I. Mục tiêu:
- HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc. Tập hát Quốc ca.
- HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn.
- HS biết tên tác giả của bài Quốc ca là NS Văn Cao. HS hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Quốc ca. Thể hiện được sắc thái to, nhỏ của bài hát.
- Xác định nhiệm vụ học tập môn Âm nhạc đối với HS. Qua nội dung bài hát, HS có thái độ nghiêm túc trong khi chào cờ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Đàn Oóc-gan. Đài, đĩa nhạc có bài hát Quốc ca.
- Bảng phụ bài hát.
- Đàn, hát thành thạo bài Quốc ca.
2. Học sinh:
- SGK, vở, bút.
Ngày soạn: 14. 8. 2010 Ngày giảng: 16. 8. 2010 Bài mở đầu: Tiết 1: - Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS - Tập hát: Quốc ca I. Mục tiêu: - HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc. Tập hát Quốc ca. - HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn. - HS biết tên tác giả của bài Quốc ca là NS Văn Cao. HS hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Quốc ca. Thể hiện được sắc thái to, nhỏ của bài hát. - Xác định nhiệm vụ học tập môn Âm nhạc đối với HS. Qua nội dung bài hát, HS có thái độ nghiêm túc trong khi chào cờ. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Đàn Óc-gan. Đài, đĩa nhạc có bài hát Quốc ca. - Bảng phụ bài hát. - Đàn, hát thành thạo bài Quốc ca. 2. Học sinh: - SGK, vở, bút. III. Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thực hành. IV. Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức: (1’) - ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS. - Nhắc HS tư thế ngồi học hát. 2. Bài mới: (42’) HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV hướng dẫn I. Hoạt động 1: Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS: (10’) HS ghi bài Quan sát SGK 1. Bước 1: Giới thiệu vài nét về Âm nhạc GV chỉ định - Cho HS đọc bài trong SGK HS đọc SGK GV hỏi - Giới thiệu vài nét về Âm nhạc? + Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. HS trả lời GV hỏi - Tác dụng âm nhạc đối với con người? + Tác dụng âm nhạc: có tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, sự hoà nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng sáng tạo, nó đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mĩ. HS trả lời GV kết luận * Khái niệm AN: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người. HS ghi nhớ 2. Bước 2: Tìm hiểu môn Âm nhạc ở trường THCS. GV giảng - Mục tiêu của môn học: giúp HS phát triển toàn diện, cân bằng. Giáo dục đạo đức và thẩm mĩ. HS ghi nhớ GV hỏi - ở trường THCS , môn Âm nhạc gồm có những gì? + ở trường THCS, môn Âm nhạc gồm có 3 phân môn: Học hát, Nhạc lí và TĐN, Âm nhạc thường thức. HS trả lời GV ghi bảng a. Học hát: HS ghi bài GV thuyết trình - Lớp 6, lớp 7, lớp 8 học 8 bài, riêng lớp 9 học 4 bài. Thông qua học hát HS được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc. HS theo dõi và ghi bài b. Nhạc lí và Tập đọc nhạc: * Nhạc lí: - Học những kí hiệu AN thông thường để ứng dụng vào học hát, học đàn. - Tập thể hiện các kí hiệu AN và bước đầu làm quen với cách đọc nhạc. * Tập đọc nhạc: - Lớp 6: 10 bài TĐN - Lớp 8: 8 bài TĐN - Lớp 7: 9 bài TĐN - Lớp 9: 4 bài TĐN c. Âm nhạc thường thức: - Giới thiệu một số danh nhân âm nhạc thế giới, một số nhạc sĩ Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. - Giới thiệu về dân ca Việt Nam và những sinh hoạt văn hoá âm nhạc của Việt Nam. GV kết luận * Kết luận: Ba phân môn Học hát - Nhạc lí và TĐN - Âm nhạc thường thức kết hợp hỗ trợ nhau, tạo thành môn học AN ở trường THCS. HS cần xác định đúng đắn nhiệm vụ học tập môn AN. HS ghi nhớ GV ghi bảng Treo bảng phụ II. Hoạt động 2: Tập hát Quốc ca (32’) Nhạc và lời: Văn Cao HS ghi bài HS quan sát * Giới thiệu bài: GV thuyết trình - Giới thiệu vài nét về tác giả và bài hát: HS ghi nhớ Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923, quê ở Hải Phòng, ông mất năm 1995. Ông viết rất nhiều ca khúc như Làng tôi, Ngày mùa, Tiến quân ca, ... ông là nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ. Năm 1944 nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca. Năm 1946 bài hát đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị chọn làm Quốc ca và từ đó trở thành Quốc ca củaViệt Nam. GV hỏi - Em hiểu thế nào là Quốc ca? GV gợi ý + Quốc ca là bài hát ca ngợi Tổ quốc, niềm tự hào của dân tộc. Đây là bài hát riêng cho từng quốc gia. HS trả lời GV hỏi - Em thấy bài hát Quốc ca thường được hát khi nào? + Bài hát được hát khi làm lễ chào cờ và tổ chức nghi lễ đặc biệt. HS trả lời 4 4 1. Bước 1: Tìm hiểu bài GV thuyết trình - Bài hát viết ở nhịp có 4P, 1P =1 nốt đen, P1 mạnh, P2 nhẹ, P3 mạnh vừa, P4 nhẹ HS ghi nhớ - Bài hát viết ở giọng Son trưởng, hoá biểu có 1 dấu # và có nốt kết thúc bài là nốt Son. - Trong bài có những kí hiệu thường gặp: Dấu nối, dấu nhắc lại, khung thay đổi. GV hướng dẫn - GV hướng dẫn HS cách thực hiện trình tự bài hát. HS theo dõi 2. Bước 2: Chia đoạn, chia câu - Bài hát gồm có 2 lời, chia làm 2 đoạn: Đoạn a: Từ “Đoàn quân ... hành ca” gồm 4 câu hát ngắn Đoạn b: Từ “Đường vinh quang ... vững bền” gồm 6 câu hát ngắn. 3. Bước 3: Luyện thanh (1’- 2’) GV đàn - GV hướng dẫn HS luyện thanh theo các âm mẫu. HS luyện thanh GV điều khiển 4. Bước 4: Nghe băng hát mẫu Nghe,cảm nhận 5. Bước 5: Tập hát: tốc độ = 100, dịch giọng = -5 GV đàn - HS hát, GV sửa những chỗ hát chưa chính xác. HS hát GV yêu cầu - Cả lớp hát thể hiện sắc thái trang nghiêm, hùng mạnh, thể hiện lòng tự hào của dân tộc. GV cần hát mẫu chỗ tiết tấu nốt đơn chấm dôi đi liền nốt kép để HS hát cho chính xác. HS đứng hát GV hướng dẫn - Lưu ý câu hát: “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng” ở đây chữ “thù”, “ngừng” HS thường hát thấp xuống, sai về cao độ, chữ “quang”, “dân” ngân 1 phách nhưng HS thường ngân 1,5 phách sai về trường độ, cần sửa lại cho đúng. HS ghi nhớ GV hướng dẫn - GV hướng dẫn HS cách phát âm và lấy hơi giữa các câu trong bài hát. HS theo dõi GV điều khiển - Cả lớp hát cả 2 lời thể hiện đúng trang nghiêm hùng mạnh, sắc thái hát nhỏ ở đoạn a, hát to ở đoạn b. HS hát cả bài GV hỏi - Thái độ, tác phong khi hát bài Quốc ca? + Khi hát Quốc ca ta phải đứng nghiêm trang, mắt hướng về lá cờ Tổ quốc, không đội mũ, tay thẳng mép chỉ quần. HS trả lời GV yêu cầu - Lớp trưởng đóng vai tổng phụ trách điều khiển cả lớp tập hát. HS đứng hát theo băng GV hỏi - Cảm nhận của em khi nghe xong bài hát? - Qua bài hát chúng ta thấy rõ lòng quyết tâm, hào khí của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. HS trả lời GV thực hiện * Kết luận: Phải có thái độ nghiêm túc khi hát Quốc ca trong khi chào cờ, hát với sắc thái trang nghiêm, hùng mạnh, thể hiện lòng tự hào của dân tộc Việt Nam. HS ghi nhớ 3. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (2’) - HS nhắc lại 3 phân môn của môn Âm nhạc ở trường THCS . - Cho cả lớp ôn lại bài hát theo đàn và tay GV chỉ huy. * Dặn dò: Về nhà học thuộc bài hát, hát đúng giai điệu lời ca. - Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm và hát thuộc trích đoạn 1 vài bài hát của NS Phạm Tuyên.
Tài liệu đính kèm: