Tiết 18: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
I/Mục tiêu.
1/ Kiến thức.(chuẩn kiến thức)
a. Nhận biết :
- Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa(bán bảo toàn).
- Biết được chức năng của gen , cụ thể là gen cấu trúc
b. Thông hiểu :
- Hiểu được ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN trong di truyền.
- Viết được trình tự sắp xếp các nu trên mạch bổ sung khi biết mạch gốc của một đoạn phân tử ADN theo NTBS trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN.
- Phân tích được chức năng của ADN.
c. Vận dụng :
- Giải thích được sự hình thành của NST Kép.
- Tính toán được số ADN con sinh ra sau x lần nhân đôi liên tiếp.
- Tính toán được số nu mỗi loại, chiều dài, tổng số liên kết hiđro của phân tử ADN Khi biết được số lượng từng loại nu.
2/ Kĩ năng.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán.
3/ Thái độ.
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập.
Kĩ năng sống
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng thu thập tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu các nguyên tắt tự nhân đôi của ADN
Ngày soạn : 22/10/2017 Ngày dạy 27/10 27/10 28/10 28/10 28/10 30/10 30/10 3/11 Thứ 6 6 7 7 7 2 2 6 Tiết 3 4 2 3 4 3 5 5 Lớp 9/4 9/3 9/5 9/8 9/6 9/1 9/2 9/7 Tiết 18: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I/Mục tiêu. 1/ Kiến thức.(chuẩn kiến thức) a. Nhận biết : - Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa(bán bảo toàn). - Biết được chức năng của gen , cụ thể là gen cấu trúc b. Thông hiểu : - Hiểu được ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN trong di truyền. - Viết được trình tự sắp xếp các nu trên mạch bổ sung khi biết mạch gốc của một đoạn phân tử ADN theo NTBS trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN. - Phân tích được chức năng của ADN. c. Vận dụng : - Giải thích được sự hình thành của NST Kép. - Tính toán được số ADN con sinh ra sau x lần nhân đôi liên tiếp. - Tính toán được số nu mỗi loại, chiều dài, tổng số liên kết hiđro của phân tử ADN Khi biết được số lượng từng loại nu. 2/ Kĩ năng. - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán. 3/ Thái độ. Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập. Kĩ năng sống - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm - Kĩ năng thu thập tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu các nguyên tắt tự nhân đôi của ADN Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực làm việc nhóm - năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ - Năng lực tính toán, ứng dụng số - Năng lực tuy duy logic II/ Chuẩn bị. GV: Máy chiếu, phiếu học tập. HS: Xem trước bài III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học , kiểm tra đánh giá 1. Phương pháp dạy học : Hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, trực quan + vấn đáp 2. Kỹ thuật dạy học : Khăn trải bàn, động não, đặt câu hỏi. 3. Kiểm tra đánh giá : - Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các nhóm); - Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm. IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : Huy động kiến thức đã hoc, kinh nghiệm thực tiễn trong đời sống nhằm tạo mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức. * Sản phẩm: câu hỏi/vấn đề cần giải quyết. * Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi. Dẫn dắt hs vận dụng những kiến thức đã biết giải quyết một phần vấn đề và cần có thêm kiến thức để giải quyết nốt vấn đề . Từ đó làm xuất hiện mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức. *Tiến hành : 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (4’) - GV đặt câu hỏi : Phân biệt NST kép với NST đơn ? - HS trả lời : NST kép gồm 2 NST đơn giống nhau liên kết với nhau. - GV tiếp tục hỏi : Nguồn gốc của NST kép ? - HS trả lời : Do NST đơn tự nhân đôi - GV đặt câu hỏi Vậy vì sao NST đơn lại có khả năng nhân đôi tạo thành NST kép? - Ở câu hỏi thứ 3 này , hs sẽ không đủ kiến thức để trả lời nên nhiều khả năng các em không có câu trả lời hoặc trả lời sai. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới ( Chú ý : Giaso viên không nhận xét đánh giá câu trả lời thứ 3 của hs là đúng hay sai ) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của HS để chuẩn bị học kiến thức/kĩ năng mới nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của HS; tạo được mâu thuẫn nhận thức. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của HS và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. *Đánh giá tình huống/nhiệm vụ mở đầu: Hoạt động khởi động đã thể hiện được: - HS có thể giải quyết một phần và phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ - Tạo được mâu thuẩn nhận thức *Vì vậy hoạt động này được xếp vào Mức 2 B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Hoạt động 1 : Tìm hiểu các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của AND * Mục tiêu : Biết được quá trình tự nhân đôi của ADN và ý nghĩa của quá trình này. Hiểu được ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào ? Giải thích được nguyên nhân của sự hình thành. * Sản phẩm: Kết quả hoạt động kỹ thuật khăn trải bàn. * Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não. GV yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập, cử nhóm trưởng , thư ký để bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ học tập Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ Nội dung 1: Tìm hiểu các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN - GV : Chiếu sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN yêu cầu cả lớp cùng quan sát - GV yêu cầu hs thảo luận theo nhóm hoàn thành 5 câu hỏi Câu 1 : Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch cả ADN. Câu 2 :Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nucleotit nào liên kết với nhau thành từng cặp. Câu 3 : Sự hình thành mạch mới ở 2 AND con diễn ra như thế nào. Câu 4 : Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ. Câu 5 : Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào ? - GV yêu cầu từng nhóm hs báo cáo nhiệm vụ học tập , GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét, tương tác lẫn nhau trước khi đưa ra nhận xét cho từng câu. - Gv: Cần nhấn mạnh: + Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào,tại các NST ở kì trung gian. + Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách dần và các nucletit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nucletit trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới. + Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắt: Dựa theo mạch khuôn của ADN mẹ, các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắt: A – T, G – T. nguyên tắt giữ lại 1 nửa( bán bảo toàn). nhờ đó 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận - GV chốt lại kiến thức Giải quyết tình huống ban đầu : Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của tự nhân đôi của NST.Đây là cơ sở hình thành NST kép từ các NST đơn I/ AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? - HS quan sát thu nhận thông tin - Hs trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến - HS báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét đánh giá lẫn nhau Câu 1: Diễn ra trên 2 mạch Câu 2: Các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X. Câu 3: Mạch mới được hình thành dần dần dựa theo mạch khuôn của ADN mẹ và theo chiều ngược nhau Câu 4: Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ Câu 5 :Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc là NTBS ( A-T và G-X ) nguyên tắc giữ lại một nửa ( Bán bảo toàn ) - HS rút ra kết luận Sản phẩm cần đạt được - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa. nhờ đó 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. 7’ Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất và chức năng của gen Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Chúng ta đã biết gen nằm trên NST còn bản chất của NST chính là ADN . Vậy giưa gen và ADN có mối liên quan gì ? Từ đó cho thấy bản chất của gen là gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung thứ 2 : Bản chất của gen *Mục tiêu: - Hiểu được bản chất hóa học của gen chính là ADN - Biết được mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn của phân tử ADN , Có chứa năng lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protein * Sản phẩm: Bản chất hóa học của gen và chức năng của gen ( gen cấu trúc ) * Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật chia nhóm - Gv: Y/c hs mỗi nhóm tìm hiểu thông tin sgk , thảo luận trả lời 2 câu hỏi : Câu 1 : Gen và ADN có mối liên quan gì với nhau ? Câu 2 : Cho biết bản chất hoá học của gen. Câu 3 : Nêu chức năng của gen ( gen cấu trúc ). - GV yêu cầu từng nhóm hs báo cáo nhiệm vụ học tập , GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét, tương tác lẫn nhau trước khi đưa ra nhận xét cho từng câu. GV nhấn mạnh thêm: - Gen (nhân tố di truyền). Các nhà khoa học đã xác định gen nằm trên NST và bản chất hoá học của gen chủ yếu là ADN. Có nghĩa là ADN được cấu tạo từ các nguyên tố là C,H,O,N và P hay ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều dơn phân là các nucleoit thuộc 4 loại là A,T,G,X thì gen cũng có cấu tạo giống như vậy. - Trung bình mỗi gen mỗi gen gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nu có trình tự xác định. - Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen. Thí dụ: Ruồi giấm có khoảng 4000 gen, ở người có khoảng 3,5 vạn gen. Các gen này đều được phân bố trên NST. - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận. - GV chuẩn xác kiến thức II/ Bản chất của gen - HS: Tự thu nhận thông tin, thảo luận, thống nhất kết quả - HS báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét đánh giá lẫn nhau Câu 1 : Gen chính là 1 đoạn của phân tử ADN Câu 2 : Bản chất hoá học của gen là ADN Câu 3 : Lưu giữ thông tin, qui định cấu trúc prôtêin Sản phẩm cần đạt được - Bản chất hoá học của gen là ADN - Mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của ADN, lưu giữ thông tin qui định cấu trúc của 1 loại prôtêin 4’ Nội dung 3: Tìm hiệu chức năng của AND Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Chúng ta đã biết chức năng của NST cũng như chức năng của gen. Vậy chức năng của ADN LÀ GÌ ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung thứ 3 : Chức năng của ADN *Mục tiêu: - Biết được ADN có hai chứa năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền . - Hiểu được nguyên nhân từ đâu mà ADN thực hiện được chức năng đó. * Sản phẩm: Chức năng của ADN * Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật chia nhóm( Cặp đôi) - Gv: Y/c hs mỗi nhóm tìm hiểu thông tin sgk , thảo luận trả lời 2 câu hỏi : Câu 1 : Đặc điểm nào giúp ADN lưu giữ thông tin di truyền ? Câu 2 : Đặc điểm nào giúp ADN truyền đạt thông tin di truyền ? - GV yêu cầu từng nhóm hs báo cáo nhiệm vụ học tập , GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét, tương tác lẫn nhau trước khi đưa ra nhận xét cho từng câu. - Gv: Bản chất hoá học của gen là ADN. Vì vậy ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin.chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì đặc tính của từng loại ổn định qua các thế hệ. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về chức năng của ADN - GV nhận xét , chuẩn xác kiến thức III/ Chức năng của ADN - HS: Tự thu nhận thông tin, thảo luận, thống nhất kết quả - HS báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét đánh giá lẫn nhau Câu 1 : ADN là cấu trúc mang gen, mà gen chứa thông tin di truyền nghĩa là ADN chứa thông tin di truyền. Câu 2 : Nhờ hoạt động tự nhân đôi của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST tiếp theo là sự phân li - HS rút ra kết luận Sản phẩm cần đạt được - ADN có 2 chức năng quan trọng + Lưu giữ thông tin di truyền + Truyền đạt thông tin di truyền Mức 1 Mức 2 Mức 3 Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thểcho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới. Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để HS tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. - NHẬN XÉT: HĐ đã thể hiện được: + Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình (thông qua hình và video) gắn với vấn đề cần giải quyết + Kênh hình có liên quan đến câu hỏi chính của bài để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề của bài học. Vì vậy hoạt động này được xếp vào Mức 3 3’ C: Luyện tập * Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải bài tập. * Sản phẩm: Đáp án trả lời * Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kỳ trung gian. b. yỳ đầu. c. kỳ giữa. d. kỳ sau. e. kỳ cuối. Câu 2 : ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là vì : Có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu. Có trình tự các nu đặc trưng cho loài. Có số lượng không đổi qua giảm phân và thụ tinh. Có khối lượng không đổi qua giảm phân và thụ tinh. Câu 3 : Có một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu ? 6. b. 7. c. 8. d. 9. Đáp án : Câu 1 : a ; Câu 2 : a ; Câu 3 : c Mức 1 Mức 2 Mức 3 Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. NHẬN XÉT: HĐ đã thể hiện được: Câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, bài tập có mục đích cụ thể và đã rèn luyện được các kiến thức, kĩ năng cụ thể. Vì vậy hoạt động này được xếp vào Mức 3 7’ D. Vận dụng – tìm tòi * Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập. *Sản phẩm: Bài giải của nhóm hs thể hiên trong phiếu học tập. * Cách thức thực hiện: Thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu học tập theo hướng dẫn của GV. Bài tập 1 : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau : Mạch 1: - A-T-G-X-T-A-G-T-X- Mạch 2: - T-A-X-G-A-T-X-A-G- Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con tạo thành Hướng dẫn hs giải bài tập : Đáp án : - A-T-G-X-T-A-G-T-X- - A-T-G-X-T-A-G-T-X- Và -T-A-X-G-A-T-X-A-G- -T-A-X-G-A-T-X-A-G- Bài 2 : Một phân tử ADN có A = 1600 Nu và số nu loại X nhiều hơn gấp đôi số nu loại A Tính tổng số nu của phân tử ADN. Nếu phân tử AND đó tự nhân đôi liên tiếp 2 đợt thì môi trường nội bào cần cung cấp thêm bao nhiêu nu mỗi loại . Đáp án Theo NTBS : A = T = 1600 nu ; G = X = 2.A = 3200 nu Tổng số nu của phân tử ADN N = 2A + 2G = 2.1600 + 2. 3200 = 9600 nu Số vòng xoắn : N : 20 = 9600 : 20 = 480 vòng xoắn Số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp A = T = (22 – 1)600 = 1800 Nu G = X = (22 – 1)1200 = 3600 Nu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Có yêu cầu HS liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà HS phải thực hiện. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà HS phải thực hiện. Hướng dẫn để HS tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng. NHẬN XÉT: HĐ đã thể hiện được: Học sinh tự xác định được vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng Vì vậy hoạt động này được xếp vào Mức 3 3’ E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng * Mục tiêu: Tìm hiểu về xét nghiệm ADN *Sản phẩm: Bản báo cáo *Cách thức thực hiện: Tìm hiểu qua tài liệu/mạng/thực tế (Giáo viên khuyến khích HS thực hiện, kết quả thực hiện được trưng bày ở góc học tập của lớp) *Nhiệm vụ thực hiện: Bằng những hiểu biết thực tế, qua tìm hiểu thông tin trên sách, báo, đài truyền hình, mạng Itnet.. Hãy tìm hiểu cở sở khoa học của việc xét nghiệm ADN Nhiệm vụ Tìm hiểu việc xét nghiệm ADN Mục đích Cơ sở khoa học Kết luận Độ chính xác so với các phương pháp khác HĐ 5: Tìm tòi và mở rộng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng. NHẬN XÉT: HĐ đã thể hiện được: Học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm tìm tòi và mở rộng. Vì vậy hoạt động này được xếp vào Mức 3 HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP ( hướng dẫn về nhà ) (1’) - Học thuộc bài, là bài tập1,2,3, 4 trang 50 (Gv hướng dẫn) - Xem trước nội dung bài 17, kẽ bảng 17 vào vở bài tập Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .............................................................................................................................................. . ............................................................................................................................................................................................................................................................................. PHIẾU HỌC TẬP BÀI AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Tên nhóm :. Số thành viênNhóm trưởng.. Phiếu học tập số 1 Câu 1 : Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch cả ADN. Câu 2 :Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nucleotit nào liên kết với nhau thành từng cặp. Câu 3 : Sự hình thành mạch mới ở 2 AND con diễn ra như thế nào. . Câu 4 : Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ. Câu 5 : Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào ? .. Phiếu học tập số 2 Câu 1 : Gen và ADN có mối liên quan gì với nhau ? Câu 2 : Cho biết bản chất hoá học của gen. Câu 3 : Nêu chức năng của gen ( gen cấu trúc ). .. Phiếu học tập số 3 Câu 1 : Đặc điểm nào giúp ADN lưu giữ thông tin di truyền ? Câu 2 : Đặc điểm nào giúp ADN truyền đạt thông tin di truyền ? Phiếu học tập số 4 Bài tập 1 : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau : Mạch 1: - A-T-G-X-T-A-G-T-X- Mạch 2: - T-A-X-G-A-T-X-A-G- Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con tạo thành ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài 2 : Một phân tử ADN có A = 1600 Nu và số nu loại X nhiều hơn gấp đôi số nu loại A Tính tổng số nu của phân tử ADN. Nếu phân tử AND đó tự nhân đôi liên tiếp 2 đợt thì môi trường nội bào cần cung cấp thêm bao nhiêu nu mỗi loại . Giải
Tài liệu đính kèm: