Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 7, 8

I.Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

3. Thái độ:

 - Học tập hăng say, tích cực, ham học hỏi.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, sgk, bảng phấn, ĐDDH .

- Học sinh: sách, vở, dụng cụ học tập.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14/09/2014
Tuần: 04
Ngày dạy: 20/09/2014
Lớp: 6C, 6A, 6B
Tiết: 7
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
3. Thái độ:
	- Học tập hăng say, tích cực, ham học hỏi.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, bảng phấn, ĐDDH ...
- Học sinh: sách, vở, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
 3. Bài mới:
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin:
- Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính: 
Input (thông tin, các chương trình)
Xử lí và lưu giữ 
Output (văn bản, âm thanh, hình ảnh)
+ Input: bàn phím, chuột
+ Xử lý: CPU
 + Output: màn hình, máy in, loa
- Máy tính là một công cụ xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
4. Phần mềm và phân loại phần mềm:
a, Phần mềm là gì ?
- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
b, Phân loại phần mềm: Gồm 2 loại chính: 
- Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính hoạt động nhịp nhàng và chính xác. Và quan trọng nhất là hệ điều hành.
- VD: Hệ điều hành DOS, Windows 98, Windows XP
- Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
- VD: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ, 
- Chúng ta có quá trình xử lý thông tin gồm 3 bước có các bộ phận tương ứng như hình 
vẽ
- GVGG về mô hình.
- Ghi bảng
- Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
- Máy tính có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: học tập, giải trí, công việc văn phòng, tính toán, công tác quản lí, liên lạc chính là nhờ các phân mềm. Con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn. Vậy phần mềm là gì? Nó khác phần cứng như thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi và đưa ra câu trả lời
- Nếu không có phần mềm máy tính có hoạt động được không? Màn hình sẽ như thế nào?
- Phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.
- Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính và quan trọng nhất là các hệ điều hành như: DOS, WINDOWS XP...Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. VD: phần mềm soạn thảo, phần mềm đồ hoạ
- Em hãy nêu một số VD về các chương trình (phần mềm) mà em biết hoặc em thường sử dụng ?
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý ghi chép
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Dựa vào sgk trả lời.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Ghi chép
- HS cho một số VD
4. Củng cố:
	- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5. Hướng dẫn tự học:
a, Bài vừa học :
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
- Đọc bài đọc thêm 3 “ Von Neumann – Cha đẻ của kiến trúc máy tính điện tử”
b, Bài sắp học : 
	- Đọc trước bài thực hành 1 chuẩn bị cho tiết sau.
 Ngày soạn: 21/09/2014
Tuần: 05
Ngày dạy: 23/09/2014
Lớp: 6A, 6B, 6C
Tiết: 8 
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
2. Kĩ năng:
- Biết cách bật, tắt máy tính.
- Biết các thao tác cơ bản với bàn phím, chuột.
3. Thái độ:
	- Chăm chỉ, nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, phòng máy, ...
- Học sinh: sách, vở, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
	Kết hợp trong quá trình thực hành.
 3. Bài mới:
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân.
a, Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản: 
- Bàn phím
- Chuột: 
b, Thân máy tính..
- Bao gồm: bộ vi xử lí (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điệnđược gắn trên một bảng mạch gọi là bảng mạch chủ.
c, Các thiết bị xuất dữ liệu.
- Màn hình.
- Máy in
- Loa
- Ổ ghi CD/DVD
d, Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
- Đĩa cứng, CD, DVD,USB,...
f, Các bộ phận cấu thành một máy tính để bàn:
2. Bật máy tính:
- Bật công tắc trên thân CPU.
- Bật công tắc trên màn hình.
3. Làm quen với bàn phím và chuột.
4. Tắt máy tính.
- Bước 1: Nháy chuột vào nút Start.
- Bước 2: Nháy chuột vào nút Turn off Computer, rồi chọn Turn Off.
- Phân nhóm HS vào từng máy (Theo danh sách).
- Chỉ cho học sinh các bộ phận cơ bản của máy tính.
- Em hãy nêu các bộ phận cơ bản của máy tính mà em quan sát thấy?
- Em hãy kể tên các thiết bị nhập dữ liệu ?
- Em hãy kể tên các thiết bị xuất dữ liệu ?
- Hướng dẫn HS cách khởi động máy tính.
- Sau khi khởi động em đã quan sát thấy màn hình có những hiện tượng gì ?
- Chỉ ra các khu vực của bàn phím.
- Mở chương trình Notepad, yêu cầu HS gõ một vài phím.
- Giải thích công dụng của các phím chức năng: Shift, Alt, Ctrl
- Giới thiệu bước đầu về chuột máy tính, cho học sinh di chuyển chuột 
- Hướng dẫn HS cách tắt máy tính.
- Ổn định vị trí
- Nhận biết các bộ phận cơ bản của máy tính.
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- Quan sát và lắng nghe.
- Tiến hành khởi động máy và quan sát. 
- Quan sát trên màn hình và trả lời.
- Chú ý theo dõi và quan sát.
- Thực hành theo yêu cầu.
- Thực hiện di chuyển chuột.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV, quan sát sự thay đổi của máy tính khi kết thúc.
4. Củng cố:
- Nhắc nhở và sửa sai trong quá trình thực hành.
5. Hướng dẫn tự học:
a, Bài vừa học :
- Ôn lại các nội dung trong bài vừa thực hành.
b, Bài sắp học : 
	- Đọc trước bài 5: Luyện tập chuột.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Tiet_7_MAY_TINH_VA_PHAN_MEM_MAY_TINH_tt.doc