Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 6 - Tiết 11, 12

Luyện từ và câu

TIẾT 11 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC

(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .

2. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .

3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Hữu nghị – Hợp tác” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .

IV. CHUẨN BỊ:

· GV : Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các

từ có tiếng “hợp”.

· HS : SGK , VBT , Từ điển Tiếng Việt

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 6 - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
TIẾT 11 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm. 
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Hữu nghị – Hợp tác” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .
IV. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các 
từ có tiếng “hợp”. 
HS : SGK , VBT , Từ điển Tiếng Việt 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Từ đồng âm 
Kiểm tra 
- Thế nào là từ đồng âm ? Nêu ví dụ cụ thể .
- 2 Hs nêu
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ
 thuộc chủ đề “Hữu nghị – Hợp tác “
Mục tiêu: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy. 
Hoạt động lớp – nhóm 
HCM
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. 
- HS nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển).
Thảo luận
- Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm:
+ “Hữu” nghĩa là bạn bè .
+ “Hữu” nghĩa là có .
- GV tuyên dương nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ. 
- Yêu cầu HS tiếp nối nghĩa mỗi từ .
- HS sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của nhóm. 
- HS đọc tiếp nối nghĩa mỗi từ.
- HS đặt câu có 1 từ vừa nêu ® nối tiếp nhau.
Thực hành 
Hỏi đáp
- GV chốt ý .
- Lớp nhận xét câu bạn vừa đặt. 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ 
- HS đọc 
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ
 có tiếng “Hợp”
Mục tiêu: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy. 
Hoạt động nhóm – lớp 
- GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải nghĩa bị sắp xếp lại. 
- Thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách ghép đúng (dùng từ điển)
Thảo luận 
- 
- HS thực hiện ghép lại và đọc to rõ từ + giải nghĩa. 
Trình bày 
- GV nhận xét, đánh giá 
- Lớp sửa chữa 
- Tổ chức cho HS đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ. 
- Đặt câu nối tiếp 
- Lớp nhận xét 
Không làm BT 4
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động lớp
HCM
- GV đính tranh ảnh lên bảng , yêu cầu HS quan sát . 
+ Ảnh lăng Bác Hồ .
+ Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình 
+ Ảnh cầu Mĩ Thuận .
- GV giải thích sơ nét các tranh, ảnh trên. 
- Quan sát tranh ảnh 
- Suy nghĩ và đặt tên cho ảnh, tranh bằng từ ngữ, thành ngữ hoặc câu ngắn gọn thể hiện rõ ý nghĩa tranh ảnh. 
VD: Tình hữu nghị ; Cây cầu hữu nghị... 
- HS nêu , lớp nhận xét . 
Củng cố
5. Tổng kết - dặn dò: 
- CB: Rèn kĩ năng dung từ đồng âm .
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm, ngày 29 tháng 09 năm 2016
Luyện từ và câu 
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
Tiết 12: RÈN KĨ NĂNG LUYỆN TẬP VỚI TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS tiếp tục tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. 
2. Kĩ năng: Nhận diện được từ đồng âm trong giao tiếp
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 
3. Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa. 
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : HS biết lựa chọn từ đồng âm trong miêu tả .
2. KN kiên định : Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng âm 
3. KN đặt mục tiêu : Phân biệt được từ đồng âm và từ đồng nghĩa trong cách sử dụng .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Các mẩu chuyện vui sử dụng từ đông âm. 
HS : Vẽ tranh nói về các sự vật, hiện tượng nói về các từ đồng âm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
Hoạt động 1: Lựa chọn từ đồng âm
- Yêu cầu HS nêu 
Hoạt động cá nhân - lớp
 - HS làm việc cá nhân
KNS
 Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm : giá ( giá lạnh / giá như ) ; tên ( tên gọi / mũi tên ) ; chín ( số chín , quả chín ) 
Trình bày trước lớp
Lớp nhận xét
Động não 
Luyện tập 
Hoạt động 2: Làm bài tập 2
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phân biệt từ đồng âm
 + GV yêu cầu gạch dưới từ đồng âm trong các câu sau : 
- Bác tôi bác trứng .
- Bố tôi tôi vôi .
- Bà ta la con la .
- Đường đến nhà máy đường. 
+ GV chốt
Hoạt động cả lớp
Hs thực hiện theo yêu cầu
Nêu cách tìm và phân biệt
Lớp nhận xét
KNS
HCM
Luyện tập
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Từ nhiều nghĩa 
- Hs lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 
Tiết 12: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm để chơi chữ. 
2. Kĩ năng: 	 Nhận biết được từ đồng âm - hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
3. Thái độ: 	 Cảm nhận được giá trị của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ đồng âm trong vănm miêu tả và cách dùng từ đồng âm để chơi chữ trong Tiếng Việt 
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng âm trong văn miêu tả và cách chơi chữ trong ca dao, tục ngữ. 
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về cách dùng từ đồng âm để chơi chữ .
4. KN đặt mục tiêu : Phân biệt được từ đồng âm và từ đồng nghĩa trong cách sử dụng .
III. CHUẨN BỊ: 
GV : Lùm cây đính câu hỏi (để KTBC) - Bảng phụ ghi sẵn 3 cách hiểu ví dụ trang 69 - Bộ thẻ 
chia nhóm ngẫu nhiên (6 nhóm) - Phiếu ghi yêu cầu cho 6 nhóm - Bảng phụ ghi bài ca dao vui. 
HS : SGK , VBT , xem trước bài 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác .
- Yêu cầu nêu:
+ Tìm những từ có tiếng “hữu” chỉ bạn bè. Đặt câu với 1 từ.
+ Tìm những từ có tiếng “hợp” chỉ gộp lại thành lớn hơn. Đặt câu với 1 từ. 
+ Nêu hoàn cảnh sử dụng 3 từ ngữ đã học trong tiết trước.
- HS trả lời .
Kiểm tra
- GV nhận xét – cho điểm .
- Lớp nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nhận biết hiện
 tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là từ đồng âm để chơi chữ.
Hoạt động nhóm - lớp
KNS
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét / 69 .
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi .
- 1 HS đọc .
- HS thảo luận để trả lời hai câu hỏi. 
Trực quan
Thảo luận
- GV xác định số HS hiểu đúng cách chơi chữ trong ví dụ. 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn: 
- Hổ mang bò lên núi.
- mang: ® hành động mang vác
- hổ mang : tên loài rắn độc
- bò: ® trườn, bò (hành động)
- bò : con bò 
Trình bày
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? 
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm (mang) để chơi chữ. “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau. 
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- HS lặp lại ghi nhớ 
Hoạt động 2: Luyện tập về sử
 dụng từ đồng âm để chơi chữ. 
Mục tiêu: HS biết cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ
Hoạt động nhóm - lớp
- GV phát thẻ chia nhóm ngẫu nhiên: 6 nhóm. 
- Yêu cầu: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ: 
- HS di chuyển về vị trí ngồi của nhóm
- Nhận câu hỏi và thảo luận rồi trình bày truớc lớp. 
- Lớp bổ sung 
Luyện tập
Thảo luận
Nhóm 1: 
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi .
- bác 1: chú bác 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: mình 
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi 
Trình bày
Nhóm 2: 
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
- đậu 1: bu, đứng trên 
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen 
Nhóm 3:
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: đi trên
- bò 2: thịt (bò)
Nhóm 4:
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
Nhóm 5:
- Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh. Đánh giá. 
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu .
- Yêu cầu HS đặt câu (cá nhân, khoảng 10 em)
- Lớp nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động lớp
HCM
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung ghi nhớ
-2 HS đọc
Củng cố
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Cô bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên ® chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”.
+ lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
- Nêu ý nghĩa bài ca dao ?
- Nhắc khéo bà đã quá già, không thích hợp với việc lấy chồng . Câu nói có nhiều nghĩa, là lời khuyên ý nhị và gây bất ngờ nơi người nghe.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Từ nhiều nghĩa 
- Hs lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docLT&C.doc