường chia cho vận tốc của ô tô.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại. 
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- 2 HS nhắc.
- v = s : t s = v x t (vì muốn tìm số bị chia ta lấy số chia nhân với thương; t = s : v (vì muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương)
- HS đọc đề bài
- Điền 0,5 giờ.
- HS làm bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài (nếu sai)
- HS đọc đề bài, tóm tắt.
- HS làm bài.
- HS nêu. 
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 14/03/2017
Ngày dạy: 16/03/2017
Tiết 2: Địa lý
Châu Mĩ
A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS:
 - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lý, giới hạn của châu Mỹ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
 - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mỹ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung Mỹ hay Nam Mỹ).
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núivà đồng bằng lớn ở châu Mỹ trên bản đồ (lược đồ).
 B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Bản đồ Thế giới hay quả Địa cầu.
 - Bản đồ tự nhiên châu Mỹ(nếu có). 
 - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-zôn (Nếu có)
 2 - HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút. 
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
II- Kiểm tra bài cũ: Châu Phi (tiếp theo) 
 + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á ?
+ Em biết gì về đất nước Ai Cập ?
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài
II - Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “Châu Mỹ”.
 2. - Hoạt động : 
 a) Vị trí địa lí và giới hạn .
* HĐ 1 :.(làm việc theo nhóm nhỏ)
 Bước 1: 
 - GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây (Lưu ý GV: đường phân chia hai bán cầu đông và là một vòng tròn đi qua kinh tuyến 200T – 1600Đ)
- GV hỏi : Quan sát Quả Địa cầu cho biết : Những châu lục nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây ?
 Bước 2: HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK, cụ thể :
+ Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào.
 + Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng ở thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới.
Bước 3: 
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận : Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
 b) Đặc điểm tự nhiên.
 * HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 Bước1: HS trong các nhóm quan sát hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
 - Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, e, g và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
- Nhận xét về địa hình Châu Mĩ. 
- Nêu tên và chỉ trên hình 1 :
 + Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ.
 + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ .
 + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ .
 + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. 
 Bước 2:
+ GV yêu cầu HS chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
+ GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
 Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông: Dọc bờ biển phía Tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc -đi -e và An- Đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: Đồng bằng Trung tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng a-ma-dôn ở Nam Mĩ; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
* HĐ3: (làm việc cả lớp)
 GV hỏi :
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
+ Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu ? (HS khá, giỏi).
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.
Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiết đới lớn nhất thế giới. 
III - Củng cố :	
 + Tìm châu Mĩ trên Quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Tự nhiên Thế Giới?
 + Em hãy nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ ?
IV - Nhận xét - dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau: “Châu Mĩ (Tiếp theo)”. 
4/
1/
8/
12/
7/
2/
1/
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
- HS theo dõi.
+ Những châu lục nằm ở bán cầu đông: Châu Á, Phi, Âu, Châu Đại dương. Những châu lục ở bán cầu tây: Châu Mỹ.
+ Phía đông giáp với Đại Tây dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.
- Châu Mĩ có diện tích 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau châu Á.
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
-HS nghe.
- Các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ .
- Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông .
+ Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao, đồ sộ như dãy Cooc-đi-e, dãy An-đét.
+ Đồng bằng trung tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ 
+ Ở phía đông có dãy núi A-pa-lat . Có các cao nguyên như là cao nguyên Bra-xin, cao nguyên Guy-an.
+ Sông A-ma-dôn và sông Pa-ra-na 
+ HS lên chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
- HS nghe.
+ Khí hậu hàn đới, khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới .
+ Vì châu Mĩ nằm trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam 
+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất .
- HS giới thiệu .
-HS trả lời.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
Ngày soạn: 14/03/2017
Ngày dạy: 16/03/2017
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Liên kết các câu trong bài 
bằng từ ngữ nối 
A/ Mục tiêu :
	-Kiến thức : HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối .
	-Kĩ năn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 27.doc