I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức :
- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.
- Biết môn âm nhạc gồm có 3 phân môn: học hát, nhạc lí – TĐN âm nhạc thường thức.
- Ôn bài hát “Quốc Ca” - Văn Cao : HS hát chuẩn xác giai điệu, thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát nghi lễ, hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài hát.
* Kỹ năng :
- HS hiểu được âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, hiểu được tác dụng của âm nhạc trong cuộc sống con người.
- Hát thuần thục bài hát “ Quốc ca “ để thực hiện nghi lễ chào cờ nghiêm trang hơn.
* Thái độ :
- Xác định nhiệm vụ học tập môn âm nhạc đối với HS: ghi chép bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng học tập: sách giáo khoa, vở học, tập kẻ nhạc, bút thước, thanh gõ phách.
Ngày soạn : 15/ 08/ 2015 Tiết : 01 Bài dạy : - GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC. - TẬP HÁT “QUỐC CA” I. MỤC TIÊU: * Kiến thức : - HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc. - Biết môn âm nhạc gồm có 3 phân môn: học hát, nhạc lí – TĐN âm nhạc thường thức. - Ôn bài hát “Quốc Ca” - Văn Cao : HS hát chuẩn xác giai điệu, thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát nghi lễ, hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài hát. * Kỹ năng : - HS hiểu được âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, hiểu được tác dụng của âm nhạc trong cuộc sống con người. - Hát thuần thục bài hát “ Quốc ca “ để thực hiện nghi lễ chào cờ nghiêm trang hơn. * Thái độ : - Xác định nhiệm vụ học tập môn âm nhạc đối với HS: ghi chép bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng học tập: sách giáo khoa, vở học, tập kẻ nhạc, bút thước, thanh gõ phách. II. CHUẨN BỊ : * Chuẩn bị của giáo viên : - Băng nhạc Quốc Ca, một vài bài hát sẽ học và nghe của chương trình nhạc 6. - Đàn phím điện tử, ảnh nhạc sĩ Văn Cao, một số bài hát khác của nhạc sĩ Văn Cao. - Đồ dùng dạy học. * Chuẩn bị của học sinh : - Xem trước bài học trong SGK. - Dụng cụ học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh, củng cố nề nếp, làm quen, tìm hiểu tình hình học sinh, lớp học. 2. Giảng bài mới : - Giới thiệu bài : (2’) Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Ngay từ buổi bình minh của tổ chức xã hội loài người,khi đấy con người sống quần tụ với nhau .Đời sống còn lạc hậu, ơ,û mặc còn quá thô sơ không chế ngự được cái lạnh, ấm của thời tiết. ngôn ngữ nói còn chưa đủ sức lập nên những khái niệm. Thế mà âm nhạc đã hình thành. Nó rất cần thiết cho đời sống tinh thần mỗi chúng ta. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15’ *Hoạt động 1: Nhạc lí. - GV ghi bảng. - Em hãy cho biết sự giao tiếp giữa con người với nhau người ta dùng phương tiện gì ? - Xem bức tranh em thấy người họa sĩ đã dùng những gì để làm phương tiện diễn tả ? - Nghệ thuật múa dùng phương tiện gì ? - GV có thể minh họa động tác để HS nhận biết. - Vậy âm nhạc dùng phương tiện gì để diễn tả ? - Âm nhạc có ý nghĩa như thế nào trong đời sống mỗi con người ? - GV cho HS nghe một vài bài hát : +“Làng tôi” Văn Cao. +“NhạcRừng”Hoàng Việt +“The swan Late” Traicôpxki. - GV giới thiệu 3 phân môn sẽ học ở ch.trình âm nhạc 6. - GV treo bản nhạc bài hát “ Quốc ca “ giới thiệu cho HS hiểu thế nào là kiến thức nhạc lý - GV cho HS ghi bài. *Hoạt động 1: Nhạc lí. - HS ghi bài. - HS nhận biết bằng: ngôn ngữ, cử chỉ, ký hiệu. - HS hiểu được: bằng hình ảnh đường nét, màu sắc để diễn tả. - HS hiểu được : bằng tư thế cử chỉ, động tác, hình tượng của cơ thể để diễn tả. - HS hiểu đựơc: âm nhạc dùng âm thanh để diễn tả tâm tư tình cảm của con người. - Âm nhạc đem lại cho con người những khóai cảm thẩm mỹ, thêm yêu cuộc sống, lao động. - HS nghe, cảm nhận, thưởng thức - HS nghe, ghi nhớ. - HS theo dõi , lắng nghe, thu thập kiến thức. - HS ghi bài. I. Sơ lược về nghệ thuật âm nhạc: - Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tâm tư tình cảm của con người. - Âm thanh trong dạng nhạc gồm có 2 loại: + Âm thanh của giọng hát (nhạc hát). + Âm thanh của các nhạc khí (nhạc đàn) - Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với con người . Nó là phương tiện để làm cho đời sống tinh thần con người thêm phong phú, càng thêm yêu cuộc sống, yêu lao động. - Ở trường THCS môn Âm nhạc gồm 3 phân môn : + Học hát +Nhạc lý, tập đọc nhạc. + Âm nhạc thường thức. 20’ *Hoạt động 2: Tập hát. - GV giới thiệu cho HS biết về nhạc sĩ Văn Cao và hoàn cảnh ra đời của bài hát “Quốc Ca”. - GV mở băng mẫu cho HS nghe. - GV nhắc nhở HS khi hát thể hiện đúng sắc thái tình cảm: nghiêm trang long trọng. - GV đàn và bắt nhịp. - GV chú ý lắng nghe, sửa sai cho HS ( tiết tấu móc giật ở câu nhạc: Đoàn quân Việt Nam đi....) - Giáo viên nhắc nhở những chỗ cần ngân dài ở cuối câu. - GV đàn, bắt nhịp. - GV chia dãy cho HS hát để kiểm tra. - GV cho HS hát lời 2. - GV dừng lại sửa sai (nếu có) * Hoạt động 3 : Củng cố - GV tổng hợp kiến thức phần I và II - GV chia dãy cho HS hát bài hát “ Quốc ca ” để kiểm tra. *Hoạt động 2: Tập hát. - HS ghi nhớ - HS hát. - HS thực hiện. - HS nhìn sách hát. - HS thực hiện theo sự chỉ huy của GV. - HS lắng nghe. HS thực hiện. Hoạt động 3 : HS lắng nghe -HS thực hiện II. Tập hát : Quốc Ca Nhạc và lời: Văn Cao 3. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (4’) - Học lời 2 của bài hát “Quốc Ca”. - GV hướng dẫn HS chép lời bài hát tiết 2. - Đọc thêm bài Âm nhạc ở quanh ta trong sách giáo khoa. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: