Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng đinh qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa trang 85 SGK.

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS ĐTL đoạn thơ bài thơ Trước cổng trời và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 - Nhận xét

 2/ Bài mới:

 Giới thiệu bài: “Cái gì quý nhất ?”

v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.

- GV chia bài 3 đoạn như SGK.

- Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần)

- Lần: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.

- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

- Lần 3: HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK.

- GV cho HS đọc theo nhóm đôi, yêu cầu báo cáo, sửa sai.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu cả bài.

 

doc 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm gì?
	 - Chuẩn bị bài sau .
 - GV nhận xét tiết học.
 _________________________________________________
Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
1/KT, KN : 
 - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu truyện Bầu trời mùa thu (BT1, BT2)
 - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
2/TĐ : Có tình yêu đối với cảnh đẹp quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị :
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài;1’ 
Hoạt động 2: HDHS làm BT: 28-29’ 
a) Hướng dẫn làm BT1 + BT 2.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
* 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS làm vào giấy.
HS trình bày kết quả.
+Bầu trời xanh như mặt nước mêt. mỏi trong ao.
+Nh +Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá:
 Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
Bầu trời dịu dàng
Bầu trời buồn bã.
Bầu trời trầm ngâm.
Bầu trời nhớ tiếng hót...
Bầu trời cúi xuống lắng nghe.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 3.
-* HS đọc yêu cầu đề .
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- HS làm bài cá nhân: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em.
- 1 số HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’ 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG MÙA THU 
I. MỤC TIÊU: 
 -Kể lại được một số sự kiện nhân dân Hà Nội khởi ngĩa giành chính quyền thắng lợi : Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tin tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tin, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù : Phủ Khâm sai, Sở mật thám, Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi ngĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
 - Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả :
 + Tháng 8 – 1945 nhân dân ta vùng lên khởi ngĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
 + Ngày 19 – 8 trở thành kỉ niệm Cách Mạng tháng Tám
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội .
	 - Phiếu học tập của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: “Xô Viết Nghệ Tĩnh”
 - 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
 . + Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên?
 + Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?
	- GV nhận xét 
	 2/ Bài mới :
	Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHoạt động 1: Thời cơ cách mạng . 
- Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?
vHoạt động 2: Diễn biến về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/ 8/ 1945 ở Hà Nội. 
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc đoạn “Ngày 18/8/1945  nhảy vào”.
 - Giáo viên nêu câu hỏi.
+	Không khí khởi nghĩa của Hà Nội được miêu tả như thế nào?
+	Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào?
- GV nhận xét.
 + Mùa thu năm 1945, Hà nội vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
GV chốt và giới thiệu một số tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội.
 + Ngày 19/8 là ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 8 của nước ta.
vHoạt động 3:Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- GV: Nêu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? 
 +Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? 
- GV hỏi: Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
v	Hoạt động 4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.. 
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám? 
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
* GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám .
 cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ, đã đập tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập tự do , hạnh phúc
- HS thảo luận N2 để tìm câu trả lời.
- Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một, vì : Từ năm 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8 – 1945, quan Nhật ở Châu Á thua trận và đầu hàng đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng .
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 
19 – 8 – 1945 .
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất .
- Học sinh nêu.
- Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS nêu: Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
 + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
 + Huế (23-8), rồi Sài Gòn (25-8) và đến 28-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước.
+ Nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một. 
+ Ý nghĩa: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến .
- Học sinh nêu lại 
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/20.
 - Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội như thế nào? Trình bày tự liệu chứng minh?
 - Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________________
Buổi chiều:
 LUYỆN TẬP VỀ
 VỐN TỪ THIÊN NHIÊN. TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Chọn từ thích hợp: dải lụa, thảm lúa, kì vĩ, thấp thoáng, trắng xoá, trùng điệp điền vào chỗ chấm :
 Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên. ; phía tây là dãy Trường Sơn.., phía đông nhìn ra biển cả, Ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như vắt ngang giữavàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt .kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhôdưới rừng dương.
 Bài tập2 : 
H : Đặt các câu với các từ ở bài 1 ?
+ Kì vĩ
+ Trùng điệp
+ Dải lụa
+ Thảm lúa
+ Trắng xoá.
+ Thấp thoáng.
 Bài tập3 : (HSKG)
H : Đặt 4 câu với nghĩa chuyển của từ ăn ?
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Thứ tự cần điền là : 
+ Kì vĩ
+ Trùng điệp
+ Dải lụa
+ Thảm lúa
+ Trắng xoá
+ Thấp thoáng.
Gợi ý :
- Vịnh Hạ Long là một cảnh quan kì vĩ của nước ta.
- Dãy Trường Sơn trùng điệp một màu xanh bạt ngàn.
- Các bạn múa rất dẻo với hai dải lụa trên tay.
- Xa xa, thảm lúa chín vàng đang lượn sóng theo chiều gió.
- Đàn cò bay trắng xoá cả một góc trời ở vùng Năm Căn.
- Mấy đám mây sau ngọn núi phía xa.
Gợi ý :
- Cô ấy rất ăn ảnh.
- Tuấn chơi cờ rất hay ăn gian.
- Bạn ấy cảm thấy rất ăn năn.
- Bà ấy luôn ăn hiếp người khác.
- Họ muốn ăn đời, ở kiếp với nhau.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Toán: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
-Củng cố đổi số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo đã học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Bảng phụ, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hình thức tổ chức
Đối tượng
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
32 m2 4dm2 = 3204dm2 85,97m2 = 859700 cm2
7 km2 246 dam2 = 70246dam2
Bài 2: Viết dấu >,<,= thích hợp vào chỗ chấm:
4kg20g ..4,2kg 500g .. 0,5kg
1,8 tấn . 1 tấn 8 kg 0,165 tấn . 16,5 tạ
Bài 3: Một cửa hàng đã bán được 40 bao gạo nếp, mối bao cân nặng 50kg. Gía bán mỗi tấn gạo nếp là 5.000.000 đồng. Hỏi cửa hàng đó bán số gạo nếp trên được bao nhiêu tiền?
 Giải: 
40 bao gạo nếp cân nặng số kg là: 40 x 50 = 2000 (kg)
Đổi 2000 kg = 2 tấn
Số tiền cửa hàng thu được khi bán số gạo nếp trên là: 
 5.000.000 x 2 = 10.000.000 ( đồng)
 Đáp số : 10.000.000 đồng 
Bài 4: Hiệu của hai số bằng 125. Tìm số bé biết nếu cùng bớt mỗi số đi 18 đơn vị thì số bé bằng 2/3 số lớn.
Giải: Nếu cùng bớt của số lớn đi 18 đơn vị và ở số bé 18 đơn vị thì hiệu của hai số vẫn không thay đổi là : 125
Vậy số bé ban đầu là: ( 125 : ( 3-2) x 2 + 18 = 268
Bài 5: Tìm trung bình cộng của các số lẻ nhỏ hơn 2014?
 Số lẻ bé nhất là 1, số lẻ lớn nhất là 2013
Mỗi số lẻ hơn kém nhau 1 đơn vị.
Vậy TBC các số lẻ nhỏ hơn 2014 : ( 2013 -1) : 2 + 1=2007
Cá nhân
Bảng 
Cá nhân
Vở
Cá nhân
Vở
Cá nhân
Vở
Cá nhân
Nháp 
TB –Yếu
TB –Yếu
Toàn lớp 
HS giỏi
HS giỏi
TOAÙN : Kiểm tra
I. YEÂU CAÀU:
- Giuùp HS cuûng coá kiến thức đã học.
 - Reøn kyõ naêng coäng, tröø . 
 - GDHS tính caån thaän tæ mó. 
II. ÑOÀ DUØNG:
-Vôû baøi taäp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
PHẦN 1: Trắc nghiệm (6 điểm) 
Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng
1. Phân số nào là phân số thập phân?
 A. 	B. 	C. 	D. 
2. Chuyển hỗn số sau thành phân số: 
 A. 	B.	C.	D.
3. Tìm x biết:
 x - 1- 
 A.	B. 	C. 	D.
4. Mẹ hơn con 32 tuổi và tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi mẹ, tuổi con?
 A. Mẹ 40 tuổi và con 8 tuổi 	B. Mẹ 37 tuổi và con 5 tuổi
 C. Mẹ 38 tuổi và con 6 tuổi	D. Mẹ 50 tuổi và con 18 tuổi
5.Số nhỏ nhất trong các số: 6,345 ; 6,435 ; 6,543 ; 6,354
 A. 6,345	B. 6,435	C. 6,543	 D. 6,354
6. Một hình chữ nhật có chiều dài 24 m chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu xăng ti mét vuông?
 A. 192 cm2	 B. 192 000cm2 	C. 1 920 000cm2	D. 19 200 cm2
7. Viết hỗn số sau thành số thập phân: 5
 A. 5,28	B. 5,028	C. 52, 8	D. 5, 0028
8. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 7 kg 152 g = .....kg
 A. 7, 0152 	 B. 7,152 	C. 71,52	D. 715,2
PHẦN 2: Tự luận(4 điểm)
Tính :(2 điểm)
a. =. (0,25 đ ) b. = ( 0,25 )
c. = (1đ) d. = (0,5đ) 
2. Nhà trường mua một số vở phát phần thưởng cho học sinh viết chữ đẹp. Mua 15 quyển hết 45 000 đồng. Hỏi nếu mua 120 quyển như vậy thì hết bao nhiêu tiền?
(2 điểm)
Giải
Cách 1
 120 quyển gấp 15 quyển số lần là: (0,75đ) 
120 : 15 = 8 (lần) 
 Nếu mua 120 quyển vở thì hết số tiền là: (1đ) 
45 000 x 8 = 360 000(đồng)
 Đáp số: 360 000 đồng (0,25đ) 
Cách 2
 Giá tiền một quyển vở là: (0,75đ
45 000 : 15 = 3000 (đồng) 
 Nếu mua 120 quyển vở thì hết số tiền là: (1đ) 
3 000 x 120 = 360 000(đồng)
 Đáp số: 360 000 đồng (0,25đ) 
____________________________________________
 Thứ tư ngày 1 tháng 11 năm 2017
Tập đọc : ĐẤT CÀ MAU
I. Mục tiêu:
1/KT,KN:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm – Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.
( TL được các câu hỏi trong SGK )
2/TĐ : Yêu cảnh thiên nhiên và con người ở Cà Mau.
II.Chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính VN.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
-2HS đọc và TLCH bài Cái gì quý nhất.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 2: Luyện đọc: 10-12’ 
- GV HD đọc .
- 1HS đọc mẫu.
- Giọng đọc khoẻ, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn1: Từ đầu...cơn giông
+Đoạn1: Tiếp...cây đước.
+Đoạn1: còn lại.
- HS đọc đoạn nối tiếp. ( 2 lần)
- Luyện đọc từ ngữ.
+ Đọc từ khó: mưa giông,hối hả, bình bát, thẳng đuột, lưu truyền.
+ HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
- Đọc theo nhóm 2.
- HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm lại 1 lần.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: 9-10’’ 
H:Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
H:Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông:Rất đột ngột,dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Mưa ở Cà Mau.
H:Cây trên đất Cà Mau mọc ra sao?
- Cây cối thường mọc thành chân,
thành rặng.Rễ cây dài,cắm sâu vào lòng đất. Đước mọc san sát ...
H:Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
 Nhà cửa theo dọc theo những bờ kênh.Nhà nọ, sang nhà kia phải leo lên cầu bằng cây đước.
H:Hãy đặt tên cho doạn văn này?
H:Người dân ở Cà Mau có tính cách như thế nào? 
 - Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
- Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau. 
Là những người thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại người vật hổ , bắt cá sấu,bắt rắn hổ mây. Họ lưu giữ tinh thần thượng võ của cha ông  
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm: 6-7’ 
- GV hướng dẫn HS giọng đọc.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích nhưng chưa điền tên các đơn vị .
	1/ Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 2 HS lên bảng làm. 
 + Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống: 
 34 tấn 3kg = ............... tấn
 12 tấn 51kg = ............... tấn
 - GV nhận xét 
	 2/ Bài mới:
 Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học toán bài: “Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHoạt động 1: Ôn tập về các đơn vị đo diện tích.
 a)Bảng đơn vị đo diện tích 
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến.
 b) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề. 
- Hãy nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và mét vuông với đề-ca-mét vuông.
- GV viết: 1m2 = 100 dm2 =dam2 vào cột mét.
GV chốt lại mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề nhau.
c) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km2, ha với m2. Quan hệ giữa km2 và ha.
vHoạt động 2: Hướng dẫn viết các số đo diện tích dưới dạng số TP. 
 a. Ví dụ1: GV nêu:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
3m2 5dm2 = ....... m2
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
b) Ví dụ2:Cho HS cả lớp làm ví dụ 2 tương tự như cách tổ chức làm ví dụ 1.
vHoạt động 3:Luyện tập – thực hành
*Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
* Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
* Bài 3: (HS K,G) GV gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
a) 5,34km2 =km2 = 5km2 34ha
 = 534ha
b) 16,5m2 =m2 = 16m2 50dm2
Hát 
- Học sinh nêu các đơn vị đo độ dài đã học - HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km²
hm²
dam²
m²
dm²
cm²
mm²
- Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
1m2 = 100 dm2 = dam2
* Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
* Mỗi đơn vị đo diện tíchbằng(0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.	
 - Học sinh nêu mối quan hệ đơn vị đo diện tích: km2 ; ha với mét vuông.
	1 km2 = 1000 000 m2
	1 ha = 10 000m2
	1 ha = 1 km2 = 0,01 km2
 100
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- HS cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý kiến cho nhau và thống nhất cách làm:
3m2 5dm2 = .......m2
3m2 5dm2 = m2 = 3,05m2
- Vậy 3m2 5dm2 = 3,05m2
- HS thảo luận và thống nhất cách làm:
42dm2 = m2 = 0,42m2
Vậy 42dm2 = 0,42m2
- Học sinh đọc đề – Xác định dạng đổi.
- Học sinh nhận xét - Giải thích cách làm
 a) 56dm2 = m2 = 0,56m2
b)17dm2 23cm2 =dm2 = 17,23dm2
c) 23cm2 =dm2 = 0,23dm2
d) 2cm2 5mm2 =cm2 = 2,05cm2
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét bài bạn.
a) 1654m2 = ha = 0,1654ha
b) 5000m2 =ha = 0,5ha
c) 1ha =km2 = 0,01km2
d) 15ha =km2 = 0,15km2
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét.
c) 6,5km2 =km2 = 6km2 50ha
 = 650ha 
d) 7,6256ha =ha = 76256m2
3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
 - Chuẩn bị: Luyện tập chung 
 - Nhận xét tiết học 
 __________________________________________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
1/KT,KN : Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
2/TĐ : HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
IIChuẩn bị :
- Bảng phụ.
- 4, 5 tờ phiếu khổ to phô tô.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
 2HS đọc đoạn mở bài,kết bài đã làm ở tiết trước.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’ 
Hoạt động 2: Luyện tập; 28-29’ 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
- HS đọc yêu cầu đề .
-Đọc bài Cái gì quý nhất và nêu nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi a,b,c .
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Từng nhóm trao đổi, thảo luận.
- HS trình bày.
- GV treo bảng phụ, chốt lại .
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. 
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm phân vai, thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, khẳng định những nhóm dùng lí kẽ và dẫn chứng thuyết phục.
c) Hướng dẫn HS làm BT 3. 
- HS đọc yêu cầu đề .
-Đọc toàn bộ ý a. 
-Dùng bút chì đánh dấu vào những câu trả lời đúng.
- Sắp đặt các câu đã chọn theo trình tự hợp lí.
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
GV nhận xét, chốt lại:
+ Phải có hiểu biết...
+Phải có ý kiến riêng..
+ Phải có lí lẽ để bảo vệ ý kiến riêng.
+ Phải có dẫn chứng thực tế.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS, những nhóm làm bài tốt.
- Chuẩn bị bài tiếp.
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI 
I. MỤC TIÊU: 
 -Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bệnh xâm hại.
 -Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
 -Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh minh họa trong SGK .
	- Phiếu ghi sẵn tình huống .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
	- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
 + HIV lây truyền qua những đường nào?
 + Nêu những cách phòng chống lây nhiễm HIV?
 - Nhận xét
	 2/ Bài mới:
	 Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta hãy tìm những biện pháp ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
KHI NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ BỊ XÂM HẠI? 
 HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 38 SGK.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
Ngoài các tình huống đó em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết?
Ví dụ: + Đi một mình ở nơi vắng vẻ.
+ Đi một mình trong ban đêm, khi đã quá muộn...
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp đã nêu ở trên?)
- Ghi lại những việc nên làm để phòng tránh bị xâm hại.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến bổ sung lên bảng để có ý kiến đầy đủ.
Để phòng tránh bị xâm hại cần:
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không ra đường một mình khi đã muộn.
Hoạt động 2
ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI
- Chia HS thành nhóm theo tổ.
- Hoạt động trong tổ theo hướng dẫn của GV.
- Đưa tình huống cho các nhóm và yêu cầu HS xây dựng lời thoại. 
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
*Tình huống1: Nam đến nhà Bắc chơi. Gần 9 giờ tối, Nam đứng dậy định về thì Bắc cứ cố rủ ở lại xem đĩa phim hoạt hình cậu mới được bố cho hôm qua.Nếu em là Nam em sẽ làm gì khi đó?
*Tình huống 2: Thỉnh thoảng Nga lên mạng internet và chat với một bạn trai. Bạn ấy giới thiệu là học trường Giảng Võ. Sau vài tuần bạn rủ Nga đi chơi. Nếu là Nga, khi đó em sẽ làm gì?
GV chốt: Xung quanh có thể có những người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói. (cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn thân).
- Các nhóm thảo luận, đóng vai để giải quyết các tình huống.
* Tình huống 3: Trời mùa hè nắng chang chang. Hôm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi bộ về nhà. Đang đi trên đường thì một chú đi xe gọi cho Hà đi nhờ. Theoem, Hà cần làm gì khi đó?
*Tình huống 4: Minh đang học bài thì nghe tiếng gọi ngoài cổng. Minh hé cửa ra thì thấy một người rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà đợi bố Minh. Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các nhóm lên đóng kịch.
- Nhận xét các nhóm có sáng tạo, có lời thoại hay, đạt hiệu quả.
Hoạt động 3
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BỊ XÂM HẠI
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
* KL:Trẻ em là đối tượng rất dễ bị xâm hại.Các em hãy biết cách đề phòng tránh.
- GV hỏi tiếp:
- HS tiếp tục trao đổi và trả lời:
+ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại, chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 + Những trường hợp nào gọi là bị xâm hại?
 + Khi bị xâm hại ta cần làm gì?
 - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và sưu tầm tranh ảnh, thông tin về 
 một vụ tai nạn giao thông đường bộ. 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái, tích cực tham

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc