Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 14

TËp ®äc

 Chuçi ngäc lam

I. Mục đích, yêu cầu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ ghi đoạn 1.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
3. Củng cố- Dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại mục Ghi nhớ.
-nhận xét tiết học. 
- Quan tâm, giúp đỡ phụ nữ.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Tôn trọng phụ nữ.
 Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC
Hạt gạo làng ta
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm. 
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiên tuyến trong những năm chiến tranh.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK và thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- HS htt thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi khổ thơ thứ hai.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu đọc bài Chuỗi ngọc lam và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét 
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Giới thiệu tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 5 HS nối tiếp nhau đọc theo 5 khổ thơ trong bài.
 + Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
 + Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
 + Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
 + Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài thơ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 . Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những thứ gì ?
 + Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, trời và công sức của con người.
 . Đọc khổ thơ 2 và cho biết hình ảnh nào nói lên sự vất vả của người nông dân ? 
 + Mưa, bão, nắng làm nước nóng đến chết cả cá mà người nông dân cũng phải lội xuống để cấy.
 . Đọc khổ thơ 4 và cho biết tuổi nhỏ đã góp phần công sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?
+ Tát nước chống hạn, gánh phân tưới lúa, 
 . Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng ?
 + Hạt gạo rất quý đã góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
c) Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng: 
- Luyện đọc diễn cảm:
 + Yêu cầu tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm: với giọng nhẹ nhàng tình cảm; các dòng thơ đọc khá liền mạch, ngắt giọng ở hai dòng thơ có ý đối lập Cua ngoi lên bờ / mẹ em xuống cấy. 
 + Đọc mẫu.
 + Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Luyện đọc thuộc lòng:
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét
3. Củng cố- Dặn dò 
- Yêu cầu HS Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài: Trong chiến tranh, để làm nên hạt gạo, người nông dân không chỉ vất vả chống chọi với thiên tai mà ngay cả bom đạn của giặc.Vì vậy, hạt gạo được làm ra rất quý nến được ví như vàng, như ngọc.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Toán 
Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân (BT1).
- Biết vận dụng trong giải toán có lời văn (BT3, BT4).Vinh,Uyên..
- HS htt làm cả 4 bài tập (Quynh,Trang....)
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Nhận xét 
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Thực hành
- Bài 1 + Nêu yêu cầu bài 1.
 + Yêu cầu HS: Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức chứa phép cộng, trừ, nhân, chia hoặc chỉ chứa phép nhân, chia.
 + Yêu cầu HS làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. 
 a) 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,06 = 16,01
 b) 35,04 : 4 - 6,87 = 8,76 - 6,87 = 1,89
 c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67
 d) 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38
 + Nhận xét, sửa chữa.
- Bài 3: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
Giải
Chiều rộng của mảnh vườn là:
24 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn là:
(24 + 9,6) 2 = 67,2(m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 9,6 = 230,4(m2)
 Đáp số: 230,4m2
 + Nhận xét, sửa chữa.
- Bài 4 : 
 Để biết 1 giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét, ta cần tính gì ?
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
Giải
Số ki-lô-mét xe máy đi trong 1 giờ:
93 : 3 = 31(km)
Số ki-lô-mét ô tô đi trong 1 giờ:
103 : 2 = 51,5(km)
Số ki-lô-mét trong 1 giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy là:
51,5 - 31 = 20,5(km)
 Đáp số: 20,5km
 + Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Chia tự nhiên cho một số thập phân. 
KHOA HỌC 
 Gốm xây dựng: gạch, ngói
I. Mục tiêu
	- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. 
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. 
- HS phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình và thông tin trang 56-57 SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu lợi ích của đá vôi. 
 + Làm thế nào để phân biệt được đá vôi ?
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hoạt động 1: Thảo luận 
+ Chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu sắp xếp các tranh ảnh, đồ sành sứ đã sưu tầm được về các loại gốm vào giấy khổ to và thảo luận câu hỏi: Các loại đồ gốm đều được làm bằng gì ?
 + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gạch, ngói khác sành sứ ở điểm nào ?
 + Nhận xét, kết luận: 
 . Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét.
 . Gạch ngói và các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét nhưng đồ gốm thì được tráng men hoặc làm bằng đất sét trắng với kĩ thuật tinh xảo.
* Hoạt động 2: Quan sát 
+ Yêu cầu hoàn thành các bài tập mục Quan sát SGK theo nhóm đôi. 
 + Yêu cầu trình bày kết quả. 
 + Nhận xét và kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát vỉa hè, lát sân, lát nhà; ngói dùng để lợp mái nhà.
* Hoạt động 3: Thực hành 
+ Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu:
 . Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói rồi nhận xét.
 . Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào chậu nước, nhận xét và giải thích hiện tượng xảy ra.
 + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 . Điều gì xảy ra nếu đánh rơi viên gạch hay ngói ?
 . Nêu tính chất của gạch, ngói.
 + Nhận xét, kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển.
- Ghi bảng mục Bạn cần biết SGK
3. Củng cố- Dặn dò 
Gọi học sinh nêu lại tính chất của gốm, gạch, ngói
Nhận xét chốt lại.
 - Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Xi măng.
CHÍNH TẢ
 Nghe-viết: Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
	- Tìm được các tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3, làm được BT2a/b.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm kẻ nội dung BT2.3
III. Hoạt động dạy học
1.. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu viết những tiếng có âm đầu s/x hoặc có âm cuối c/t. 
- Nhận xét
2. Bài mới
 - Giới thiệu
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Y/c đọc đoạn văn trong bài Chuỗi ngọc lam từ Pi-e ngạc nhiên đến  chạy vụt đi.
- Yêu cầu nêu nội dung của đoạn văn.
- Ghi bảng những từ dễ viết sai, những từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- GV đọc rõ từng câu, từng cụm từ. - Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
 1) tranh/chanh, 2) trưng/chưng, 3) trúng/chúng, 4) tréo/chéo.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa và tuyên dương nhóm có nhiều từ đúng. 
- Bài tập 3 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 + Giúp HS hiểu yêu cầu bài:
 . Ô số 1 là chữ có vần au hoặc ao.
 . Ô số 2 là chữ có âm đầu là ch hoặc tr.
 + Yêu cầu làm vào vở, phát phiếu cho 3 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét 
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc trước bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo để chuẩn bị viết chính tả nghe - viết.
 Thứ tư, ngày 6 tháng 12 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu
 Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4a, b, c.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm. 
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa danh từ riêng (BT2).
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đặt câu với một quan hệ từ đã học.
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn 
 + Yêu cầu đọc nội dung bài 1. 
 + Yêu cầu nêu khái niệm về danh từ chung, danh từ riêng.
+ Hỗ trợ: 
 . Đoạn văn có nhiều danh từ chung, mỗi em chỉ cần chọn 3 danh từ chung.
 . Gạch chân 2 gạch dưới danh từ riêng và 1 gạch dưới danh từ chung.
+ Danh từ riêng: Nguyên.
 + Danh từ chung: giọng, chị gái, nước mắt, má, chị, mặt, ánh đèn, tiếng, tiếng hát, mùa xuân, năm.
 + Yêu cầu thực hiện vào vở và trình bày ý kiến.
 + Ghi bảng ý kiến, nhận xét, sửa chữa và lưu ý HS các từ chị, chị gái in đậm là danh từ còn các từ chị, em trong câu là đại từ:
 . Chị  Chị là chị gái của em nhé!
 . Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
- Bài 2: Nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng 
 + Yêu cầu đọc bài tập 2. 
 + Yêu cầu trình bày quy tắc.
 + Nhận xét, treo bảng phụ để chốt lại ý đúng.
- Bài 3: Tìm được đại từ xưng hô 
 + Nêu yêu cầu bài tập 3. 
 + Yêu cầu trả lời câu hỏi: Thế nào là đại từ xưng hô ?
 + Hỗ trợ: Gạch chân các đại từ xưng hô có trong đoạn văn.
 + Yêu cầu thực hiện và trình bày kết quả.
Đại từ xưng hô có trong đoạn văn là: chị, em, tôi, chúng tôi.
 + Nhận xét, sửa chữa.
- Bài 4: 
 + Yêu cầu đọc nội dung bài 4. 
 + Yêu cầu thực hiện câu a, b, c ; HS thực hiện cả câu d và trình bày ý kiến.
 + Nhận xét, sửa chữa 
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Ôn tập về từ loại (tiếp theo).
TOÁN
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân (BT1). vận dụng trong giải toán có lời văn (BT3).Anh ,Vinh Quân..
- HS htt làm cả 3 bài tập(Trang ,Dâng. Cường ,Huyền).
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét 
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân (18 phút)
a) Ghi bảng lần lượt từng cặp biểu thức:
 - Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu mỗi bạn trong nhóm thực hiện một biểu thức trong cặp biểu thức; sau mỗi cặp biểu thức, nhóm so sánh kết quả với nhau.
- Nhận xét, sửa chữa.
25 : 4 = (25 5) : (4 5) = 6,25
4,2 : 7 = (4,2 10) : (7 10) = 0,6
37,8 : 9 = (37,8 100) : (9 100)
b) Ví dụ 1: 
- Yêu cầu đọc ví dụ 1.
- Giới thiệu 57 : 9,5 là phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và yêu cầu chuyển thành phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
- Nhận xét 
Ta có: 57 : 9,5 = (57 10) : (9,5 10)
 57 : 9,5 = 570 : 95
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính 570 : 95
- Nhận xét và hướng dẫn thực hiện: 
570 9,5
 0 6(m)
Vậy 57 : 9,5 = 6(m)
c) Ví dụ 2:
- Ghi bảng 99 : 8,25 = ?
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào bảng con và trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
* Thực hành
- Bài 1: 
 + Nêu yêu cầu bài 1.
 + Ghi bảng lần lượt phép tính, yêu cầu HS làm 
 + Nhận xét, sửa chữa:
 a) 2 ; b) 97,5 ; c) 2 ; d) 0,16
- Bài 3 : 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
Giải
Thanh sắt dài 1m cân nặng là:
16 : 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt dài 0,18m cân nặng là:
20 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6kg
 + Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK. Chuẩn bị bài Luyện tập.
ĐỊA LÍ
Giao thông vận tải
I. Mục đích, yêu cầu
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta: 
	- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A. 
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành tốt luật Giao thông.
- HS htt nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp đất nước, tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam; giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc- Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh về loại hình giao thông và đường giao thông. 
- Bản đồ Giao thông Việt Nam. 
- Lược đồ giao thông vận tải. 
 III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp ở nước ta.
 + Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu: 
* Hoạt động 1 : Các loại hình giao thông vận tải 
+ Kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước mà em biết.
+ Cho biết loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ?
- Yêu cầu chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông 
 + Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,  
 + Nêu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải ở nước ta.
+ Nêu một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
+ Tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc- Nam ?
- Yêu cầu chỉ bản đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Thương mại và du lịch.
TẬP LÀM VĂN 
Làm biên bản cuộc họp 
I. Mục đích, yêu cầu
	- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND Ghi nhớ). 
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2). 
KNS
- Ra quyết định/giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản).
- Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi vắn tắt cần ghi nhớ. 
- Bảng nhóm. 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu trình bày lại đoạn văn đã viết.
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Phần Nhận xét 
- Yêu cầu đọc nội dung Biên bản đại hội chi đội.
- Yêu cầu đọc nội dung BT2.
- Yêu cầu thảo luận lần lượt từng câu hỏi theo nhóm 4.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Phần Ghi nhớ 
- Treo bảng phụ viết nội dung Ghi nhớ.
- Yêu cầu nói lại nội dung Ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập 
- Bài 1: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu thảo luận và thực hiện BT1 theo nhóm đôi.
 + Yêu cầu trình bày kết quả và giải thích lí do.
- Nhận xét, kết luận: a - c - d - g.
- Bài 2: 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Chia lớp thành nhóm 4, phát bảng nhóm cho 3 nhóm và yêu cầu đặt tên cho từng trường hợp cần lập biên bản ở BT1.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa .
3. Củng cố- . Dặn dò 
- nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Vận dụng các kiến thức đã học, các em có thể làm biên bản các cuộc họp lớp, họp tổ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Luyện tập làm biên bản cuộc họp.
Ngày soạn: 6.12.2017
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2). 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết khái niệm về động từ, tính từ và quan hệ từ. 
- Bảng nhóm kẻ bảng phân loại ở BT1. 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu quy tắc viết danh từ riêng.
 + Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu: Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hướng dẫn luyện tập:
- Bài 1: 
 + Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1. 
 . Động từ là từ loại như thế nào ?
+ Động từ: trả lời, nhìn, vịn. hắt, thấy. lăn, trào, đón, bỏ.
 . Tính từ là từ loại như thế nào ?
+ Tính từ: xa vời vợi, lớn.
 . Quan hệ từ là từ loại như thế nào ?
+ Quan hệ từ: qua, ở, với
 + Nhận xét và treo bảng ghi khái niệm của động từ, tính từ và quan hệ từ.
 + Yêu cầu thực hiện bài tập theo nhóm đôi, phát bảng nhóm cho 3 cặp thực hiện. 
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa và chọn bảng có nhiều từ đúng để bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Bài 2: 
 + Yêu cầu đọc bài tập 2. 
 + Yêu cầu đọc khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
 + Hướng dẫn: 
 . Dựa vào ý của khổ thơ, viết đoạn văn ngắn tả người mẹ đang cấy lúa giữa trưa nắng nóng.
 . Nêu 1 động từ, 1 tính từ và 1 quan hệ từ có trong đoạn văn.
 + Yêu cầu viết vào vở, phát bảng nhóm cho 1 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở.
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân (BT1) (K.Anh,Ly).
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn (BT2, BT3)Vinh ,Anh.
- HS htt làm 4 bài tập(Huyền Cường...).
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Nhận xét 
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Thực hành
- Bài 1 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng cặp phép tính.
a) 5 : 0,5 = 5 2 = 10
52 : 0,5 = 52 2 = 104
b) 3 : 0,2 = 3 5 = 15
18 : 0,25 = 18 4 = 72
 + Khi chia một số cho 0,5 (0,2; 0,25) ta làm thế nào ?
Khi chia một số cho 0,5 (0,2; 0,25) thì ta nhân số đó với 2 (5; 4)
 + Nhận xét , sửa chữa.
- Bài 2 :.
 + Nêu yêu cầu bài. + Yêu cầu nêu cách tìm thừa số.
 + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. 
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
a) x8,6 = 387 b) 9,5x = 399
x = 387:8,6 x = 399:9,5
x = 45 x = 42
 + Nhận xét sửa chữa.
- Bài 3 : 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.	
 + Ghi bảng tóm tắt và hướng dẫn: 
 Tóm tắt:
... ? lít dầu:  chai ?
0,75lít dầu: 1 chai
Thùng to : 21 lít dầu
Thùng bé: 15 lít dầu
 + Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng. 
Giải
Số lít dầu cả 2 thùng có là:
21 + 15 = 36(lít)
Số chai dầu được rót ra là:
36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai
 + Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
Thu - đông 1947. Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp"
I. Mục đích, yêu cầu
	- Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa của thắng lợi:
- Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
 II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ và tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu dẫn chứng về quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. 
 + Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì ? 
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hoạt động 1: 
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ?
 + Tại sao Căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu của thực dân Pháp ? 
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt ý lại đúng. 
+ Tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Căn cứ Việt Bắc
 + Việt Bắc là cơ quan đầu não của kháng chiến.
* Hoạt động 2: 
+ Để tấn công lên Căn cứ Việt Bắc, thực dân Pháp đã chuẩn bị lực lượng như tế nào ? 
 + Tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại.
 + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ?
+ Quân địch bị ta chặn đánh không đường về.
 + Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta thu được kết quả như thế nào ?
+ Bắn rơi 16 máy bay, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, bắn chìm nhiều tàu chiến và ca nô. Địch chết 3000 tên và bị bắt hàng trăm tên.
 + Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
 + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân cả nước.
 + Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
 + Ý nghĩa: phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Nhận xét và chốt lại ý đúng. 
 Ghi bảng nội dung chính và yêu cầu đọc.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. 
KHOA HỌC 
 Xi măng
I. Mục tiêu
	- Nhận biết một số tính chất của xi măng. 
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng. 
- Quan sát, nhận biết xi măng. 
- HS kể tên được một số vật liệu dùng để sản xuất ra xi măng; công dụng của xi măng. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình và thông tin trang 58-59 SGK.
	- Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy sản xuất xi măng. 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 
 + công dụng và tính chất của gạch, ngói.
 + Nêu sự khác biết giữa gạch, ngói và gốm, sứ.
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu: 
* Hoạt động 1: Thảo luận 
+ Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 . Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì ?
 . Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
 + Nhận xét, kết luận và cho xem tranh một số nhà máy xi măng ở nước ta.
* Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin 
 . Xi măng được làm từ những vật liệu nào ?
 . Xi măng được dùng để làm gì ?
 + Nhận xét, kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng, từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà tầng, 
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Thủy tinh.
 Thứ sáu, ngày 8 tháng 12 năm 2017
TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập làm biên bản cuộc họp 
I. Mục đích, yêu cầu
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK. 
KNS
- Ra quyết định/giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản).- Tư duy phê phán. - Ra quyết định/giải quyết vấn đề 
- Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp). - Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đề bài, gợi ý và dàn ý 3 phần của biên bản cuộc họp. 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là biên bản cuộc họp ?
- Nhận xét
2. Bài mới - Giới thiệu
* Hướng dẫn làm bài tập 
- Treo bảng phụ ghi đề bài và gợi ý, yêu cầu đọc.
- Nhận xét, xem phần giới

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc