Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 5

Tập đọc :

 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu

` - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)

- Giáo dục học sinh tình đoàn kết, hữu nghị.

II. Chuẩn bị: GV: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

1.Bài cũ:

* Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và TLCH trong bài. Nêu nội dung của bài đọc.

2.Bài mới:

- Cho HS quan sát tranh và ghi đề lên bảng.

HĐ1: Luyện đọc:

*Gọi 1 HS đọc toàn bài.

-Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.

-GV nêu cách chia bài thành 4 đoạn.

-Tổ chức HS đọc nối tiếp trước lớp:

+Lần 1: GV phát hiện lỗi đọc sai sửa cho HS;

+Lần 2: HDHS đọc ngắt nghỉ đúng và giải nghĩa từ.

-Tổ chức HS luyện đọc theo cặp.

-Gọi 1 HS đọc cả bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. 
 GV chốt: 
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng, buôn bán ma túy là phạm pháp. 
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” 
Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. 
+ Bước 2: 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Tổng kết - dặn dò
- Vẽ tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-Chuẩn bị: Nói “Không!” Đối với các chất gây nghiện (tt)
- Nhận xét tiết học
Chính tả
 (Nghe-viết): MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình báy đúng đoạn văn .
- Tìm được các tiếng có chứa uô , ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô , ua (BT2) ; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3 
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp, đúng quy trình, không sai lỗi chính tả.
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : 
*Gọi 1 HS nêu lại mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc viết dấu thanh cho các âm tiết như: biển, việt, bìa. 
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
*Gv giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
*Gọi 1 HS đọc đoạn”Qua khung cửa.. . giản dị, thân mật” ở SGK/45.
- Nêu nội dung đoạn viết.
- YC HS đọc thầm tìm từ dễ viết sai chính tả.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng viết từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
*GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
- GV đọc từng câu .GV chỉ đọc 2 lượt.
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- GV chấm bài của tổ .
HĐ3: Làm bài tập 
Bài 2: Gọi HS đọc bài tập.
-HDHS tự làm. 
 -Nhận xét về cách đánh dấu thanh ở các tiếng ua/ôu.
Bài 3:Tổ chức HS làm việc theo cặp
- Đại diện các nhóm nêu trước lớp .
- GV nhận xét giúp HS nêu cách hiểu các thành ngữ.
3.Củng cố Dặn dò: 
*Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS làm bảng cá nhân.1HS làm bảng lớp.
-1 HS đọc bai, lớp đọc thầm.
- HS nêu nội dung.
- HS đọc thầm tìm từ, phân tích từ ,tiếng.
-1HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
-1HS nhắc tư thế ngồi viết.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- HS đọc bài tập. 
- HS làm bài.1HS làm bảng phụ.Nhận xét.
Thảo luận, nêu kết quả.Nhận xét.
- Lớp theo dõi thực hiện.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ
 - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
 - Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
 - Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Một thúng đựng trứng gà và trứng vịt có tất cả 128 quả. Số trứng gà bằng số trứng vịt. Hỏi trong thúng có bao nhiêu quả trứng gà? Có bao nhiêu quả trứng vịt? 
 Lời giải :
Ta có sơ đồ : Tổng số phần bằng nhau có là :
128quả
Trứng gà	 3 + 5 = 8 (phần)
Trứng vịt Trứng gà có số quả là :
 128 : 8 3 = 48 (quả)
 Trứng vịt có số quả là :
 128 – 48 = 80 (quả)
 Đáp số : 80 quả
Bài 2: Có một số tiền mua kẹo Trung thu. Nếu mua loại 5000 đồng một gói thì được 18 gói. Hỏi cũng với số tiền đó, nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được mấy gói như thế?
Lời giải:
Số tiền mua 18 gói kẹo là
5000 18 = 90 000 (đồng)
Nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được số gói là:
90 000 : 7 500 = 12 (gói)
Đáp số : 12 gói.
Bài 3 : 
 Theo dự định, một xưởng dệt phải làm trong 15 ngày, mỗi ngày dệt được 300 sản phẩm thì mới hoàn thành kế hoạch. Nay do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm. Hỏi xưởng đó làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch?
Bài giải:
Số sản phẩm dệt trong 15 ngày là :
300 15 = 4500 (sản phẩm)
Mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm thì cấn số ngày là: 4500 : 450 = 10 (ngày)
Đáp số : 10 ngày.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
Tiết 2
 LUYỆN TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu
 - Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo dựa vào bảng đơn vị, dựa vào mối quan hệ. HS đại trà đổi được các số đo. HShtt giải được các bài toán liên quan đến các đơn vị đo đọ dài, khối lượng.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, TLTK
III. Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ : 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học, nêu mối quan hệ giữa chúng .
1m=...dm = ...cm = ...mm
15cm = ...dm = ...m
- Nhận xét- đánh giá.
2.Bài mới :
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Củngcố kiến thức
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng 
H : Nêu lần lượt 7 đơn vị đo kề nhau ?
b) Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng
- HS nêu các dạng đổi:
+ Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
+ Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 a) 27yến = .kg b) 380 tạ = kg
 c) 24 000kg = tấn d) 47350 kg = tấnkg
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg 6 g=  g	 	b) 40 tạ 5 yến = kg
c) 15hg 6dag = g 	d) 62yến 48hg =  hg
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 6 tấn 3 tạ .. 63tạ b) 4060 kg ..4 tấn 6 kg
 c) tạ 70 kg
Bài 4: 
 Người ta thu ba thửa ruộng được 2 tấn lúa. Thửa ruộng A thu được 1000 kg, thửa ruộng B thu được thửa ruộng A. Hỏi thửa ruộng C thu được bao nhiêu kg lúa?
- Hs lên bảng giải.
Bài giải:
Đổi : 2 tấn = 2000 kg.
Thửa ruộng B thu được số kg lúa là :
1000 = 600 (kg)
Thửa ruộng A và B thu được số kg lúa là :
1000 + 600 = 1600 (kg)
Thửa ruộng C thu được số kg lúa là :
2 000 – 1600 = 400 (kg)
Đáp số : 400 kg
3.Củngcố -Dặndò:
-Nhận xét giờ học.
ÔLTV: (Luyện đọc): 
 LUYỆN ĐỌC MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I.Mục tiêu : Giúp hs .
- Củng cố cách đọc bài tập đọc đã học .
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to rõ ràng và đọc diễn cảm bài tập đọc -Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài “Một chuyên gia máy xúc "
- Giáo dục hs tính ham đọc sách- Đọc hiểu nội văn bản, đọc diễn cảm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ – SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: 
*Yêu cầu hs đọc“Bài ca về trái đất” & TLCH - Nhận xét 
2.Bài mới:
*Gtb: Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học
HĐ1:Luyện đọc đúng Một chuyên gia máy xúc 
*Yêu cầu 3 em đọc 3 đoạn nối tiếp nhau
-Tổ chức cho hs nhận xét-bổ sung.
- GVnh/xét cách đọc, giọng đọc từng đoạn
- GV đọc mẫu toàn bài – Lưu ý cho hs đọc 3 đoạn : Đ1và Đ2: đọc thông thả như một lời tâm sự .Đ3 Đọc thể hiện giọng đối thoại của các nhân vật khẳng định .
HĐ 2: Luyện đọc hiểu bài 
- Tổ chức cho hs luyện đọc theo nhóm-Kết hợp TLCH-theo dõi tiếp cận với những hsy và em Đạt giúp hs đọc đúng – Hiểu nội dung đoạn vừa đọc.
*Huy động kết quả- Yêu cầu 1 HSG lên điều khiển lớp- Các nhóm thi đua nhau đọc và TLCH, các bạn nêu CH phỏng vấn. *Chú ý ưu tiên nhóm ĐT hsy.
? Anh Thủy gặp anh A-lếch- xây trong hoàn cảnh nào?
? Nêu cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy và anh A lếch xây.
- GV nhận xét
Nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố- Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học 
 -Luyện đọc bài- Chuẩn bị bài sau
 Thứ tư, ngày 3 tháng 10 năm 2017
 Luyện từ và câu: 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu Giúp HS 
- Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2).Hskhông làm bt2
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
- Giáo dục học sinh lòng yêu hòa bình.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép bài tập 1; 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
*Gọi hai HS :Tìm từ trái nghĩa chăm chỉ, hiền hậu và đặt câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- GV nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của bài.
HĐ 1: 
HS giải nghĩa được từ hoà bình và tìm được từ đồng nghĩa với từ Hoà bình.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Tổ chức cho HS làm cá nhân vào vở,1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Yêu cầu HS nhận xét, GV chốt lại cách làm. 
-Kết luận nghĩa của từ: Hoà bình là không có chiến tranh, không dùng vũ lực.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- GV hướng dẫn Nhiệm vụ của các em là tìm xem trong 8 từ đó, từ nào nêu đúng nghĩa của từ.....
-Tổ chức HS làm bài theo nhóm.
- Huy động kq:GV hỏi HS về nghĩa của các từ.
- GV chốt lại:Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài 3: Viết đoạn văn 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê.
*Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài 3, xác định yêu cầu đề bài:
 -Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở.
- GV gợi ý: Có thể viết cảnh thanh bình ở địa phương em, em thấy trên ti vi. Điều gì đã làm nên vẻ đẹp thanh bình của nơi đó?
- Theo dõi giúp hs nhóm A .
- Gắn bp chữa bài - một số em đọc bài của mình trước lớp .
- GV HS nhận xét đánh giá bài, tuyên dương.
3.Củng cố - Dặn dò: 
*Hệ thống kiến thức .
- Nhận xét tiết học.
Toán : 
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 
- Biết giải toán với các số đo độ dài, khối lượng. (Hs làm được BT1, 3 (Quân,Uyên..).HSHTT làm hết các bài khác(Cường ,Huyền Trang...)
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. giáo dục HS lòng say mê học toán.
II. Chuẩn bị: GV: vẽ trước hình chữ nhật.HS: Thước có chia xăng-ti-mét.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: 
* Gọi HS lên bảng làm bài 2/42sgk
- Lớp làm nháp .
- GV nhận xét- đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài .
Bài 1 : Giải toán: 
-Gọi HS đọc đề.
-Cho HS phân tích đề,tìm cách giải.
-GV nhắc HS nên đổi số giấy thu gom được của 2 trường về đơn vị tấn để tóm tắt bài toán và giải dược đơn giản hơn.
-Cho HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS lên bảng giải.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung
Bài 3 :
*GV gắn hình chữ nhật lên bảng.
- Hình được tạo bởi các hình gì? 
- Đã có công thức tính diện tích mảnh vườn chưa?
-Mảnh vườn có thể chia ra thành những hình nào?
- D/tích mảnh vườn được tính như thế nào?
- GV nh/xét và chốt các cách giải đúng
3. Củng cố - Dặn dò: 
*GV nhận xét tiết học.chuẩn bị bài tiếp theo.
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
-1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Giải 
1tấn300kg=1300kg; 2tấn700kg=2700kg
Số kg giấy của hai trường thu gom được là: 
 1300 + 2700 = 4000(kg) = 4tấn
Từ số giấy vụn đó sản xuất được số cuốn vở là: 50000 x4 :2 =100 000(cuốn)
 Đáp số: 100 000 cuốn
- Lớp quan sát hình, nhận xét.
Giải
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 6 x14 = 84(m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là:
 7 x7 = 49( m2)
 Diện tích hình đã cho là:
 84 + 49 = 133 (m2)
 Đáp số: 133 m2
- Lớp theo dõi thực hiện.
Địa Lí 
 VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn 
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,....trên bản đồ ( lược đồ).
II. Chuẩn bị:
- GV: Lược đồ vùng biển nước ta
- HS: SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.KTBài cũ: “Sông ngòi”
- Hỏi học sinh một số kiến thức và kiểm tra một số kỹ năng.
Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá
3. bài mới: 
“Tiết ĐL hôm nay tiếp tục giúp chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của biển nước ta”
1. Vùng biển nước ta
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Gv vừa chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông 
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?
Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .
2. Đặc điểm của vùng biển nước ta
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm của biển nước ta
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống 
+ Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên 
. Vai trò của biển
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát .
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được.
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Đất và rừng “
- Học sinh trình bày
+ Đặc điểm sông ngòi VN
+ Chỉ vị trí các con sông lớn
+ Nêu vai trò của sông ngòi
- Nhận xét
- Học sinh nghe 
- Hoạt động lớp 
- Theo dõi 
- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu 
Ả/hưởng của biển đối với đời sống và sx (tích cực, tiêu cực)
- Học sinh trình bày trước lớp
- Nghe và lặp lại
- Hoạt động nhóm
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày 
- Học sinh khác bổ sung
- Nghe
- Hoạt động nhóm, lớp
 + Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó.
_Lắng nghe
Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu:
- Biết thống kê theo hàng (BT1), và thống kê bằng cách lập bảng(BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ .
- HShtt nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn. 
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ 
* Yêu cầu HS nhắc lại bảng thống kê đã lập ở tuần 2 có những cột nào, ghi những gì?
- Nhận xét 
2 Bài mới.
* Giới thiệu bài
Bài tập 1
- Yêu cầu 1 em đọc bài tập .
- HD HS chỉ cần biết theo hàng ngang không cần lập bảng-Nhận xét. 
- Yêu cầu hs thống kê nhanh vào nháp - Viết vào vở.
- GV gọi một số HS trình bày theo dõi nhận xét khen ngợi những HS làm nhanh trình bày đúng .
- GV có thể hỏi thêm với HS khá, giỏi: Nhìn vào điểm đã thống kê, em hãy nói về kết quả học tập của mình trong tháng? 
Bài tập 2
*Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày thống kê học tập của tổ mình.
- GV có thể hỏi thêm: Nhìn vào bảng, em có nhận xét đánh giá, so sánh kết quả học tập của từng bạn trong tháng, nhận xét kết quả chung của cả tổ?
- Qua bài tập em thấy bảng thống kê có tác dụng gì? 
3.Củng cố - Dặn dò: 
*Nhận xét tiết học. 
-2HS nhắc lại.
-Nhận xét, bổ sung .
- Theo dõi
-1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm.
- HS thống kê ra giấy nháp, sau đó làm vào vở
-HS trình bày số điểm của mình đạt được.
-HS nêu nhận.
- HSKG nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét bổ sung .
- 1 em nêu yêu cầu .
- HS thảo luận nhóm (mỗi tổ 1 nhóm) lập bảng thống kê.
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 -HS nhận xét.
-HSKG trả lời, HS khác bổ sung.
- Lớp nghe thực hiện tốt .
Ngày soạn: 3/10/2017
Ngày dạy:
 Thứ năm, ngày 4 tháng 10 năm 2017
Luyện từ và câu: 
 TỪ ĐỒNG ÂM 
I.Mục tiêu:Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là từ đồng âm.(Nội dung ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) bước đầu hiểu tác dụng của đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố , HSKG làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua bài tập 3, 4.
-HS biết dùng từ đồng âm trong giao tiếp và trong viết văn.
II. Chuẩn bị:Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, VBT, từ điển.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ : 
*Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố
- GV nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới:
- GV gtb: GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét 
*Gọi HS đọc phần nhận xét (bài 1, 2).
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân: 
 * Tìm trong bài 2 dòng nào nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1?
-Gọi HS trả lời cá nhân.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
*Thế nào gọi là từ đồng âm? Lấy ví dụ về từ đồng âm?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày GV nhận xét và chốt lại:
HĐ2:Ghi nhớ
Ghi nhớ: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
 Ví dụ: (cái) bàn – bàn (bạc),
HĐ 3: HDHS làm BT
Bài 1:
* HS đọc bài .-Yêu cầu HS phát hiện ra từ đồng âm (chính là từ đồng) rồi sau đó mới giải nghĩa.
-Yêu cầu HS nhóm 2 em giải nghĩa để phân biệt nghĩa của từ.
-GV HD HS nhận xét và chốt lời giải đúng
Bài 2:
* HS đọc bài tập
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân đặt câu: phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 3:
* Gọi HS đọc bài 3 SGK, lớp đọc thầm.
Vì sao Nam tưởng ba mình làm tại ngân hàng?
Bài 4:
*Yêu cầu HS đọc và cho câu trả lời nhanh, đúng chính xác.
- GV chốt lại câu đúng
3. Củng cố - Dặn dò
*Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học.chuẩn bị bài tiếp theo.
-3HS đọc.
- Nhận xét.
-2HS đọc .
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Theo dõi
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ.
-Gọi HS đọc bài tập 1, xác định nghĩa ,thống nhất ý kiến.Nêu kq, nhận xét, bổ sung.
-HS đọc bài tập
-HS làm việc cá nhân làm vào vở, 1 em làm bp
-Nhận xét.
-HS đọc bài 3 SGK, lớp đọc thầm.
-HS trao đổi thảo luận.
Nêu ý kiến, nhân xét, bổ sung. 
-HS đọc thầm phần câu đố, thảo luận nhóm 2 em để đưa ra câu trả lời nhanh, chính xác.
-HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- Theo dõi thực hiện tốt.
Toán: 
 ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu Giúp HS: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
- HS hoàn thành BT1, 2, 3a (cột 1)(Uyên .Nhi..).HSHTT làm hết(Huyền Cường)
II. Chuẩn bị Hình vuông có cạnh dài 1dam, bảng cá nhân, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ:
*Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học.
? Thế nào là 1m2. km2 . GV nx.
2.Bài mới:
*Gtb: Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Đê-ca-mét vuông ; héc-tô-mét vuông.
*GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1dam:
- Yêu cầu hs nêu k/quả .
- ? Thế nào là dam2
- Nhận xét KL: “Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam”. 
-Yêu cầu HS tính S hình vuông.
- Giới thiệu hình vuông có S tích 1dam2
-Thế nào là dam2
-Yêu cầu HS tự nêu cách đọc và kí hiệu đề-ca-mét vuông (dam2)
-Nêu cách tính S tích hv theo đơn vị là m2
-Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- Yêu cầu HS xác định diện tích hình vuông nhỏ và số hình vuông nhỏ để tự rút ra nhận xét : Gồm có tất cả 100 hình vuông 1m2. Vậy: 1dam2 = 100m2
* GV hướng dẫn HS tương như dam2 
-Tính S tích hv ra dam2; hm2
- Kết luận mqh.
HĐ2: Thực hành luyện tập: 
Bài 1: Đọc các số đo diện tích
-Gọi nhiều HS đọc.GV sửa sai (nếu có)
Bài 2: Viết các số đo diện tích.
-GV đọc từng phần,HS viết trên bảng con, bảng lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai .
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
-Cho HS làm bài vào vở, GV chấm .
-Yc HS tự làm bài; GV chốt kiến thức
3. Củng cố Dặn dò
*Yc HS nêu lại kiến thức vừa học.
-HSTL, lớp theo dõi - Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
-HS theo dõi
-HS tính và nêu kết quả.
-HSTL, HS nhận xét bổ sung
- Nhắc lại
- Viết kí hiệu dam2 và đọc 
- Lớp nghe thực hiện 
- Cạnh hv =10 m. Shv=10x10=100 m2
- HS theo dõi.
- 1dam2 = 100m2
-HS tìm hiểu,suy nghĩ để nêu được hm2 và kí hiệu.
Bài 1: 
-Nhiều HS lần lượt đọc .
Bài 2: HS viết vào bảng con, bảng lớp.
a) 271dam2 b) 18954dam2
c) 603hm2 d) 34620hm2
Bài 3: a)Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
2 dam2 = 200 m2  
30 hm2 =  3000dam2 
3 dam2  15 m2 = 315 m2 
12 hm2 5dam2 = 1205 dam2 
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- Nối tiếp nhau nêu dam2; hm2 -Hoàn thành các bài tập .
Lịch sử:
 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu
- Hs biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).
+Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ,ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905-1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
 - Hs khá, giỏi biết được vỡ sao phong trào Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng dạyhọc
Tranh ảnh về phong trào Đông du.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên gọi 2 học sinh lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi
- Cùng học sinh nhận xét 
2.Bài mới
Giới thiệu bài: 
a.Tiểu sử của Phan Bội Châu 
- Hướng dẫn học sinh làm việc cả lớp: yêu cầu học sinh đọc Sgk và dựa vào vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em biết rõ về Phan Bội Châu?
- Theo giỏi, gợi ý cho các em
- Gọi một số học sinh phát biểu ý kiến
Giáo viên kết luận: Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một nhà nho ng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần_5.doc