Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 24: ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông; Biết đọc, viết các đơn vị đo diện tích: đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông; Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình vẽ SGK, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

 

doc 17 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2015
Tiết 1
Toán
tiết 24: đề-ca-mét vuông. héc-tô-mét vuông
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông; Biết đọc, viết các đơn vị đo diện tích: đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông; Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông.
2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình vẽ SGK, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảnglàm bài sau:
a) 5kg 9g = ... g b) 1854 g = ... kg ... g 
 6 tấn 3 tạ = ... yến 3845 kg = ... tấn ... kg 
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông 
? Em nêu tên những đơn vị đo diện tích đã học?
* Hình thành biểu tượng về đề- ca- mét vuông
- GV yêu cầu quan sát hình vuông
? Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
? Km2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
? Vậy, đề- ca - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
- GV giới thiệu cách đọc, cách viết và kí hiệu.
* Mối quan hệ giữa dam2 và m2 
? 1dam bằng bao nhiêu mét?
- GV yêu cầu HS chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
? Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét?
? Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1dam thành các hình vuông nhỏ cạnh 1m thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?
? Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
? 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
? Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông?
? Đề- ca- mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông?
+ cm2; dm2; m2; km2
- HS quan sát hình.
+ ... có cạnh dài 1m.
+ ... có cạnh dài 1km
+ Đề- ca- mét- vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.
- HS đọc, viết kí hiệu:
Kí hiệu: dam2
Đọc là: đề- ca- mét vuông.
+ 1dam = 10m
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ ... có cạnh dài 1m
+ Được tất cả 10 x 10 = 100 (hình vuông)
+ ...có diện tích là 1m2
+ ... có diện tích là
 1 x 100 = 100 (m2)
+ 1dam2 = 100m2
+ ... gấp 100 lần mét vuông.
HĐ 2: (8 phút)
Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- tô- mét vuông
- GV giới thiệu tương tự như mục .
* Hình thành biểu tượng về hm2
- GV giới thiệu héc- tô- mét vuông viết tắt là hm2, đọc là héc- tô- mét vuông.
* Mối quan hệ giữa hm2 và dam2 
1hm2 = 100dam2
- HS viết: hm2 
- Nối tiếp đọc: héc- tô- mét vuông
HĐ 3: (15 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các số đo diện tích.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào SGK.
- HS nối tiếp đọc
+ Một trăm linh năm đề- ca- mét vuông. 
+ Ba mươi hai nghìn sáu trăm đề- ca- mét vuông.
+ Bài 2
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Mời HS chữa bài. 
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
a) 271dam c) 603 hm
b) 18954 dam d) 34620 hm
+ Bài 3 ( ý a cột 1)
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Mời HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS quan sát mẫu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài.
a) 2dam2 = 200m2 
 30hm = 3000dam
- 2 HS nêu cách làm.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại 2 đơn vị đo diện tích vừa học và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là từ đồng âm.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu truyện vui và các câu đố.
3. Thái độ: HS yêu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, ... có tên gọi giống nhau.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS đọc bài văn miêu tả cảnh thanh bình đã làm ở tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét
+ Bài tập 1
- GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Em có nhận xét gì trong hai câu trên?
+ Hai câu này có từ nào giống nhau?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng:
+ Câu (cá): bắt cá, tôm, ... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) ... 
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn...
? Thế nào là từ đồng âm?
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp hoàn thành bài.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS nêu.
HĐ 2: (5 phút)
Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ.
- 4 HS đọc nối tiếp nội dung Ghi nhớ trong SGK.
HĐ 3: (15 phút)
Luyện tập
+ Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp (TG 3’).
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp. 
- HS nối tiếp nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu và mẫu, lớp đọc thầm.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét.
+ Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu nội dung của mẩu chuyện? 
- GV nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu miệng, giải thích.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu nội dung của mẩu chuyện.
+ Bài tập 4
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi giải đố nhanh. 
- GV nhận xét kết luận:
a) con chó thui; từ chín trong câu đố đó có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
b) cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng).
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thi giải đố nhanh.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Học thuộc phần Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh. Biết cách sắp xếp ý, câu, đoạn để viết thành bài văn.
2. Kĩ năng: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Về ý, bố cục, dùng từ đặt câu, ... ); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, con người.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, ... cần chữa chung trước lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Mời 1 em nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét
- GV viết đề bài lên bảng.
+ GV nhận xét ưu điểm: Phần lớn các em đã hiểu và viết đúng yêu cầu đề bài. Bài có bố cục rõ ràng. Biết dùng từ khi miêu tả. Trình bày sạch sẽ. 
+ GV nhận xét nhược điểm: ý diễn đạt chưa rõ. Dùng từ chưa hay. Đặt câu lủng củng. Sai lỗi chính tả.
- Đọc một số bài làm tốt.
- HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- HS nghe
- Lớp theo dõi.
HĐ 2: (20 phút)
Trả bài
- GV trả bài cho HS.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi về ý, lỗi đặt câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
? Em nhận xét gì về bài của bạn?
- HS chữa bài theo cặp.
- HS nối tiếp nêu.
- HS tự viết lại đoạn văn mà các em mắc lỗi.
- HS đọc đoạn văn viết lại.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại bài văn tả cảnh.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm đơn. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
bài 9-10: thực hành: nói “không” đối với các chất 
gây nghiện (tiếp)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm chắc tác hại của thuốc lá, rượu, bia.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng từ chối không sử dụng ma tuý và các chất kích thích.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị 1 chiếc ghế cho trò chơi; Bảng phụ chép sẵn tình huống cho hoạt động 4.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Rượu, bia, ma tuý có tác hại như thế nào tới sức khỏe con người?
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Trò chơi "Chiếc ghế nguy hiểm"
- GV hướng dẫn, dùng ghế GV.
- GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang.
- GV để chiếc ghế ở giữa cửa ra vào và yêu cầu: cả lớp đi vào (GV nhắc HS đi cẩn thận không chạm vào ghế).
- Sau khi HS về chỗ, GV nêu câu hỏi thảo luận cặp:
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ?
+ Tại sao đi qua chiếc ghế, 1 số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ? Tại sao có người biết chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế ?
+ Tại sao khi bị xô đẩy, các bạn cố gắng để không ngã vào ghế?
+ Tại sao có người lại tự mình chạm tay vào ghế?
- GV nhận xét, kết luận.
? Sau khi chơi trò chơi "Chiếc ghế nguy hiểm", em có nhận xét gì?
? Để sống an toàn chúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (18 phút)
Đóng vai
- Chia lớp thành 7 nhóm thảo luận và đóng vai tình huống trong SGK.
+ Nhóm 1,2: Tranh 1
+ Nhóm 3,4: Tranh 2
+ Nhóm 5,6, 7: Tranh 3
? Việc từ chối thuốc lá, rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
? Trong trường hợp bị dọa dẫm, chúng ta nên làm gì?
? Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được?
- GV kết luận (SGK).
- Các nhóm thảo luận tìm tình huống đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
4. Củng cố (2 phút)
? Khi có người rủ em thử các chất gây nghiện em sẽ làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Các em luôn phải cảnh giác và phải biết từ chối, không sử dụng chất kích thích và ma túy.
- Chuẩn bị bài sau: Dùng thuốc an toàn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và uống thông thường trong gia đình.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng các đồ dùng nấu ăn trong gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh một số dụng cụ nấu ăn và uống thông thường; Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thêu dấu nhân. 
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình
? Thường ngày, gia đình em thường dùng những dụng cụ nào để nấu ăn và uống ?
- GV ghi lên bảng tên các dụng cụ đun, nấu.
- Gọi HS nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ dùng để đun, nấu hàng ngày.
- HS kể tên các dụng cụ thường dùng trong gia đình. 
- HS kể tên các dụng cụ đun, nấu.
- HS nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ dùng để đun, nấu hàng ngày.
HĐ 2: (12 phút)
Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm, cách bảo quản, cách sử dụng một số loại dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình của em?
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- Mời các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm.
- GV nhận xét và kết luận.
- HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
- Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào phiếu .
- 3 nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm. 
- Nhóm khác nhận xét.
HĐ 3: (5 phút)
Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS hoàn thành bài tập.
+ Bếp đun có tác dụng gì?
+ Các dụng cụ nấu dùng để làm gì?
+ Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là gì?
- GV cho HS đối chiếu kết quả và tự đánh giá.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS trong tiết học.
- HS hoàn thành bài tập trên phiếu.
- HS đối chiếu kết quả và tự đánh giá.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại phần Ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị nấu ăn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Ôn Tiếng Việt
Luyện từ và câu: Từ đồng âm
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức về từ đồng âm.
2. Kĩ năng: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu truyện vui và các câu đố.
3. Thái độ: HS yêu tiếng Việt.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
? Thế nào là từ đồng âm ?
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp. 
- HS nối tiếp nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (8 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu và mẫu, lớp đọc thầm.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu nội dung của mẩu chuyện? 
- GV nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu miệng, giải thích.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu nội dung của mẩu chuyện.
HĐ 4: (5 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 4
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi giải đố nhanh. 
- GV nhận xét, kết luận:
a) con chó thui; từ chín trong câu đố đó có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
b) cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng).
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thi giải đố nhanh.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Học thuộc phần Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác. 
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 08/09/2015
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2015
Tiết 1 + 2 
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
Tiết 25: Mi - li - mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li- mét vuông. Biết quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng- ti- mét vuông; Biết tên gọi, ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo các phép toán liên quan đến đơn vị đo diện tích.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng đơn vị đo diện tích.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- HS lên bảng làm bài sau:
1 dam2 =  m2; 1 hm2 =  dam2.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Hình thành biểu tượng về mi- li- mét vuông
- Hãy nêu các đơn vị đo diện tích đã học. 
- GV treo hình minh hoạ như SGK, hỏi:
+ Hình vuông có cạnh là bao nhiêu? (1mm)
+ Tính diện tích hình vuông cạnh 1mm.
- Yêu cầu nêu kí hiệu và cách đọc đơn vị mi- li- mét vuông.
+ cm2, dm2, m2,dam2,hm2,km2.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu cách kí hiệu của mi-li- mét vuông.
- HS viết, đọc mm2.
HĐ 2: (5 phút)
Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng- ti- mét vuông
- Yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, thảo luận:
+ Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm.
+ Diện tích của hình vuông có cạnh 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm?
+ Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2? 
+ Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
- HS quan sát, thảo luận cặp, báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
+ 1 cm2 = 100 mm2 
+ 1 mm2 = cm2
- 4 HS đọc lại.
HĐ 3: (8 phút)
Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ cột sẵn như phần b- SGK.
+ Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
+ 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề- xi- mét vuông?
+ 1 m2 = ? phần dam2
+ Yêu cầu HS làm tương tự các cột khác vào bảng phụ, sách.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV đặt câu hỏi HS nêu phần nhận xét.
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm vào SGK.
- 1 em làm bảng phụ.
- 3HS nêu.
HĐ 4: (12 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 168mm2; 2310 mm2
+ Bài 2 (ý a cột 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS làm SGK, 1HS làm trên bảng phụ.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS nêu.
- 2HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. Cả lớp làm bài.
- HS nêu miệng.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (2 phút)
? Trong bảng đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị hơn, kém nhau bao nhiêu?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ bảng đơn vị đo diện tích.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
Tuần 5
I. mục tiêu 
 - GV giúp HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình sau tuần học.
 - HS thấy được trách nhiệm của bản thân.
II. Nội dung 
1. Kiểm điểm tuần 5
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua về: Học tập, nề nếp, lao động vệ sinh.
- Các tổ trưởng báo cáo theo dõi tuần qua của tổ mình.
- Các tổ cho ý kiến, nhận xét, đóng góp.
- Cá nhân HS đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét:
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
2. Phương hướng tuần 6
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được. Duy trì tốt nề nếp và học tập.
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.2.2015.doc