Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

ÔN TẬP ĐỌC TUẦN 29

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS ôn tập lại 2 bài tập đọc đã học ở tuần 29, nắm được nội dung, ý nghĩa 2 bài tập đọc Một vụ đắm tàu và Con gái.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, rõ ràng, trôi chảy. Luyện đọc diễn cảm bài tập đọc.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng phụ nữ, yêu quý tình bạn.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ SGK; Đoạn văn để luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS đọc bài Con gái trả lời câu hỏi trong SGK.

- Lớp và HS nhận xét.

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS luyện đọc theo cặp
- Các cặp thi đọc
- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 bài tập đọc
? Nêu ý chính của từng đoạn?
? Nêu ý nghĩa của từng bài?
- Cho HS đọc lại.
- HS đọc thầm bài
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc lại.
HĐ 3: (10 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
(cả 2 bài thực hiện tương tự)
- Mời HS nối tiếp đọc bài
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài
- Cho HS luyện đọc diễn cảm một đoạn trong bài theo nhóm.
- Yêu cầu thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét
- HS nối tiếp đọc bài
- HS nêu giọng đọc 
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc
- Lớp nhận xét
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS luyện đọc diễn cảm 2 bài tập đọc.
- Chuẩn bị bài sau: Tà áo dài Việt Nam.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4
Toán
tiết 146: ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu 	
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Bài 1
- Mời 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- GV nhận xét.	
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài	 theo sự hướng dẫn của GV
- HS trình bày kết quả
- Lớp nhận xét
HĐ 2: (12 phút)
Bài 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào nháp
- Gọi HS lên bảng làm
- GV nhận xét, đánh giá bài làm 
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài	
- 2 HS lên bảng làm bài
a) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2 
 = 1000 000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 
 = 0,0001ha 
HĐ 3: (10 phút)
Bài 4
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- Mời một HS nêu cách làm
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu cách làm
- HS làm bài	
- 1HS làm bảng phụ 
Kết quả:
a) 65 000m2 = 6,5 ha 
b) 6km2 = 600 ha
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống kiến thức của bài.	
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đo thể tích.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Đạo đức
bài 14: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Biết tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. 
2. Kĩ năng: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
3. Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thẻ màu, tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Đạo đức.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Tìm hiểu 
thông tin
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và mời một số HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc thông tin
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
HĐ 2: (8 phút)
Làm BT1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu	
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- Mời một số HS trình bày 
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
HĐ 3: (15 phút)
Bày tỏ thái độ 
(BT 3 - SGK)
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
+ Thẻ đỏ: Tán thành.
+ Thẻ xanh: Không tán thành.
- Yêu cầu HS giải thích lý do
- GV kết luận: 
+ Các ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai.
+ Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước
- Một số HS giải thích lí do
- Lớp lắng nghe
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1HS đọc lại nội dung Ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
bài 28: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện hòa Bình 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết: 
- Việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
 - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
 - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, kĩ năng trình bày.
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử xây đựng đát nước. 
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Mời HS nêu ý nghĩa lịch sử của việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất?.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (3 phút)
Làm việc cả lớp 
- GV nêu tình hình nước ta sau 1975.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (8 phút)
Làm việc nhóm 4 
- GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm 4:
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức xây dựng khi nào?
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng ở đâu?
+ Sau bao nhiêu lâu thì hoàn thành?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (5 phút)
Làm việc cả lớp
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao?
- Mời một số HS trình bày.
- Gv nhận xét, kết luận.
- Cả lớp thảo luận câu hỏi.
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
HĐ 4: (8 phút)
Làm việc theo nhóm 6
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+ Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS làm việc theo nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 5: (2 phút)
Làm việc cả lớp
- GV nhấn mạnh: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước. Là công trình tiêu biểu đầu tiên thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
- Cho HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nêu cảm nghĩ.
- HS phát biểu ý kiến.
4. Củng cố (2 phút) 
- GV hệ thống nội dung kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung của bài.
- Tìm hiểu lịch sử địa phương để giờ sau tìm hiểu lịch sử địa phương.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016
(Đ/c Cúc soạn giảng)
Ngày soạn: 11/04/2016
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 + 2 + 3 + 4
(Đ/c Hương - PHT soạn giảng)
Tiết 5
Khoa học
Bài 59: sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nắm được quá trình sinh sản của thú: Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
2. Kĩ năng: So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim; Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
3. Thái độ: Yêu thích khám phá thiên nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS mô tả sự sinh sản và nuôi con của chim.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Quan sát
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 2
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, kết luận: 
- Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
* Chim đẻ trứng, mỗi trứng nở thành một con.
* ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú bố mẹ.
 Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự kiếm ăn.
- HS thảo luận hóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi.
+ Trong bụng mẹ.
- HS chỉ và nói
+ Thú con có hình dạng giống thú mẹ.
- Một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (14 phút)
Làm việc với phiếu học tập
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu
+ Đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ một con (không kể trường hợp đặc biệt)
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ,...
2 con trở lên
Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột, 
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệt thống kiến thức bài học. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại nội dung của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1). 
2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
3. Thái độ: HS thích làm văn, giáo dục HS biết yêu quý, bảo vệ động vật.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật; Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1a.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 1 HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn đã được viết lại sau tiết Trả bài văn tả cây cối tuần trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Mời 2 em đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật. 
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn gồm mấy đoạn?
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c) Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- 2 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân,3 HS làm vào bảng nhóm.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo lên bảng và trình bày. 
+ Bài văn gồm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (câu đầu) - (Mở bài kiểu trực tiếp): Giới thiệu sự xuất hiện của hoạ mi vào các buổi chiều.
- Đoạn 2 (tiếp cho đến cỏ cây): Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Đoạn 3 (tiếp cho đến đêm dày): Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
- Đoạn 4 (kết bài không mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
+ Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác.
 Bằng thị giác: nhìn thấy hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân, thấy họa mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
 Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
- HS phát biểu.
HĐ 2: (18 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2 
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài. 
- GV giới thiệu tranh, ảnh: một số con vật để HS quan sát, làm bài.
- Yêu cầu lớp viết bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp quan sát tranh, ảnh.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu con vật em chọn tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 HS nêu lại cấu tạo bài văn tả con vật.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết bài văn tả con vật.
- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
bài 28: các đại dương trên thế giới 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
2. Kĩ năng: Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích); Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV mời 2 HS nêu những nét nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Làm việc theo nhóm 4
1. Vị trí của các đại dương
- GV phát phiếu học tập.
- HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoặc quả Địa cầu rồi hoàn thành phiếu học tập.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
HĐ 2: (15 phút)
Làm việc 
theo cặp
2. Một số đặc điểm của các đại dương 
Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
Bước 2:
- Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
- GV nhận xét, kết luận (SGV-146).
- HS thảo luận nhóm 2.
+ Thứ tự đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
+ Thuộc về Thái Bình Dương.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS lên chỉ và mô tả.
4. Củng cố (3 phút) 
- GV yêu cầu HS trả lời: 
+ Hãy kêt tên các đại dương trên thế giới ?
+ Nêu đặc điểm nổi bật của các đại dương ?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Địa lí địa phương.
* Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
(HS tham gia chương trình Em tập làm chiến sĩ)
Ngày soạn: 13/04/2016
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
tiết 149: ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời 1 HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Bài 1 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài.
- Cho HS nêu miệng nối tiếp mỗi HS 1 dòng.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu kết quả nối tiếp
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng
1 tuần = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
- Các HS khác nhận xét.
HĐ 2: (12 phút)
Bài 2
- Mời 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời 4 HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 4 HS lên chữa bài.
a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng
 3 phút 40 giây = 220 giây
 1 giờ 5 phút = 65 phút
 2 ngày 2 giờ = 26 giờ
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng
 150 giây = 2 phút 30 giây
 144 phút = 2 giờ 24 phút
 54 giờ = 2 ngày 6 giờ
c) 60 phút = 1 giờ
 45 phút = giờ = 0,75 giờ
 15 phút = giờ = 0,15 giờ
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
 90 phút = 1,5 giờ
 30 phút = giờ = 0,5 giờ
 6 phút = giờ = 0,1 giờ
 12 phút = giờ = 0,2 giờ
 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ
 2 giờ 12 phút = 2, 2 giờ
 ... 
HĐ 3: (5 phút)
Bài 3
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời một số cặp trình bày.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài sau đó một số cặp trình bày kết quả.
* Kết quả: Lần lượt là:
Đồng hồ chỉ: 10 giờ; 6 giờ 5 phút; 9 giờ 43 phút; 1 giờ 12 phút. 
HĐ 4: (8 phút)
Bài 4
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- 1 HS nêu kết quả.
Kết quả: Khoanh vào B
4. Củng cố (3 phút)
- Mời 1 HS nêu lại bảng đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Tự ôn lại bài, ghi nhớ bảng đơn vị đo thời gian.
- Chuẩn bị bài sau: Phép cộng.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Toán
Tiết 150: phép cộng
i. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng: Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS làm bài tập sau, lớp làm nháp: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3 năm 2 tháng =  tháng 120 phút =  giờ
250 năm =  thế kỉ 50 giờ =  ngày  giờ
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS ôn phép cộng
- GV nêu biểu thức: 
a + b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số tính chất của phép cộng?
+ a, b: số hạng 
 c: tổng
+ Tính chất giao hoán: 
a + b = b + a
 Tính chất kết hợp: 
 (a + b) + c = a + (b + c)
Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a
HĐ 2: (25 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở	
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu
- Lớp làm bài vào vở
- 3 HS chữa bài bảng lớp	
- Cả lớp nhận xét
 889972 + 96308 = 986280
 = ; = 
 926,83 + 549,67 = 1476,5
+ Bài 2
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nghe hướng dẫn.
- Lớp làm vào vở, 3HS làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
a) (689 + 875) + 125 
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13
 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69 = 38,69
+ Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm
VD về lời giải:
a) Dự đoán x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
+ Bài 4
- Mời 1 em đọc bài toán
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Y/c HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là:
 = = 50% (thể tích bể)
 Đáp số: 50% thể tích bể.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- HS xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Phép trừ.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
3. Thái độ: Yêu tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV mời 2 HS làm lại BT3 tiết LTVC trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong phiếu học tập.
- GV nhận xét, chốt lời giải.
+ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (câu b). 
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ (câu c).
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép (câu a).
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Một số học sinh trình bày.
- Các HS khác nhận xét.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- GV gợi ý:
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống tron

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.1.2016.doc